Vai trò di tích lịch sử, văn hóa đối vói việc phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp khai thác hiệu quả các di tích lịch sử, văn hóa phát triển du lịch tỉnh bình dương (Trang 27 - 30)

6. Bố cục đề tài

1.2. Di tích lịch sử, văn hóa

1.2.2. Vai trò di tích lịch sử, văn hóa đối vói việc phát triển du lịch

Cùng với sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội, đời sống vật chất của con người ngày càng cải thiện và đầy đủ hơn, nhu cầu con người cũng trở nên đa dạng và việc nâng cao đời sống tinh thần trở thành tất yếu. Con người luôn luôn có nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới đặc biệt là những giá trị về tự nhiên, văn hóa, xã hội của các nền văn minh khác nhau, đây là động lực thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ. Những lãnh thổ có nền văn hóa lâu đời, bề dày lịch sử, đa dạng các công trình văn hóa, di tích có sức thu hút mạnh đối với du khách. Theo số liệu từ Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), du lịch hướng tới các giá trị di sản văn hóa lịch sử đã gia tăng mạnh mẽ và đang được nhân rộng trên thế giới. Hiện nay, di sản là yếu tố quan trọng, là đích đến của khoảng 40% các chuyến du lịch quốc tế.

TNDL nhân văn là một thành phần quan trọng của TNDL nói chung, đã được xác định trong Luật Du lịch Việt Nam (2005) gồm “truyền thống văn hóa, các yếu tổ văn hóa,, văn nghệ dãn gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cô, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hỏa vật thê, phi vật thể khác có thê được sử dụng phục vụ mục đích du lịch ", Định nghĩa đã cho thấy, DTLS, VH là một thành phần cơ bản tạo nên TNDL nhân văn và có mối quan hệ chặt chẽ với các TNDL khác. Các giá trị, thành tựu, công trình văn hóa của dân tộc luôn gắn liền chặt chẽ với những tài nguyên khác như cảnh quan thiên nhiên, làm tăng cảm xúc thẩm mỹ của du khách trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Những tài nguyên phi vật thể như lễ hội cũng chỉ phát huy được giá trị của nó khi gắn liền với bề dày văn hóa lịch sử của các di tích. Những lễ hội lớn tại các diêm DTLS, VH thường thu hút lượng lớn khách tham quan

thưởng ngoạn, lễ bái hay cầu phúc...Những di tích đó luôn chứa đựng trong nó những giá trị vô hình, nơi con người gửi gắm đức tin và tôn thờ một đấng thiêng liêng nào đó, là không gian văn hóa cho nhân dân trong những ngày lễ hội truyền thống, lễ hội tôn giáo. Những di tích lịch sử cách mạng là nơi hướng mọi người tìm về cội nguồn, quá khứ hào hùng dân tộc, giáo dục truyền thống cho giới trẻ. Những giá trị các DTLS, VH đã tạo nên bản lĩnh, tính bền vững mỗi dân tộc, tạo nên sức mạnh cộng đồng to lớn. số lượng và chủng loại DTLS, VH vô cùng phong phú của nước ta đã tạo nên nguồn TNDL đa dạng, đặc đắc, thu hút mạnh mẽ du khách trong và ngoài nước. Thực tế cho thấy, TNDL càng phong phú đặc sắc thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao.

Có thể thấy, DTLS, VH vừa tạo ra giá trị kinh tế gián tiếp với tư cách tài nguyên để ngành du lịch và các ngành kinh tế, dịch vụ khác khai thác, trở thành hình ảnh quáng bá nền văn hóa dân tộc có hiệu quả vừa tạo ra nguồn thu trực tiếp thông qua hình thức bán vé vào tham quan.

1.2.2.2. Di tích lịch sử, văn hóa ảnh hưởng đến việc hình thành sản phẩm du lịch

TNDL có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành sản phàm du lịch. Đồng thời, sản phẩm du lịch là nhân tố chi phối đối với du khách khi lựa chọn địa điếm tham quan. Những địa phương tập trung nhiều DTLS, VH có thế mạnh trong phát triển các sản phẩm như du lịch văn hóa, du lịch tham quan, nghiên cứu. số lượng di tích, xếp hạng di tích, mật độ di tích trên lãnh thổ...là những yếu tố quan trọng khi đánh giá sức hút địa phương. Xã hội càng phát triển, con người có trình độ hiêu biết càng cao và khoảng cách giữa các quốc gia ở nên gần gũi đã tạo điều kiện cho con người có cơ hội tìm hiểu nền vãn hóa lẫn nhau. Khi con người đã khám phá hầu hết mọi miền tự nhiên trên trái đất thì nền văn hóa của các dân tộc vẫn còn chứa đựng rất nhiều bí ẩn. Con người luôn luôn có nhu cầu tìm hiểu những nền văn hóa độc đáo

khác biệt với nền văn hóa của dân tộc họ. Những điểm đến được ưa thích là các công trình văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, lịch sử mang giá trị cao, đại điện cho sự phát triển một thời kỳ, giai đoạn lịch sử loài người. Vì vậy, các DTLS, VH đều chứa đựng những nội dung riêng, không trùng lặp, luôn gắn liền với các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể hiện ước mơ, khát vọng của con người trên mọi vùng miền Tô quốc. Cái đẹp, những giá trị hấp dẫn của DTLS, VH không thể truyền tải hết qua hình thức, cái vỏ kiến trúc bên ngoài. Người thưởng thức tùy trình độ, văn hóa dân tộc, tôn giáo...sẽ có cảm nhận khác biệt về các giá trị của DTLS, VH. Phần lớn, những sản phẩm du lịch này thường có sức thu hút đặc biệt đối với du khách có trình độ cao, ham hiểu biết. Vì vậy, cách thức khai khác tương đối khác so với tài nguyên thiên nhiên, tác dụng nhận thức nhiều hơn, tác

dụng giải trí không điển hình hoặc có ý nghĩa thứ yếu. Tuy nhiên, những tài nguyên có giá trị văn hóa còn thu hút nhiều khách đi du lịch với các mục đích khác, ở các lĩnh vực khác và từ nơi khác đến. Hầu hết tất cả khách du lịch ở trình độ văn hóa trung bình đều có thể thưởng thức các giá trị văn hóa của đất nước đến thăm. Những địa điểm có các DTLS, VH nổi tiếng hoặc tổ chức các hoạt động văn hóa đều thu hút đông khách tham quan. Vì vậy, tố chức các hoạt động văn hóa gắn liền với các DTLS, VH sẽ là hướng phát triển sản phấm du lịch hấp dẫn du khách.

Phần lớn loại tài nguyên này không có tính mùa, không phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, vì vậy, hoạt động du lịch có thể diễn ra gần như liên tục quanh năm, tạo điều kiện lợi nhuận cho ngành cũng như nguồn thu cho kinh tế địa phương, quốc gia.

Đồng thời, nguồn TNDL cụ thể là hệ thống DTLS, VH được xem như một căn cứ khi xây dựng chiến lược phát triển du lịch cho địa phương, quốc gia. Xác định đúng giá trị tài nguyên, sản phàm du lịch đặc trưng của vùng sẽ giúp cho việc định hướng phát triển du lịch của vùng có hiệu quả hơn.

1.2.2.3. Di tích lịch sử, văn hóa ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ du lịch

DTLS, VH là nhân tố ảnh hưởng cơ cấu và chuyên môn hóa của vùng du lịch. Thông thường, mỗi DTLS, VH được xem là một điểm du lịch. Trên lãnh thổ tập trung nhiều những di tích có khả năng thu hút khách du lịch có điều kiện đẻ xây dụng thành trung tâm du lịch, trở thành những nhân tố quan trọng trong tạo vùng du lịch. Đê xây dựng lãnh thổ du lịch, TNDL trong đó có hệ thống DTLS, VH trở thành nhân tố quan trọng không thể thiếu. TNDL nổi trội ảnh hưởng đến hướng chuyên môn hóa vùng du lịch, những nơi có nguồn tài nguyên nhân văn đa dạng, giá trị thích hợp phát triển du lịch văn hóa; ngược lại với thế mạnh tài nguyên tự nhiên sẽ có lợi thế trong phát triển du lịch nghỉ dưỡng, tham quan...Hệ thống DTLS, VH đa dạng góp phần tạo nên cơ cấu sản phẩm du lịch của vùng đa dạng hơn.

Sự phân bố các DTLS, VH còn ảnh hưởng đến việc xây dựng tuyến điếm du lịch, cách khai thác và hoạt động du lịch. Dựa trên khả năng thu hút khách du lịch, quy mô tiếp đón khách, vị trí điểm di tích so với trung tâm du lịch, đầu mối giao thông...tuyến du lịch phải được xây dựng phù hợp sao cho đạt hiệu quả khai thác cao nhất. Thông thường, các DTLS, VH thường tập trung ở nơi dân cư đông đúc, giao thông thuận tiện vì vậy khi khai thác có thể tận dụng cơ sở hạ tầng trong dân cư, không cần xây dựng mới đồng thời việc tiếp cận các điểm du lịch này trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Ngoại trừ loại hình du lịch nghiên cứu, phần lớn du lịch tham quan các di tích lịch sử diễn ra trong thời gian ngắn đòi hỏi việc xây dựng lộ trình du lịch phải tính toán

khoa học và phải kết hợp với các tài nguyên khác trên lãnh thổ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp khai thác hiệu quả các di tích lịch sử, văn hóa phát triển du lịch tỉnh bình dương (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w