6. Bố cục đề tài
2.3. Tiềm năng các di tích lịch sử, văn hóa ờ Bình Dương phục vụ phát triển du lịch
2.3.2. Tiềm năng di tích lịch sử, văn hóa ờ Bình Duong
Bình Dương nằm giữa vùng trung du và châu thổ có môi trường sinh thái rất thuận lợi cho cuộc sống con người sinh sống. Từ cuối thế kỷ 19 người Pháp đã phát hiện vật khảo cổ trên các bãi bồi ở huyện Tân Uyên dọc theo sông Đồng Nai. Từ đó đến nay, ở vùng đất Bình Dương đã phát hiện nhiều di chỉ khảo cố học như: Mỹ Lộc, Cù Lao Rùa, Dốc Chùa, Phú Chánh, Bà Lụa, Vịnh Bà Kỳ...
Di tích khảo cổ học Dốc Chùa ở xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên được khai quật từ năm 1976 đến 1979, qua ba đợt khai quật các nhà khoa học đã sưu tập được nhiều hiện vật có giá trị lịch sử và khoa học rất lớn. Các công cụ sản xuất bằng đá, gốm, đồng.. .Đặc biệt, một bộ sưu tập gồm 76 khuôn đúc đồng và 68 công cụ vũ khí bằng đồng đã phát hiện trong di tích. Dốc Chùa trở thành một bộ sưu tập hiện vật quan trọng biểu hiện cho một đỉnh cao phát triển của thời tiền sử vùng Đông Nam Bộ. Một di tích đa dạng và phong phú có nhiều yếu tố mới, sự hội
tụ về kinh tế, kỹ thuật của xã hội phát triển cao, có niên đại cách đây 2500 - 3000 năm. Di tích Dốc Chùa được công nhận là di tích khảo cổ học cấp quốc gia năm 2001 với tống diện tích 10.788,3lm2. Là địa điểm khảo cổ tiêu biểu cho nền văn hóa đồng thau ở vùng hạ lun sông Đồng Nai [26],
Vào những năm 2003 đến 2005, Bình Dương tiếp tục tiến hành khai quật khảo cổ 2 di tích Cù Lao Rùa (Thạnh Hội), Mỹ Lộc (Tân Mỹ), trong đó di tích Cù Lao Rùa được các nhà nghiên cứu người Pháp sưu tập, khai quật, công bố từ lâu trong giới khảo cổ học nước ngoài và họ xếp di tích này vào thời đá mới hậu kỳ. Vào năm 2003, di tích Cù Lao Rùa được tổ chức khai quật với quy mô 400m2. Kết quả thu được 1.254 hiện vật còn nguyên vẹn bằng đá và đất nung (rìu các loại, khuôn đúc, vòng tay, cuốc, dao, đồ tùy táng...). Thông qua những tư liệu khai quật cho thấy các cộng đồng dân cư sinh sống trên vùng đất Bình Dương có chung một truyền thống văn hóa thời tiền sử, những dụng cụ đồ đá có điểm chung về chất liệu, kỹ thuật loại hình...Ngoài ra, với việc phát hiện 12 mộ táng, cho thấy Cù Lao Rùa là khu di tích cư trú - mộ táng. Theo tiến sĩ Bùi Chí Hoàng đây là lần đầu tiên khảo cố học phát hiện mộ táng một di tích có niên đại sớm như di tích Cù Lao Rùa. Với phát hiện này di tích Cù Lao Rùa đã mở ra một hướng tiếp cận mới về táng thức, cơ tầng kinh tế - xã hội của cộng đồng cư dân tiền sử Đông Nam Bộ [26].
Bên cạnh hai di tích khảo cổ học Dốc Chùa, Cù Lao Rùa đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia, ở Bình Dương còn các di tích khảo cổ học tiêu biểu khác như Mỹ Lộc - tiêu biểu về công cụ đá thời tiền sử, khảo cổ học Bưng Sình Phú Chánh phát hiện bộ sun tập trống đồng, chum gỗ số lượng lớn và độc đáo. Đây là khu di tích có vị trí đặc biệt trong tiến trình nghiên cứu lịch sử tiến trình các nền văn hóa cổ vào thời kì đồ sắt ở Nam Bộ Việt Nam, có niên đại cách đây 1900 - 2000 năm [26],
Qua các phát hiện khảo cổ học ở các di tích, có thể khẳng định trong lòng đất Bình Dương chứa đựng một kho tàng văn hóa cổ xưa, có niên đại cách nay 2500 - 3000 năm. Đây là một kho tàng văn hóa quí giá chúng ta phải giữ gìn và khai thác có hiệu quả trong các lĩnh vực, trong đó có phát triển du lịch. Hệ thống di tích khảo cổ với những đặc trưng riêng biệt là cơ sở quan trọng đê phát triển các loại hình du lịch tham quan nghiên cứu, cũng như góp phần đa dạng hóa TNDL đặc thù của tỉnh.
2.3.2.2. Dì tích lịch sử
Bình Dương có vị trí đặc biệt quan trọng, phía Bắc tiếp giáp với vùng rừng núi Tây Ninh, Bình Phước, phía Nam với Thành phố Hồ Chí Minh và Biên Hòa là trung tâm đầu não của kẻ thùa trước năm 1975. Với địa thế đó, trong suốt hai thòi kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Bình Dương sớm hình thành các chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, các phong trào đấu tranh cách mạng, các căn cứ cách mạng nổi tiếng như: chiến khu Đ, Sở Chỉ huy Tiền phương Chiến dịch Hồ Chí Minh, Địa đạo Tây Nam Ben Cát, Thuận An Hòa, chiến thắng Bàu Bàng....
Di tích chiến khu Đ được coi là trung tâm kháng chiến, là nơi ra đời và phát triển của các lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ như tiểu đoàn 800, trung đoàn 726, sư đoàn 9, sư đoàn 5...Trong cuộc tiến công và nổi dậy năm 1975, là nơi tập kết của quân đoàn 1, quân đoàn 4 trước khi tiến về giải phóng Sài Gòn. Tên chiến khu Đ gắn liền với những chiến thắng vang dội trong lịch sử chống ngoại xâm của quân và dân miền Đông Nam Bộ (chiến thắng Lạc An, Tân Uyên, Phước Thành, Đất Cuốc,...). Sự tồn tại và phát triển của chiến khu Đ đã góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ [26].
Di tích Sở Chỉ huy Tiền phương Chiến dịch Hồ Chí Minh mặc dù là một cơ quan tạm
thời (trong thời gian từ 26/4-30/4/1975), nhưng nó có giá trị tiêu biểu, phản ánh sự lãnh đạo, chỉ huy đúng đắn, trực tiếp sáng tạo của Trung ương Cục, Quân ủy Miền và Bộ Tư lệnh chiến dịch [26]. Ý nghĩa lịch sử to lớn của sự kiện chiến dịch Hồ Chí Minh đã nâng tầm giá trị văn hóa của di tích lên một vị trí đặc biệt quan trọng cần phải có quy hoạch, đầu tư cụ thẻ cho di tích đặc biệt này.
Nhà tù Phú Lợi do chế độ Ngô Đình Diệm và đế quốc Mỹ dựng lên năm 1957, đê giam cầm các chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước lúc bấy giờ. Trong thời gian tồn tại tám năm (từ năm 1957 đến năm 1964), nhà tù Phú Lợi được mệnh danh là “Địa ngục trần gian”
của những chiến sĩ cách mạng và người dân yêu nước [26], Nơi đây trở thành một bằng chứng về tội ác của Mỹ Ngụy tại miền Nam Việt Nam, biếu tượng cho lòng dũng cảm của cán bộ đảng viên, các đồng chí cách mạng và đồng bào yêu nước đã ngã xuống trong nhà tù vì độc lập, tự do, hòa bình cho quê hương đất nước.
Với giá trị lịch sử to lớn và ý nghĩa chính trị quan trọng của khu di tích nhà tù Phú Lợi, ngày 10/07/1980, khu di tích đã được Nhà nưóc công nhận và xếp hạng di tích lịch sử quốc gia.
Địa đạo Tây Nam Bốn Cát (Tam Giác sắt) là địa bàn của 3 xã: An Điền, An Tây, Phú An thuộc huyện Bến Cát, tuy nhiên nó không đơn thuần mang ý nghĩa địa danh, mà còn là biểu tượng cho trí thông minh, sức mạnh đoàn kết, ý chí kiên cường chống kẻ thù của nhân dân ta.
Với phương tiện thô sơ, quân và dân 3 xã Tây Nam đã tạo nên một công trình đồ sộ với hàng trăm con đường hầm ngang dọc trong long đât, nối liền các xã với nhau như một “Làng ngầm”
kỳ diệu. Đây là một công trình độc đáo, chỉ riêng việc vận chuyển hàng vạn mét khối đất đem đi nơi khác để giữ bí mật địa đạo đã rất gian khổ, công phu, là biểu tượng sự đồng tâm hiệp lực của quân dân. Các gia đình ở khu vực vành đai, nhà nào cũng đào hầm, hào nối vào địa đạo,
tạo thế liên hoàn đê vừa bám trụ sản xuất vừa đánh giặc giữa làng. Với vị trí, ý nghĩa và tầm vóc trong hai cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, ngày 18/03/1996 Địa Đạo Tây Nam Ben Cát được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là DTLS, VH cấp quốc gia [26],
Ngoài hệ thống di tích lịch sử đã được công nhận cấp quốc gia, Bình Dương còn nhiều điếm di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng khác như Dinh tỉnh trưởng Phước Thành tiêu biểu cho sự phối hợp ăn ý giữa quân và dân Phước Thành tiêu diệt một tỉnh lỵ của địch, thắng lợi quan trọng của nghệ thuật quân sự trong chỉ đạo chiến tranh, khẳng định sức mạnh của chiến tranh nhân dân. Chiến thắng Bàu Bàng - chiến thắng đã góp phần to lớn vào kho tàng lịch sử quân sự, kinh nghiệm của lực lượng vũ trang cách mạng về cách đánh chiến thuật sinh động. Là trận mở đầu, tạo đà cho những trận tiếp sau cho đến chiến thắng cuối cùng. Hai tượng đài chiến thắng Bàu Bàng và Phước Thành là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất và con người Bình Dương. Chiến khu Thuận An Hòa là tên ghép của vùng đất thuộc 3 phường Thuận Giao, An Phú và Bình Hòa, thị xã Thuận An, được hình thành từ năm 1946, nhằm tạo thành vùng căn cứ ven đô ở cửa ngõ phía Bắc Sài Gòn. Với vị trí chiến lược quân sự thuận lợi ấy, vai trò của Thuận An Hòa cực kỳ quan trọng thời bấy giờ, là nơi trực tiếp phục vụ cho nhũng đơn vị hoạt động ngay trong lòng địch và là nơi tập kết, trung chuyển các lực lượng chiến đấu của ta. Quân địch luôn tìm mọi cách đẻ càn quét nhằm phá bỏ căn cứ cách mạng này. Tuy nhiên, nhờ vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, mưu trí dũng cảm của lực lượng cách mạng, đặc biệt nhờ sự đùm bọc, che chở của người dân địa phương, nên mọi âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù đã không lay chuyến được ý chí, tinh thần chiến đấu kiên cường của quân dân ta. Từ “thế trận lòng dân” quân dân Thuận An nói riêng, Bình Dương nói chung đã góp phần cùng quân dân cả nước làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975 [26], Chiến khu Thuận An Hòa là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ và quân dân tỉnh Bình Dương, là nơi để giáo dục truyền
thống lịch sử, văn hóa, cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Hệ thống di tích lịch sử trên có ý nghĩa lịch sử quan trọng, phản ánh trí thông minh, sức mạnh đoàn kết, ý chí kiên cường chống kẻ thù của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đồng thời cũng là các TNDL nhân văn hấp dẫn, có thể phát triển nhiều loại hình du lịch, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tham quan.
2.3.2.3. Di tích kiến trúc nghệ thuật - Nhà cổ
Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có hàng chục ngôi nhà cổ có kiến trúc độc đáo và đã tồn tại trên 100 năm. Đặc biệt có 2 ngôi nhà cổ Trần Công Vàng và Trần Văn Hố đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia.
Nhà cố Trần Công Vàng được xây dựng theo kiến trúc chữ đinh nghịch, tức là phần ngang nằm bên trái nhà trên, thay vì nằm bên phải. Tất cả các bộ phận trong ngôi nhà được chạm khắc tỉ mỉ, tinh tế, từ chân cột đến mái nhà, bàn ghế, các khung cửa...đều được chạm trổ, sơn thếp xà xừ công phu khéo léo, làm cho ngôi nhà tráng lệ mà nghiêm trang. Nhìn chung, những mô tip chạm khắc ở đây thường mang tính ước lệ, tượng trưng, trong đó thê hiện ước muốn cuộc sống bình yên, hạnh phúc, nếp sống nhân nghĩa.
Nhà cụ Vàng vừa mang tính nghệ thuật đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam. Đồng thời, khẳng định kỹ thuật điêu khắc, chạm trổ đã có truyền thống lâu đời ở Bình Dương. Các hiện vật trang trí và đồ dùng trong nhà hầu hết là cổ vật. Toàn bộ kiến trúc ngôi nhà và hiện vật bên trong, cho ta thấy được nét sinh hoạt của gia đình thuộc tầng lớp giàu có ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thể hiện sự phát triển về đời sống của cư dân người Việt trên đất Bình Dương [26].
Nhà cổ Trần Văn Hổ được xây dựng vào năm 1890 có lối kiến trúc theo dạng chữ
“Đinh”. Vật liệu chính để làm nên ngôi nhà này phần lớn là các loại gỗ quý như cấm lai, giáng hương, gõ, sến... Nét độc đáo nổi bật của ngôi nhà phải kể đến kĩ thuật chạm khắc rất tinh xảo trên bề mặt của các khuôn cửa. Bên cạnh đó, lối bài trí nội thất ngôi nhà bằng hệ thống hoành phi, câu đối, tràng kỉ, tủ thờ được làm theo lối cổ càng làm tôn thêm vẻ đẹp quý phái và cổ kính vốn có của ngôi nhà [26],
Ngoài hai ngôi nhà cổ của Trần Công Vàng và Trần Văn Hổ, Bình Dương còn các ngôi nhà cổ khác được xếp hạng cấp tỉnh, đó là nhà cố của Đỗ Cao Thứa và Nguyễn Tri Quang.
Ngôi nhà cổ Đỗ Cao Thửa được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX uy nghi lộng lẫy theo lối kiến trúc chữ Đinh, mái lợp ngói âm dương dày, trầm mặc cổ kính, rộng lớn bề thế được làm toàn bằng gỗ quý kiên cố với những nét hoa văn chạm trổ công phu tinh xảo. Ngoài ra còn có những bao lam, hoành phi, liễn, đại tự, khánh thờ được trang trí hoa văn cách điệu, chủ đề:
Long, Lân, Quy, Phụng, Nai, Điểu, Nho, Sóc... đã tạo nên những nét văn hóa nghệ thuật độc đáo do đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân chạm khắc tài hoa tạo nên, mang đậm phong cách văn hóa Việt trên đất Bình Dương thời bấy giờ. Ngôi nhà được xây dựng trong một khu vườn thoáng mát, cảnh quan tuyệt đẹp trong một màu xanh của cây trái sum suê đón gió lành, mát mẻ quanh năm [53],
Nhà cổ nguyễn Tri Quan được xây dựng năm 1890, với nét kiến trúc rất đặc biệt, đó là nét kiến trúc chữ Khẩu, gồm có bốn căn: Nhà thờ, nhà khách nằm song song nhau hướng quay về phía Đông Nam cách nhau một khoảng sân nhỏ. Nối nhà khách và nhà thờ là hai căn nhà ngang. Sân nhỏ vừa là nơi đặt hòn non bộ, cây cảnh, đồng thời tạo ánh sáng cho bốn căn nhà xung quanh. Phía trước là bàn thờ chính, giữa là bàn thờ vong có đặt chân dung vua Thành Thái. Các kèo đều có chạm cẩn, trinh uốn cong. Phía trước nhà thờ là căn nhà ba gian dùng làm
nhà khách. Trên tuờng dọc theo hành lang trong, chủ nhân treo những khung hình họa chân dung của những danh nhân và các vị vua chúa của một số nước trên thế giới khá nổi bật và rất đặc biệt [53],
Có thế nói, ngoài giá trị thấm mĩ và kiến trúc, hệ thống nhà cổ còn phản ánh khá sâu sắc những yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội của tầng lóp thượng lưu vùng đất Thủ Dầu Một cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX. Vì vậy, nó chính là một loại hình di sản độc đáo của vùng đất này.
- Chùa
Hiện nay, ở Bình Dương có hơn 20 ngôi chùa tiêu biểu có giá trị về mặt lịch sử - văn hóa.
Những ngôi chùa đã được xếp hạng như: chùa núi Châu Thới, chùa Hưng Long, chùa Bửu Phước, chùa Hội Khánh.. .Trong đó, tiêu biểu nhất là chùa Hội Khánh được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1993.
Chùa Hội Khánh được xem là ngôi chùa cổ có giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc vào bậc nhất của vùng đất Nam Bộ. Đây là một công trình kiến trúc gồ lớn nhất tỉnh, nơi lưu giữ nhiều cổ vật hàng mấy trăm năm có giá trị cao về lịch sử, vãn hóa, tôn giáo, mỹ thuật. Điểm nối bật của ngôi chùa khiến du khách phải thán phục là nét chạm trô tinh xảo, khéo léo ở từng bộ phận, chi tiết của nội thất như cột, kèo, cửa võng, câu đối... Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ bộ tượng gồ mít sơn son thếp vàng Thập Bát La Hán, Thập Điện Minh Vương và hai bức phù điêu chạm hình 18 vị La Hán và các vị Bồ tát với nhiều dáng vẻ khác nhau, tạo nên một công trình kiến trúc tuyệt mỹ. Tầng trên trang trí đại tượng đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn cao 22m, dài 52m (thế hiện cho Ngũ thập nhị vị, ngũ thập nhị chúng, ngũ thập nhị chúng cúng vật). Tháng 5/2013, Tổ chức kỷ lục Châu Á đã chính thức xác lập tượng Phật nằm tại chùa Hội Khánh là:
“Tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất Châu Á”. Công trình Phật tượng này sẽ góp
phần vào nền kiến trúc văn hóa, tín ngưỡng tâm linh trong sự phát triển Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo Bình Dương nói riêng [53]. Bên cạnh đó, từ năm 1923-1926, cụ Nguyễn Sinh sắc thân sinh Bác Hồ sinh sống tại ngôi chùa này, cùng các vị Tú Cúc, Hòa thượng Từ Văn lập nên Hội Danh Dự yêu nước, để tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước [26].
Ngoài chùa Hội Khánh Bình Dương còn có các ngôi chùa khác: chùa Bửu Phước, chùa Hưng Long, chùa Hoa Nghiêm... Chùa Bỉm Phước được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XX (1908), được xem là ngôi chùa sớm nhất ở Phú Giáo. Năm 1946, giặc Pháp đốt chùa và năm 1954 chùa được xây dựng lại. Trong 2 cuộc kháng chiến, chùa Bửu Phước còn là nơi nuôi, che giấu cán bộ và cũng là nơi hội họp của cơ sở cách mạng. Nhiều nhà sư yêu nước của chùa còn thoát ly vào Chiến khu Đ tham gia cách mạng. Sau nhiều lần bị chiến tranh tàn phá, chùa vẫn còn lưu giữ được 2 cổ vật có niên đại khoảng đầu thế kỷ XX. Đó là tượng Phật Thích Ca bán thân bằng đồng và bức tượng đức Quan Công bằng gỗ [53],
Chùa Hưng Long, một di tích lịch sử có tuổi trên 300 năm, được xây dựng vào cuối thế kỷ XVII (1695) ở Tân Uyên bởi gia đình điền chủ Phan Thị Khai (tục gọi là bà Thao), do có niềm tin với đạo Phật nên gia đình bà đã bỏ tiền ra xây dựng chùa vừa đế chiêm bái, cầu phúc cho gia đình vừa để cho dân làng địa phương đến dâng hương lễ Phật cầu Phật được bình yên.
Chùa hiện còn lưu giữ được một pho tượng đồng cô được gia đình bà Khai đúc vào năm 1802, tượng cao lm có đường nét mỹ thuật tinh xảo và câu đối, phải nói đây là một pho tượng cổ xưa quý nhất ở đất Bình Dương [53],
Chùa Hoa Nghiêm được xây dựng thể theo tâm nguyện của thầy Ba Lung (Phạm Kim Dung), để cho những người phu thợ, công nhân cao su nương tựa tinh thần, tu học Phật pháp và đã được đông đảo những người ở đây ủng hộ. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chùa Hoa Nghiêm là nơi che giấu các cán bộ cách mạng hoạt động tại khu vực