Các điểm du lịch di tích lịch sử, văn hóa đã đưa vào khai thác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp khai thác hiệu quả các di tích lịch sử, văn hóa phát triển du lịch tỉnh bình dương (Trang 71 - 75)

BẢN ĐỐ PHÂN BỐ DI TÍCH CẤP QUỐC GIA VÀ CÃP TỈNH, TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.4. Thực trạng khai thác di tích lịch sử, văn hóa phục vụ phát triển du lịch ỏ' Bình Duong

2.4.1. Các điểm du lịch di tích lịch sử, văn hóa đã đưa vào khai thác

Theo báo cáo của BQLDT&DT tỉnh Bình Dương, trong hệ thống 11 di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, hiện nay đã xây dựng hoàn thiện và đưa vào phục vụ chính thức khách tham quan 7 di tích (di tích lịch sử nhà tù Phú Lợi; di tích lịch sử Sở Chỉ huy Tiền phương Chiến dịch Hồ Chỉ Minh; lịch sử và kiến trúc nghệ thuật chùa Hội Khánh; kiến trúc nghệ thuật đĩnh Phủ Long; kiến trúc nghệ thuật đình Tân An; lịch sử kiến trúc nghệ thuật nhà cò ông Trần Văn Hổ (tự Đẩu); lịch sử kiến trúc nghệ thuật nhà cổ ông Trần Công Vàng'). Còn 4 di tích còn lại đang tiến hành trùng tu, tôn tạo, đang triến khai dự án như: Di tích Tam Giác sắt, khảo cổ Dốc Chùa, khảo cố Cù lao Rùa, chiến khu Đ trong đó có di tích Tam Giác Sat, chiến khu Đ có các công trình cơ bản hoàn thành, khách có thể tham quan. Đối với hai di tích khảo cố, hiện nay vẫn đang trong giai đoạn xây dựng, chưa phù hợp để du khách tham quan.

Ở hệ thống xếp loại cấp tỉnh, tính đến tháng 4 năm 2015, Bình Dương có 39 DTLS, VH cấp tỉnh [2], Những di tích đánh dấu nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng, chứa đựng nhiều giá trị LS, VH đói với địa phương, đây là nguồn tài nguyên tiềm năng để phát triển du lịch.

Theo thống kê của BQLDT&DT, toàn tỉnh hiện nay có 32 DTLS, VH có khả năng khai thác phát triển du lịch [bảng 2.5],

Bảng 2.5: Các DTLS, VH cấp tỉnh có khả năng khai thác du lịch

STT Di tích STT Di tích

1 Đình Phú Cường (Bà Lụa) 17 Mộ Võ Văn Vân

2 Nhà cổ Đỗ Cao Thứa 18 Đình thần - Dinh ông Ngãi Thắng 3 Nhà cổ Nguyễn Tri Quang 19 Vườn cây cao su thời Pháp thuộc

4 Miếu Mộc Tổ 20 Đình thần Dầu Tiếng

5 Chùa Hưng Long (Bà Thao) 21 Đình Thần Bình An

71

6 Dinh tỉnh trưởng tỉnh Phước

Thành 22

Khu căn cứ cách mạng Vườn Trầu

7 Căn cứ cách mạng Rừng Kiến An

23 Miếu Bà đất cuốc

8 Đình An Sơn 24 Đình thần Dĩ An

9 Chùa tổ Long Hưng (Tổ Đỉa) 25 Địa điểm lần đầu tiên Mỹ rải bom B52 tại Việt nam

10 Mộ cổ Đức Ông Trần Thượng Xuyên

26 Chiến Khu Thuận An Hòa

11 Trường Kỹ Thuật Bình Dương 27 Di tích Cầu Sông Bé

12 Lò Lu Đại Hưng 28 Chiến thăng Bàu Bàng

13 Chiến thắng tháp canh cầu Bà Kiên

39 Nhà máy xe lửa Dĩ An

14 Chùa Bửu Phước 30 Chùa Hoa Nghiêm

15 Đình Tương Bình Hiệp 31 Suối Mạch Máng (Suối Sọ)

16 Đình Tân Trạch 32 Đen Bình Nhâm

Nguồn: BQLDT&DT tỉnh Bình Dương Kết quả báo cáo cho thấy số lượng các DTLS, VH có khả năng khai thác phục vụ du lịch lớn. Phân nhóm các DTLS, VH cũng khá đa dạng. Có nhóm các di tích lịch sử cách mạng, nhóm các di tích kiến trúc nghệ thuật, lịch sử kiến trúc nghệ thuật. Khai thác TNDL của hệ thống DTLS, VH cấp tỉnh sẽ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển du lịch tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, để đánh giá được tiềm năng và khai thác được hệ thống DTLS, VH đòi hỏi quá trình nghiên cứu lâu dài và ở quy mô lớn.

Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài khảo sát và đánh giá hệ thống 11 DTLS, VH cấp quốc gia. Ngoài hai điểm di tích khảo cổ đóng cửa hoàn toàn do xây dựng, những di tích còn

72

lại đều có khả năng phục vụ tham quan quanh năm. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, số lượng khách đến tham quan các DTLS, VH không được thống kê cụ thể ngoài di tích nhà tù Phú Lợi. Theo kết quả PVS, 2015, ông Nguyễn Văn Thủy (Trưởng BQLDT&DT), cho biết, chỉ có thống kê khách du lịch đến di tích nhà tù Phú Lợi, năm 2014 là 50.000 du khách.

Vì vậy, việc đánh giá khai thác hoạt động du lịch ở các điểm DTLS, VH chủ yếu dựa trên kết quả khảo sát thực tế nhóm nghiên cứu và PVS cán bộ quản lý các di tích. Trong thực tế, hoạt động du lịch ở các DTLS, VH hầu như chưa phát triển và ổn định, khả năng thu hút được khách du lịch đến tham quan còn thấp.

Bảng 2.6: Tình hình khai thác các điểm DTLS, VH

STT Điểm di tích Hiện trạng mỏ’ cửa tham

quan

Yêu cầu được vào tham quan

Tình hình khách tham quan

1 Nhà tù Phú Lợi Quanh năm Không Thường xuyên

2 Chùa Hội Khánh Quanh năm Không Thường xuyên

3 Nhà cổ Trần Công Vàng

Quanh năm Có giấy giới thiệu

Thưa thớt

4 Nhà cổ Trần Văn Hổ

Phụ thuộc thời gian chủ nhà

Không Rất ít

5 Tam Giác sắt Đang trùng tu Không Thưa thớt

6

Khảo cổ học Dốc Chùa

Đang trùng tu

7 Đình Phú Long Quanh năm Không Thưa thớt, tập trung

dịp lễ hội 8 Khảo cổ học Cù lao

Rùa

Đang trùng tu

73

9 Sở chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh

Quanh năm Không Rất ít

10 Chiến khu Đ Đang trùng tu Không Thưa thớt

11 Đình Tân An Quanh năm Không Thưa thớt, tập trung

dịp lễ hội

Nguôn: Báo cáo BQLDT& DT và khảo sát của nhóm nghiên cứu

về thời gian mở cửa, các di tích đều mở cửa quanh năm, riêng với nhà cố Trần Văn Hổ phụ thuộc vào thời gian chủ gia đình. Đây là một thuận lọi cho khách tham quan các di tích. Ở hầu hết các di tích, không có điều kiện, yêu cầu gì đối với khách tham quan. Riêng ở nhà cổ Trần Công Vàng, do tình trạng mất cắp đã xảy ra, người quản lý di tích đã lớn tuổi khó bao quát và trong nhà cổ có rất nhiều hiện vật có giá trị nên để đảm bảo về an ninh, người quản lý yêu cầu phải có giấy giới thiệu đối với khách vào tham quan.

Khảo sát những địa điểm du khách đã ghé thăm trong 11 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, sự phân bố lượng khách đến cũng không đồng đều thể hiện phân hóa rõ rệt giữa các di tích về mức độ thu hút khách tham quan. Hai địa điểm di tích thu hút nhiều du khách nhất là chùa Hội Khánh (54.2%) và nhà tù Phú Lợi (50.3%), nguyên nhân chủ yếu do vị trí trung tâm, thuận tiện và mức độ nổi tiếng cao hon. Nhóm địa điểm thu hút khách tương đối thấp như Tam Giác sắt; chiến khu Đ, đình Phú Long, đình Tân An với tỷ lệ khoảng 20%. Đây là những di tích cách mạng, kiến trúc nghệ thuật tiêu biêu, quan trọng tuy nhiên tỷ lệ người đã tham quan còn thấp cho thấy việc quảng bá và khai thác phục vụ tham quan còn hạn chế, vị trí các di tích khá xa trung tâm. Nhóm có tỷ lệ khách đã tham quan rất thấp chủ yếu là di tích khảo cố học Cù lao Rùa (12,9%), Dốc Chùa (7,7%), Sở Chỉ huy Tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh (7,7%). Các di tích trên cách xa trung tâm, du khách thiếu thông tin hoặc đang trong đề án tôn tạo, bảo tồn nên rất ít khách tham quan. Đổi với các di tích lịch sử cách mạng, phần lớn chỉ có những đoàn khách với mục đích đặc thù như cựu chiến binh, học sinh, sinh viên...Hai di tích nhà cổ mặc dù nằm ngay vị trí trung tâm thành phố nhưng có số người tham quan khá thấp, dưới 20% cho thấy mức thu hút du khách còn rất hạn chế và chưa được nhiều du khách biết đến. Ngoài ra đối với phần lớn khách tham quan, hai di tích khảo cổ được hiểu là hai chùa ở ngay trong khu vực khảo cổ (chùa Long Sơn và chùa Khánh Sơn) vì vậy nhóm khách đi tham quan ở hai khu vực

74

này chỉ chủ yếu với mục đích tín ngưỡng, không liên quan đên nội dung khảo cổ. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, do đang trong quá trình xây dựng, khu vực các di tích khảo cổ không mở cửa và không có định hướng cụ thế cho khách tại địa điểm khảo cổ, chỉ có thể xác định vị trí bằng tấm bia chứng nhận, đồng thời các hiện vật sau khi khai quật đã được đưa đi nơi khác trưng bày nên ở đây hầu như không có công trình phục vụ tham quan.

Như vậy, các di tích lịch sử có thời gian khách đến tham quan không thường xuyên, tập trung nhiều vào các ngày lễ, ngày kỷ niệm các sự kiện. Riêng nhà tù Phú Lợi có thời gian tham quan thường xuyên hơn, nhiều nhất vào thứ bảy, chủ nhật hàng tuần. Đối với di tích chùa Hội Khánh do gắn liền với yếu tố tín ngưỡng, lượng khách đến khá đông và thường xuyên, nhất là vào các ngày lễ. Các di tích khác số lượng người tham quan rất ít và không thường xuyên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp khai thác hiệu quả các di tích lịch sử, văn hóa phát triển du lịch tỉnh bình dương (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w