Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp khai thác hiệu quả các di tích lịch sử, văn hóa phát triển du lịch tỉnh bình dương (Trang 109 - 120)

BẢN ĐỐ PHÂN BỐ DI TÍCH CẤP QUỐC GIA VÀ CÃP TỈNH, TỈNH BÌNH DƯƠNG

3.2. Các giải pháp khai thác hiệu quả các di tích lịch sử, văn hóa phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bình Dirong

3.2.2. Các giải pháp cụ thể

3.2.2.1. Giải pháp về bảo vệ, tôn tạo

Rút ngan thời gian thực hiện tôn tạo, bảo tồn các DTLS, VH nhanh chóng đưa các di tích này vào khai thác du lịch. Nhiều di tích nằm trong Đề án: Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh tỉnh Bình Dương đến năm 2010 và định hướng đến 2020, đã triển khai tôn tạo từ năm 2007 nhưng đến nay chưa có di tích nào hoàn thiện như: di tích nhà tù Phú Lợi, chiến khu Đ, địa đạo Tây Nam Ben Cát, Sở Chỉ huy Tiền phương Chiến dịch Hồ Chí Minh, đình Phú Long.. .Đặc biệt, một số di tích như khảo cổ Dốc Chùa, Cù lao Rùa chưa thấy triển khai tôn tạo, mặc dù trong đề án có phê duyệt nguồn vốn đầu tư. Sự chậm trễ này không chỉ

10 9

gây lãng phí tài sản của Nhà nước mà còn cản trở đến hoạt động phát triển du lịch.

Tiếp tục xây dựng các đề án bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật cho các di tích tạo điều kiện thuận lợi khai thác du lịch các địa điềm này. Cụ thể, ở các di tích khảo cổ học Dốc Chùa, cù lao Rùa cần khôi phục lại các khu vực khai quật, xây dựng các phòng trưng bày hiện vật hoặc các ảnh về các hiện vật đã được khai quật ở địa điểm đó. Hiện tại hai di tích khảo cô này xếp hạng cấp quốc gia nhưng khách đến tham quan chỉ thấy bãi đất trống, chỉ có bảng công nhận di tích cấp quốc gia, không có các tư liệu khác và có hai ngôi chùa nằm gần (chùa Long Sơn và chùa Cảnh Sơn) làm cho du khách lầm tưởng hai di tích này là di tích nghệ thuật, tín ngưỡng.

về nguồn vốn phục vụ bảo vệ, tôn tạo các DTLS, VH: tiếp tục sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Nhà nước cung cấp đè bảo tồn, tôn tạo các DTLS, VH theo các đề án đã được tỉnh Bình Dương phê duyệt, như Đề án: “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh Bình Dương đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Huy động nguồn vốn xã hội hóa trong tôn tạo, phát huy giá trị DTLS, VH. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn mời gọi, thu hút vốn đầu tư từ các cá nhân tô chức trong và ngoài tỉnh nhằm khai thác tốt lợi thế về nguồn tài nguyên DTLS,VH. Các điểm DTLS, VH tự tạo ra nguồn thu nhập góp phần vào quá trình bảo vệ và tôn tạo các di tích, như thu vé tham quan, quà lưu niệm, thuyết minh. Trong thời gian tới, Bình Dương nên cho phép thu vé các điểm DTLS, VH có nhiều giá trị nổi bật, hấp dẫn, thu hút nhiều du khách. Như ở di tích nhà tù Phú Lợi, năm 2014 đón tổng lượng khách là 50.000 người, nếu thu vé 10.000 đồng/người, tổng thu đã được 500 triệu/năm. Nguồn vốn này có thê tiếp tục được đầu tư cho di tích hoàn thiện kết cấu hạ tầng, vật chất kĩ thuật, nâng cao thu nhập cho cán bộ, nhân viên ở di tích.

3.2.2.2. Giải pháp về xúc tiến quảng bá

Thu hút khách du lịch theo từng phân đoạn thị trường, chú trọng vào các thị trường có khả năng chi trả cao. Thực hiện các hoạt động xúc tiến quảng bá theo hướng chuyên nghiệp, nhằm vào các thị trường mục tiêu nhằm lấy diêm đến, sản phâm du lịch và thương hiệu du lịch làm đối tượng xúc tiến trọng tâm nhằm tạo dựng thương hiệu cho du lịch địa phương và các thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm nổi bật [3],

Qua kết quả khảo sát tại một số DTLS, VH tỉnh Bình Dương đã được xếp hạng cấp quốc gia cho thấy, số lượng khách du lịch biết các điểm này rất hạn chế, cao nhất là chùa Hội Khánh (54,2%), còn các di tích khác hầu hết chưa tới 20% du khách biết tới như: hệ thống nhà cổ, Sở Chỉ

11 0

huy Tiền phương Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến khu Đ... Điều đó chứng tỏ hoạt động của Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh Bình Dương hiệu quả chưa cao. Trong thời gian tới, Trung tâm cần tham mun với SVHTT & DL nghiên cứu và xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án và các hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Bình Dương trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện đối với du khách ở vùng Đông Nam Bộ. Ngoài ra Trung tâm cần thực hiện tốt các nhiệm vụ như:

- Tố chức, liên kết vói với các doanh nghiệp du lịch ở địa bàn nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu thị trường, xây dựng các tour..., đưa ra các giải pháp tối ưu thu hút khách du lịch tới địa phương.

- Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch mới. Xây dựng và phát hành các ấn phẩm: sách, bản đồ, DVD, phóng sự, nâng cấp website quảng bá du lịch..., giới thiệu tiềm năng, lợi thể các điểm DTLS, VH của Bình Dương đến du khách trong và ngoài tỉnh.

Những ấn phẩm kèm theo thông tin chính thức về hoạt động du lịch của địa phương để giới thiệu với du khách, như các điểm lưu trú, hệ thống các điếm tham quan du lịch, các nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí, giá cả sinh hoạt, đi lại... Những thông tin trên nên được đặt ở các đầu mối giao thông như sân bay, bến cảng, bến xe hoặc những điểm thuận lợi trong giao dịch, các trung tâm thương mại lớn. Đối với các tờ chỉ dẫn và thông tin sơ lược có thể kết hợp với ngành giao thông vận tải cung cấp miễn phí cho khách du lịch trên các lộ trình tham quan của khách.

- Tổ chức hoặc tham gia các sự kiện, hội chợ, triển lãm..., liên quan đến quảng bá các điểm DTLS, VH tiêu biểu đến du khách nhằm khai thác các thị trường khách du lịch chủ yếu của Bình Dương.

- Khai thác tối ưu công nghệ thông tin, tuyền thông và phối hợp tốt với các đối tác quốc tế trong xúc tiến quảng bá du lịch.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho ngưòi dân và xã hội về vai trò, vị trí của DTLS, VH trong phát triển kinh tế - xã hội, về trách nhiệm trong bảo vệ môi truờng du lịch và đảm bảo các dịch vụ khác liên quan đến du lịch góp phần xây dựng thương hiệu du lịch cho địa phương.

- Thiết kế và sản xuất các mẫu hàng lưu niệm đặc trưng làm nôi bật nét tiêu biêu của các DTLS, VH. Đây cũng là một kênh quảng bá du lịch hữu hiệu nhưng ngành du lịch Bình

11 1

Dương trong thời gian vừa qua vẫn chưa chú ý phát triến.

- Rà soát lại các bảng chỉ dẫn về các DTLS, VH ở tỉnh Bình Dương xem dung lượng thông có đầy đủ hoặc bị mờ nhạt hay không. Thu thập ý kiến du khách về những bất cập liên quan đến bảng chỉ dẫn, kịp thời đưa ra các chỉnh sửa cần thiết. Có thê thêm các bảng chỉ dẫn về các DTLS, VH tiêu biểu đặt dọc hai bên đường trên các tuyến giao thông trong tỉnh nhằm quảng bá các điểm di tích đến du khách.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác lồng ghép nội dung giới thiệu các nhân vật - sự kiện lịch sử liên quan đến các DTLS, VH vào chương trình giảng dạy trong nhà trường, nhất là phần lịch sử địa phương. Qua đó, giúp các em biết được những nhân vật lịch sử, các DTLS, VH tiêu biểu của tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó Đoàn Thanh niên nên tổ chức các cuộc vận động nhằm thu hút đông đảo tuổi trẻ tham gia như phong trào “hướng về cội nguồn”, “tuổi trẻ với công cuộc bảo vệ DTLS, VH” hoặc hoạt động ngoại khoá tham quan các DTLS, VH ở địa phương.

3.2.2.3. Lựa chọn loại hình du lịch ưu thế

Hệ thống DTLS, VH ở Bình Dương có thể phát triển nhiều loại hình du lịch. Tuy nhiên nên tập trung vào ba loại hình có ưu thế so với các địa phương khác trong vùng Đông Nam Bộ, đó là: du lịch tham quan, nghiên cứu DTLS, VH và du lịch về nguồn, du lịch trải nghiệm.

- Du lịch tham quan, nghiên cứu DTLS, VH: hệ thống DTLS, VH Bình Dương phong phú và độc đáo, với các di tích khảo cổ học ân chứa trong lòng đất những giá trị vãn hóa quý giá có niên đại cách đây 2500 - 3000 năm [26], Trong đó nổi bật là di chỉ khảo cổ học Dốc Chùa và Cù Lao Rùa đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia, được các nhà chuyên môn đánh giá cao, đặc trung cho sự phát triển đỉnh cao của trung tâm thời đại kim khí ở vùng Đông Nam Bộ. Hệ thống di tích khảo cổ với những đặc trưng riêng biệt là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch tham quan nghiên cứu.

Các di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng ở Bình Dương như chiến khu Đ, Sở Chỉ huy Tiền phương Chiến dịch Hồ Chí Minh, địa đạo Tây Nam Ben Cát, nhà tù Phú Lợi đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Hệ thống di tích lịch sử trên có ý nghĩa lịch sử quan trọng, phản ánh trí thông minh, sức mạnh đoàn kết, ý chí kiên cường chống kẻ thù cùa nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đồng thời cũng là các TNDL nhân văn hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tham quan.

Hệ thống di tích kiến trúc nghệ thuật ở Bình Dương đa dạng về loại hình gồm chùa, đình,

11 2

nhà cổ với những giá trị điển hình, đặc sắc. Đây là những TNDL hấp dẫn, đặc sắc, góp phần đa dạng hóa và phát triển các sản phẩm và các loại hình du lịch đặc thù như du lịch tham quan, du lịch nghiên cứu, học tập...

- Du lịch về nguồn: hiện nay công tác giáo dục cho học sinh, sinh viên về truyền thống cách mạng, lịch sử đấu trạnh dựng nước, giữ nước được chú trọng. Vì vậy, đưa học sinh, sinh viên đến các điểm di tích lịch sử là phương pháp giáo dục hiệu quả nhất hiện nay. Hệ thống giáo dục của tỉnh Bình Dương tính đến hết năm 2014 có 15 trướng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và 243 trường học phổ thông với tổng số 270.775 học sinh, sinh viên [46], Đây chính là nguồn khách lớn nếu ngành du lịch có kế hoạch khai thác tốt.

- Du lịch trải nghiêm: Hệ thống nhà cổ ở Bình Dương ngoài sự độc đáo về kiến trúc nghệ thuật, trang trí nội thất bên trong còn mang đậm triết lí nhân sinh, giáo dục lễ giáo gia đình, mang đậm chất văn hóa Nam Bộ. Vì vậy không chỉ dừng lại ở loại hình khai khác loại hình tham quan nhà cổ mà nên khai thác thêm loại hình du lịch trải nghiệm. Với loại hình này, du khách được được sống trong không gian nhà cổ, được sử dụng một số đồ cố, thưởng thức các món ăn truyền thống cách đây hơn 100 năm và được tận hưởng không gian yên tĩnh tại các nhà cổ. Đé khai thác du lịch ở các nhà cổ theo loại hình du lịch trải nghiệm, BQLDT&DT Bình Dương nên cho phép chủ quản lí các nhà cô bố sung thêm một số cơ sở vật chất như: phòng ngủ, nhà vệ sinh,... nhằm đủ điều kiện để tiếp đón du khách.

3.2.2.4. Họp tác, liên kết

Nen kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Vì vậy, trong hoạt động du lịch cũng yêu cầu mở rộng hợp tác, liên kết với các nước trên thế giới, khu vực và các vùng với nhau. Ngoài sự hỗ trợ về vốn, cơ chế chính sách của Nhà nước, các DTLS, VH tỉnh Bình Dương tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức trong và ngoài nước về nhân tài, vật lực cũng như những kinh nghiệm tổ chức, quản lý, trùng tu và bảo vệ các DTLS, VH. Thông qua hình thức liên doanh, liên kết, thu hút nguồn chất xám, tri thức kinh nghiệm của Việt kiều, người nước ngoài bằng con đường du lịch.

Mở rộng và phát huy các mối quan hệ hợp tác nhằm tang cường quảng bá, thu hút khách, vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, nâng cao vị thế du lịch của Bình Dương trong vùng, quốc gia và khu vực.

Liên kết với các doanh nghiệp du lịch lớn lân cận Bình Dương như Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên để xây dựng, khai thác các tuyến DTLS,

11 3

VH nôi bật theo chương trình “về nguồn”, thăm chiến trường xưa..., sau đó là các tuyến kết hợp giữa tham quan DTLS, VH với các loại hình du lịch khác. BQLDT & DT tỉnh Bình Dương, cũng như ban quản lí các DTLS, VH khác trên địa bàn cần tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, doanh nghiệp du lịch khảo sát, hoặc góp ý trong quá trình trùng tu, tôn tạo nhằm xây dựng các tuyến du lịch, tuyên truyền, quảng bá thu hút khách tới tham quan các điểm di tích lịch sử. Kêu gọi đầu tư từ xã hội đối với các di tích có vốn đầu tư lớn, có khả năng thu lợi nhuận cao.

Hoàn thiện chính sách bảo tồn DTLS, VH dựa trên sự tham gia của cộng đồng, phân loại nội dung tham gia, mức độ, các loại hình được tham gia của cộng đồng trong bảo tồn, khai thác di tích lịch sử. Từ đó, khuyến khích, tạo điều kiện để toàn dân tích cực tham gia vào hoạt động du lịch tại các DTLS, VH ở địa phương bằng cách gắn kết với quyền lợi của cộng đồng dân cư nơi có các di tích.

3.2.2.5. Giải pháp về nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lí về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu xã hội [3].

Thống kê lại đội ngũ nhân lực tại các điểm DTLS, VH, xem xét thiếu ở những bộ phận nào, số lượng bao nhiêu, trên cơ sở đó lập danh sách nguồn nhân lực bổ sung, công bố tuyến dụng những vị trí đang thiếu. Có thể ban hành chính sách ưu tiên sử dụng nguồn nhân lực địa phương tại các điểm DTLS, VH.

Trong chiến lược phát triển du lịch, cần rà soát lại các cơ sở đào tạo về du lịch. Tập trung đầu tư cho các cơ sở trực tiếp đào tạo về du lịch, đảm bảo yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Nâng cao năng lực cho các cơ sở đào tạo khác có giảng dạy về du lịch, đảm bảo chung về yêu cầu nội dung, chương trình giảng dạy. Kết hợp giữa Sở Vãn hoá, Thể thao và Du lịch Bình Dương với các trường đại học, cao đăng, trang cấp chuyên nghiệp, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch, cũng như cho các bộ phận bảo tồn, phát huy các giá trị của các DTLS,VH.

Hoàn thiện bộ tiêu chí quy chuẩn về chức danh công việc đối với từng vị trí cụ thể tại các diêm di tích. Tiến hành kiểm tra và phân loại trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kĩ năng nghề nghiệp. Tổ chức đào tạo lại đối với những cá nhân chưa đạt yêu cầu. Mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho các đối tượng là cán bộ quản lý của Phòng văn hóa truyền thông huyện, thị, các chủ sở hữu di

11 4

tích nhà cổ, các ban nghi lễ đình, chùa.

Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động hoạt động trong ngành quản lí DTLS,VH. Chất lượng này được đánh giá thông qua trình độ của người lao động (trình độ chuyên môn nghiệp vụ, học vấn, ngoại ngữ). Bên cạnh đó là kỹ năng giao tiếp, thái độ trong phục vụ đối với du khách.

Tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Nhằm tạo ra nguồn lao động du lịch có chất lượng cao, đồng thời tiếp thu, học tập kinh nghiệp của các nước trong phát triển du lịch nói chung và khai thác các DTLS, VH nói riêng.

Tại các diêm di tích có khách du lịch thường xuyên nên bố trí ít nhất một nhân viên thuyết minh giúp du khách hiếu rõ hơn các giá trị của di tích. Đe giảm chi phí phát sinh, các điểm di tích có thể thu phí thuyết minh tương tự như nhiều địa phương khác đã áp dụng, như ở Đà Lạt, Nha Trang... ó các thành phố này, các điểm di tích được thu vé tham quan và nếu có nhu cầu thuyết minh thì đóp thêm phí 50.000 đồng/đoàn tham quan. Cách làm này giúp giảm bớt các thủ tục không cần thiết gây phiền phức cho du khách khi cần nhân viên thuyết minh ở các di tích như phải có công văn, giấy giới thiệu, phải thông báo trước thời gian tham quan... Ngoài ra nó còn góp phần tăng nguồn thu và làm cho các hoạt động du lịch ở các di tích mang tính chuyên nghiệp hơn.

3.2.2.6. Giải pháp về CO’ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật

Đảm bảo các điều kiện tiên quyết về thực hiện phát triển du lịch, hình thành năng lực tiếp đón phục vụ du lịch chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu và các mục tiêu phát triến [3].

Phối hợp với các ngành liên quan trong quy hoạch, xây dựng, hoàn thiện mạng lưới giao thông đường bộ, đường sông, hệ thống bến bãi tạo điều kiện tiếp cận thuận lợi đến các diêm DTLS, VH có tiềm năng phát triển du lịch.

Xây dựng, nâng cấp, hoàn chỉnh các phòng truyền thống, phòng trưng bày hiện vật, tư liệu, phòng chiếu phim, tạo cảnh quan xung quanh tại các điểm di tích. Có thể tổ chức các cuộc thi tìm ý tưởng đa dạng chủ đề trưng bày, nội dung tham quan, nội dung thuyết minh tại các điểm di tích.

Đầu tư phát triển hệ thống dịch vụ công cộng tiện nghi, hiện đại như: bảo tàng, nhà hát, cơ sở khám chữa bệnh, hệ thống viễn thông..., thỏa mãn các nhu cầu và tăng thời gian lưu trú của khách du lịch.

Hiện đại hóa cơ sở lưu trú thông qua lập kế hoạch chi tiết về nhu cầu phát triển hệ thống cơ sở lưu trú theo hạng sao ở từng địa bàn làm cơ sở đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở lưu trú đạt

11 5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp khai thác hiệu quả các di tích lịch sử, văn hóa phát triển du lịch tỉnh bình dương (Trang 109 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w