6. Bố cục đề tài
1.3. Kinh nghiệm quốc tế trong bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và phát triển du lịch
đời sống văn hóa xã hội qua các thời kỳ lịch sử. Việc chuyển tải một cách sinh động, trung thực và hấp dẫn nhưng giá trị đó là công việc vô cùng khó khăn của ngành du lịch. Nếu việc khai thác các DTLS, VH không truyền tải được những giá trị phi vật thể của di tích, khách du lịch chỉ nhìn thấy được cái vỏ bên ngoài như kiến trúc, hình dạng, ngôn ngữ.. .nó vừa làm nghèo nàn các giá trị văn hóa dân tộc trước du khách vừa hạn chế tính đa dạng của du lịch. Như vậy, sự hấp dẫn các di tích không còn nữa, đồng thòi du lịch chỉ còn là phương thức giải trí, phục hồi sức khỏe, nghỉ ngơi mà giảm đi ý nghĩa của sự tự bồi dưỡng tâm hồn, tự giáo dục nhân cách, nâng cao và làm phong phú thêm thế giới tinh thần, tình cảm, thẩm mỹ của con người. Một số quốc gia trên thế giới đã đi trước Việt Nam rất lâu trong vấn đề bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa và đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, có rất ít những vấn đề bất cập nảy sinh trong chính sách và cơ chế bảo tồn, khai thác các DTLS, VH nói riêng và các di sản nói chung, tuy nhiên cách thức triển khai các quốc gia có một số khác biệt.
Ở Nhật Bản, hệ thống quản lý về bảo tồn di sản vãn hóa được hình thành từ những năm 1910 với việc ban hành luật Bảo tồn di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh tự nhiên; luật Bảo tồn nguồn tài nguyên quý hiếm quốc gia năm 1929. Ngoài ra có luật Bảo vệ tài sản Văn hóa năm 1950 (sửa đổi năm 1975) hệ thống các khu bảo tồn nằm trong nhà truyền thống cũng được giới thiệu, hệ thống này bao gồm các địa danh lịch sử như: làng chài, làng nghề truyền thống, cảng biển, đền chùa...Hiện tại hơn 100 địa danh đã được công nhận là khu di tích cổ quan trọng của Nhật Bản, đang trở thành những điểm du lịch nổi tiếng. Đen năm 1966, đã xây dựng luật đặc biệt bảo tồn khu vực lịch sử trong các các thành phố cổ. Vào những năm gần đây, trong bộ luật quy hoạch thành phố lịch sử năm 2008, vấn đề giữa phát triển vùng và bảo tồn di sản văn hóa có thể được giải quyết song song trong cùng một chính sách. Đất nước Nhật Bản cũng xây dựng bộ luật đất nước du lịch ban hành năm 2006, cơ quan du lịch thành lập năm 2008. Từ đó cho thấy, các biện pháp quản lý di sản văn hóa được thực hiện trước, các biện pháp du lịch được thực hiện ngay sau đó [61],
Nhìn chung, quá trình bảo tồn di sản văn hóa và du lịch Nhật Bản đã thực hiện và đạt được một số thành tựu quan trọng. Trước thập niên 70, nước Nhật đã hoàn thành khung chính sách về bảo tồn di sản văn hóa, thiết lập được hệ thống bảo vệ các tài sản văn hóa đồng thời hệ thống trợ cấp cho việc bảo tồn các tài sản văn hóa được triển khai. Nối tiếp, nhà nước đã có các chương trình nhằm sử dung các di sản văn hóa cho hoạt động du lịch. Các tòa nhà lịch sử được cải tạo và sử dụng như phương tiện du lịch.
Ý tưởng về việc phát triển kinh tế thông qua các hoạt động du lịch đã được quảng bá rộng rãi đến cộng đồng. Tiêu biểu có chiến dịch “Khám phá Nhật Bản” đã làm gia tăng nhanh chóng về số lượng về các chuyến viếng thăm và khám phá truyền thống Nhật Bản, hình ảnh các làng cổ được sử dụng làm băng rôn cho chiến dịch. Phân cấp các khu vực văn hóa quốc gia, định mức các khu vực du lịch như “Mức độ đặc biệt loại A”, “loại B”, xuất bản sách quảng bá du lịch đất nước...để kích thích động lực du lịch của cộng đồng. Các trường đại học khảo sát tại các tòa nhà lịch sử trước khi nhận diện ra các địa danh lịch sử nhằm phục vụ cho chương trình bảo tồn các địa danh lịch sử nơi có các tòa nhà lịch sử. Đồng thời, nhiều hội thảo quốc gia về việc bảo tồn lịch sử được tổ chức, các nhà khoa học thu thập và cung cấp cho các tố chức cộng đồng và cơ quan chính quyền địa phương, các cơ quan học hỏi lẫn nhau trong việc bảo tồn.
Đi đôi với việc bảo tồn, nước Nhật còn thực hiện việc chia sẽ lợi ích từ hoạt động du lịch với cộng đồng. Các cơ chế được đưa ra để tạo ra lợi nhuận du lịch với mục đích bảo vệ môi trường, phát triển cơ sở hạ tầng vùng miền nhằm hướng tới môi trường xã hội và môi trường sống tốt đẹp hơn. Những trung tâm du lịch đã được phát triển thông qua việc chuyển đổi các tòa nhà lịch sử thành các bảo tàng, nhà hàng, khách sạn để chào đón khách du lịch từ trong và ngoài khu vực. Như ờ thành phố Nagahama - Shiga Prefecture, một nhà kho cũ được cải tạo và sử dụng như một nhà trưng bày lớn, gần đây đã có hơn 2 triệu khách du lịch đã đến tham quan nhà trưng bày này.
Nhà nước đã khởi động nhiều hoạt động bảo tồn và du lịch cộng đồng, các khu vực bảo tồn và tòa nhà lịch sử được thương hiệu hóa, những địa danh lịch sửu được quảng bá như là các điểm đến du lịch. Nhờ sự tăng trưởng khách du lịch, các cộng đồng địa phương đã nhận ra giá trị và nét đẹp của môi trường sống, lịch sử của họ. Khách du lịch có thể trải nghiệm cuộc sống địa phương và du lịch tại diêm đến như là sống trong một cộng đồng cởi mở.
Dựa trên những thành tựu Nhật Bản, có thể rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong phát triển du lịch bền vững và phát huy các giá trị di sản:
- Hoạt động bảo tồn nên được quản lý tốt hơn để tiếp đón khách du lịch. Mô hình các điểm du lịch di sản văn hóa thành công bao gồm: Quản lý và bảo tồn hệ thống di sản văn hóa;
Duy trì chất lượng của di sản văn hóa đẻ thu hút du lịch; Nhận thức của cộng đồng địa phương và chính quyền về tầm quan trọng của bảo tồn với phát triển bền vững.
- Cân bằng mối quan hệ tốt đẹp giữa khách (du khách) và chủ (cộng đồng địa phương). Việc sử dụng một cách bền vững di sản sẽ làm phát triển hài hòa 3 mặt: Tái sinh các điều kiện
các điều kiện kinh tế xã hội; Nâng cao mức sống người dân; Bảo tồn được tài sản văn hóa.
Du lịch mang lại nguồn doanh thu cho cộng đồng địa phương và cộng đồng địa phương có thể sử dụng doanh thu đó cho việc bảo tồn và cải thiện đời sống từ đó mang lại phong cách sống độc đáo hơn thu hút du khách.
- Biến địa danh có chứa các di sản (làng, thị trấn) trở thành nơi hấp dẫn đe sinh sống hoặc tham quan. Du lịch bền vững cần hội đủ hai điều kiện: Thứ nhất người dân phải có các hoạt động đời sống năng động và phong phú. Chính vì vậy du khách có thể thưởng thức đời sống truyền thống nhưng không kém phần năng động cùa họ. Thứ hai, để phục vụ cho khách du lịch thì khu du lịch phải có những nơi đê du khách tham quan, ăn uống, vui chơi, đi bộ, để trải nghiệm bằng cách sử dụng di sản văn hóa và các TNDL địa phương. Vì vậy du khách có thể đồng thời vừa đi du lịch và trải nghiệm cuộc sống tại địa phương.
ở một số quốc gia châu Âu, vấn đề bảo tồn di sản cũng được quan tâm rất sớm và thực hiện rất nghiêm túc. Tiêu biểu là nước Pháp, một đất nước nôi tiếng với hệ thống phong phú các di sản văn hóa. Hiểu được điều này, nước Pháp luôn xây dựng hình ảnh đất nước không tách rời khỏi nền văn hóa Pháp. Đồng thời, sự có mặt và ủng hộ mạnh mẽ các tổ chức tư nhân và doanh nghiệp đã hỗ trợ rất lớn trong bảo tồn di sản văn hóa đất nước. Một số tổ chức tư nhân gẳn liền với các công trình hoặc bảo tàng và tham gia vào các hoạt động phục chế các công trình văn hóa.
Tài trợ tư nhân xuất hiện từ lâu trong lĩnh vực văn hóa và nhà nước ban hành đạo luật đê thiết lập khung pháp lý cho các hoạt động này.
Việc đầu tư bảo tồn song song với phát triển du lịch ở những thành phố cô là một điểm nhấn trong du lịch nước Pháp. Thành phô Quebec là một ví dụ điên hình. Nơi đây được ƯNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, đặc trưng bởi nét văn hóa giao lưu Pháp - Mỹ.
Mô hình giao thông truyền thống được giữ lại như xe ngựa. Khu phố thương mại cổ được tái hiện với nhiều quán ăn, cửa hàng. Các viện bảo tàng, khách sạn mini được xây dựng và cải tạo theo phong cách cố xưa. O thành phô còn có di sản tôn giáo - nhà thờ thánh Anne. Nhà thờ này được xây dựng từ năm 1658 nhằm tán dương công đức nữ thành Anne đã cứu vớt thủy thủ đi quan vùng này tránh khỏi những cơn bão. Thành phố đã sửa đổi biến nơi đây thành một bản sao của thành Jerusalem với con đường, thành quách và đồi Thánh giá, điều này thu hút du khách mọi nơi trên thế giới về hành hương. Các hoạt động văn hóa được tố chức định kỳ như liên hoan quốc tế, hội hè...thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến Quebec để vui chơi, giao lưu.