Các nhân tố kinh tế - xã hội, chính trị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp khai thác hiệu quả các di tích lịch sử, văn hóa phát triển du lịch tỉnh bình dương (Trang 47 - 56)

6. Bố cục đề tài

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc khai thác hiệu quả các di tích lịch sử, văn hóa phát triển du lịch tỉnh Bình Duong

2.2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội, chính trị

* Dãn cư

Quy mô dân số, mật độ dân số, phân bố dân cư, thành phần dân tộc, tôn giáo có ảnh hưởng đến phát triển du lịch, nhất là quy mô dân số. Bình Dương là tình có quy mô dân số khá lớn ở Đông Nam Bộ. Chỉ tính từ năm 2000 đến năm 2013, quy mô dân số Bình Dương đã tăng lên 2,4 lần. Quy mô dân số lớn và tăng nhanh là yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch, tạo ra lực lượng lao

động dồi dào và vừa là lực lượng tiêu thụ các sản phẩm của ngành du lịch.

Bảng 2.1: Quy mô dân sổ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 - 2013

Năm 2000 2003 2005 2008 2011 2013

Số dân (Nghìn người)

742,8 853,8 1.030,7 1.106,3 1.691,4 1.802,4

(Nguồn: Cục thống kê Bình Dương, 2014)

* Lao động

- Nguồn lao động: là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, trong đó có du lịch. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp, nguồn lao động của tỉnh cũng không ngừng tăng lên.

Bảng 2.2: Nguồn lao động tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 - 2013

Năm 2000 2003 2005 2008 2010 2013

Nguồn lao động

(Nghìn người) 422,3 584,3 692,3 757,5 1.237,5 1.433,1 (Nguồn: Cục thống kê Bình Dương, 2014)

Qua bảng trên, ta thấy trong vòng 13 năm nguồn lao động của tỉnh đã tăng lên hơn 3 lần, trong khi dân số chỉ tăng hơn 2 lần (bảng 2.1). Đây là một trong những thuận lợi về nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch của tỉnh. Sự gia tăng nguồn lao động này có đóng góp lớn của lực lượng lao động nhập cư từ các tỉnh khác đến Bình Dương.

- Nhãn lực cho du lịch: vấn đề nguồn nhân lực đáp ứng cho lĩnh vực du lịch hiện đang

được Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch chú trọng quan tâm. Hiện tại, nguồn nhân lực du lịch của tỉnh đang thiếu và yểu. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 2 cơ sở chính quy đào tạo nhân lực du lịch đó là trường Đại học Bình Dương và trường Trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật - Du lịch Bình Dương. Với hệ thống đào tạo còn khá mỏng đã dẫn tơi việc thiếu hụt nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Không chỉ yếu về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng mà lực lượng lao động du lịch còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, chưa theo kịp những đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, nhiều đon vị du lịch phải sử dụng nguồn nhân lực chưa qua đào tạo [36]. Hạn chê này đã kìm hãm đáng kể hiệu quả của việc khai thác các TNDL nói chung và DTLS, VH nói riêng ở tỉnh Bình Dưong, khiến cho nhiều điểm tài nguyên có tiềm năng lớn vẫn chưa được khai thác, phát triển tương xứng với tiềm năng.

2.2.2.2. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế

Trong giai đoạn 2000 - 2013, GDP của Bình Dương có sự gia tăng mạnh (tăng 15,7 lần), nhất là trong công nghiệp và dịch vụ, cơ cấu GDP theo ngành cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Sự phát triển này góp phần đáng kể trong việc tạo điều kiện thúc đẩy du lịch phát triển thông qua việc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, tăng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, mức thu nhập, thời gian rỗi...

Bảng 2.3: GDP theo ngành kinh tế tỉnh Bình Duong giai đoạn 2000 - 2013

Đon vị: tỉ đồng

m Khu vực

kinh tế

2000 2003 2005 2008 2010 2013

Tổng 6. 067 9.977,8 14.938,6 27.926,5 48.761,3 95.044

Nông - Lâm - Ngư 1.012,5 1.162,3 1.250,6 1.592,3 2.116,6 3.152 Công nghiệp - Xây dựng 3.524 6.202,3 9.492,8 18.099,3 30.719,1 58.341

Dịch vụ 1.530,5 2.613,2 4.195,4 8.234,9 15.875,6 33.551

(Nguồn: Cục thống kê Bình Dương, 2014) Trong vòng 13 năm GDP của tỉnh tăng hơn 15 lần, giá trị nông nghiệp tăng hơn 3 lần, công nghiệp - xây dụng tăng hơn 16 lần còn dịch vụ tăng hơn 21 lần. Cơ câu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. Năm 2000 tỷ trọng của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ lần lượt là 16,7%; 58,1%; 25,2% đên năm 2013 tỷ trọng của các ngành này lần lượt là 3,3%; 61,4%; 35,3%. Sự gia tăng và chuyên dịch của các ngành sản xuất đã làm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo ra nhiều sản phẩm, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng... làm nền tảng cho sự phát triên mạnh mẽ của ngành du lịch trong tỉnh. Sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp - xây dựng trong giai đoạn này chính là đòn bẫy nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống nhà hàng, khách sạn, đường giao thông... phục vụ tốt nhất các nhu cầu của du khách.

2.2.2.3. Nhu cầu nghỉ ngoi du lịch

Khoa học kĩ thuật phát triển đã giải phóng sức lao động của con người, năng suất lao động ngày càng cao Vì vậy, thu nhập và thời gian nhàn rỗi có xu hướng tăng. Ngoài nhu cầu vật chất, con người quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu tinh thần, nhất là nghỉ ngơi du lịch. Tuy không có số liệu nghiên cứu chính thức và chính xác vê số người có nhu cầu du lịch của tỉnh trong từng năm, nhưng sự gia tăng về số lượt khách du lịch, dịch vụ ăn uống, lưu trú, sự xuất hiện của các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng bán lẻ hàng hóa... ở các địa điểm du lịch là bằng chứng rõ nét về sự phát triển của nhu cầu du lịch của người dân trong và ngoài tỉnh.

2.2.2.4. Cách mạng khoa học kĩ thuật

Kẻ từ khi tái lập tỉnh vào năm 1997, nhờ các chủ trương đúng đắn, công nghiệp của tỉnh đã có bước phát triển vượt bậc. Sự có mặt của các dự án đầu tư nước ngoài với những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến đã thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh. Bên cạnh đó, sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật trong sản xuât cũng góp phần đáng kể trong việc nâng cao năng suất lao động, cải thiện thu nhập của người lao động [36]. Năm 1997, khi tái lập tỉnh, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 5,8 triệu đồng/năm đến năm 2013 thu nhập bình quân đầu người đã tăng 9,4 lần với 52,7 triệu đồng/năm. Sự tăng vọt về thu nhập của người dân trong thời gian qua làm tăng thêm khả năng thực tế tham gia hoạt động du lịch, tạo điều kiện cho du lịch có bước phát triển nhanh và vững chắc.

2.2.2.5. Đô thị hóa

Đô thị hóa có những đóng góp to lớn trong việc cải thiện điều kiện sống cho nhân dân về phương diện vật chất và văn hóa. Trình độ của người dân tăng lên làm nảy sinh ngày càng nhiều nhu cầu nhận thức, khám phá những nơi khác ngoài nơi ở và làm việc [36].

Là một địa phương có quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ, những năm gần đây Bình

Dương có tốc độ đô thị hóa thuộc vào loại cao trong cả nước.

Bảng 2.4: Co' cấu dân sổ phân theo thành thị và nông thôn tỉnh Bình Duong giai đoạn 2000 - 2013

Đon vị: %

Khu vực

Năm

2000 2003 2005 2008 2010 2013

Thành thị 30,26 30,16 30, 09 29,98 31,66 64,51

Nông thôn 69,74 69,84 69,91 70, 02 68,34 35,49

(Nguồn: Cục thổng kê Bĩnh Dương,2014)

Những năm đầu của quá trình công nghiệp hóa, tỉ lệ dân thành thị của tỉnh tăng chậm nhưng luôn ở mức cao hơn trung bình của cả nước. Từ năm 2010 đến nay, cùng với sự mở rộng về quy mô đô thị, tỉ lệ dân thành thị đã có bước tăng vọt, năm 2013 tỉ lệ dân thành thị đã cao gần gấp 2 lần dân nông thôn. Với tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, lối sống thành thị được mở rộng, nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của người dân ngày càng tăng lên, góp phần đáng kể vào việc tạo động lực cho sự phát triên của ngành du lịch.

2.2.2.6. Điều kiện sống

Nhờ những thành tựu của quá trình công nghiệp hóa mà điều kiện sống của đại bộ phận người dân của tỉnh Bình Dương được cải thiện đáng kể. Năm 1997, khi mới tái lập tỉnh, Bình Dương có thu nhập bình quân đầu người chỉ 5,8 triệu đồng/năm, đến năm 2005, tỉnh Bình Dương là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế xã hội và thu nhập bình quân đầu người, đạt 15,4 triệu đồng/năm (xấp xỉ l.OOOUSD/năm), năm 2009 con số này

tăng lên là 21,5 triệu đồng/năm và năm 2013 là 52,7 triệu đồng/người. Như vậy, từ năm 1997 đến năm 2013 thu nhập bình quân đầu người của Bình Dương có bước chuyển biến mạnh mẽ tăng 9,1 lần.

Bên cạnh sự gia tăng về thu nhập bình quân đầu người, chính sách đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh cũng được thực hiện khá tốt, tập trung nhiều nguồn lực đế chăm lo đời sổng người dân nhất là các đối tượng chính sách, công nhân và người lao động có thu nhập thấp.

Những thành tựu trên đã cải thiện và nâng cao đáng kẻ điều kiện sống của người dân, tạo điều kiện cho các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí được nhân rộng, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Bình Dương.

2.2.2.7. Thòi gian rỗi

Để đảm bảo sức khỏe và quyền lợi của người lao động, Bình Dương rất chú trọng đến các chế độ nghỉ lễ, nghỉ phép cho mọi tầng lớp lao động trên địa bàn tỉnh. Sở Lao động - Thương binh - Xã hội tỉnh kết hợp với các ban ngành, doanh nghiệp... ra các văn bản tuyên truyền, tổ chức các buổi tư vấn chuyên đề về chế độ nghỉ phép, lễ, tết trong năm đến toàn thể các đối tượng lao động đế người lao động nắm bắt rõ quyền và nghĩa vụ của mình theo luật lao động [36].

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, năng suất lao động trong các ngành kinh tế của tỉnh Bình Dương có bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, thời gian làm việc của người lao động vẫn còn cao, thời gian rỗi không tăng nhiều do đặc thù tham gia vào sản xuất công nghiệp. Vì lẽ đó, việc nghỉ ngơi, giải trí thường ít kéo dài, loại hình tham quan trong thời gian ngắn, phạm vi gần là một lựa chọn phù hợp cho hâu hêt người lao động trong tỉnh.

2.2.2.8. Các nhân tố chính trị

Ổn định về chính trị là nhân tố tạo điều kiện cho sự thông suốt trong hoạt động của ngành du lịch. Bên cạnh đó thông qua du lịch, nhất là loại hình du lịch tham quan các DTLS, VH, con người được bồi bổ thêm cái nhìn về giá trị của hòa bình. Hòa bình ở đây không chỉ là vấn đề về chính trị mà còn bao hàm cả sự ổn định về các vấn đề dân tộc và tôn giáo [36],

Là một tỉnh có nhiều dân tộc, tôn giáo, tỉ lệ dân nhập cư ngày càng tăng, phát sinh một số vấn đề xã hội do tác động tiêu cực của đô thị hóa nhưng Bình Dương luôn giữ vững được an nính xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút du khách thập phương đến tham quan, nghỉ dưỡng.

2.2.3. Co' sở hạ tầng và CO' sỏ' vật chất kĩ thuật 2.2.3.1. Co’ sỏ’ hạ tầng

* ưu điêm

Giao thông của tỉnh Bình Dương khá thuận tiện, có tuyến quốc lộ 13 và quốc lộ 14 xuyên suốt tỉnh, nhiều đường liên tỉnh nối liền các vùng, về giao thông công cộng, hiện nay tỉnh có 9 tuyến xe buýt hoạt động xuyên suốt tỉnh và các tỉnh lân cận. Ngoài ra, hệ thống đường sông cũng có giá trị giao thông lớn, có khả năng khai thác phục vụ du lịch. Đây là một thế mạnh để mọi tầng lớp du khách có thể tham quan các địa điểm du lịch một cách thuận tiện, dễ dàng với rất nhiều sự lựa chọn.

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, cơ sở hạ tầng của tỉnh không ngừng được mở rộng và nâng cấp. Ngày 5-6-2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành Quyết định số 81/2007/QĐ - TTg phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2015 - 2020”. Theo quy hoạch, kết cấu hạ tầng kỹ thuật mà chủ yếu là giao thông phát triển đường bộ theo hướng kết nối với hệ thống quốc lộ hiện đại với sân bay quốc tế

và cụm cảng biển Thị Vải - Vũng Tàu và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác. Tập trung phát triển các trục giao thông đường bộ từ Đại lộ Bình Dương đi cửa khẩu Hoa Lư, từ Đại lộ Bình Dương đi Đồng Xoài, từ Đại lộ Bình Dương đi Dầu Tiếng, đường cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn [36].

Như vậy, với quy hoạch này và đến nay nhiều trục đường trong bản quy hoạch đã hoàn thành, Bình Dương sẽ trở thành một đô thị hiện đại, giao thông nối kết, thuận lợi. Chính hạ tầng đã góp phần tiết kiệm chi phí, thời gian di chuyến, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho du khách.

* Hạn chế

Hệ thống đường giao thông vào tận nơi của một số điểm du lịch còn không ít hạn chế, gây khó khăn cho việc khai thác và phát triển du lịch. Tại nhà cô Trần Công Vàng, con đường vào ngôi nhà cổ hiện nay vẫn còn tồn tại cảnh bán buôn chen lấn của các tiểu thương hay đoạn đường vào di tích chiến khu Đ vẫn còn đường đất.

2.2.3.2. Co’ sở vật chất kĩ thuật

* Các cơ sở phục vụ lưu trú - Ưu điểm

Theo báo cáo của SVHTT&DL tỉnh Bình Dương, các đơn vị động kinh doanh khách sạn - nhà nghỉ chủ yếu theo các loại hình doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có loại hình hộ kinh doanh cá thể, với ngành nghề kinh doanh: nhà nghỉ trọ, nhà nghỉ bình dân, lưu trú trong thời gian ngắn... Đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh có 169 cơ sở (hoạt động theo loại hình hộ kinh doanh cá thể), với 6.166 phòng, với số vốn đăng ký khoảng 63,9 tỷ đồng [21],

Để kiểm soát chất lượng dịch vụ lưu trú phục vụ du lịch, Sở VHTT&DL thường xuyên

tiến hành thẩm định phân loại xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch theo Bộ Tiêu chuẩn Quốc gia do Bộ Khoa học - Công nghệ ban hành.

- Hạn chế

Số lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trên cơ bản đáp ứng được nhu cầu lưu trú của du khách. Tuy nhiên, do chưa được đào tạo nhiều trong công tác quản lý, chăm sóc khách hàng và kinh doanh chuyên nghiệp nên công suất sử dụng phòng của các khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, bình quân khoảng 55% (trong đó các khách sạn xếp hạng 3 sao trở lên, công suất sử dụng phòng đạt 65-70%, các khách sạn xếp hạng 1 đến 2 sao công suất sử phòng khoảng 55- 60%, còn lại các nhà nghỉ công suất sử dụng phòng bình quân khoảng 50%) [21],

Hầu hết các cơ sở lưu trú chủ yếu tập trung ở thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An - nơi có các dịch vụ du lịch phát triển mạnh mẽ.

* Các cơ sở phục vụ ăn uông

So với các cơ sở phục vụ lưu trú, cơ sở phục vụ ăn uống rất khó thống kê vì quy mô kinh doanh rất khác nhau và không chịu sự quản lý trực tiếp của Sở VHTT&DL tỉnh. Song với sự phát triển công nghiệp nhanh và mạnh của tỉnh như hiện nay, mạng lưới các cơ sở phục vụ ăn uống cũng ngày càng dày đặc và phong phú về loại hình, quy mô. Trong số đó, loại hình kinh doanh nhà hàng cũng bước đầu có tín hiệu lạc quan kịp thời phục vụ nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của du khách [36].

về phân bố, cũng như các cơ sở phục vụ lưu trú, các nhà hàng chủ yếu tập trung ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển cao và các hoạt động du lịch phát triển như thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, Dĩ An.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp khai thác hiệu quả các di tích lịch sử, văn hóa phát triển du lịch tỉnh bình dương (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w