Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẢM BẢO QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI
1.2. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi trong tư pháp hình sự
1.2.1. Quyền bào chữa đối với người dưới 18 tuổi
1.2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của người dưới 18 tuổi
* Khái niệm người dưới 18 tuổi
Theo cách hiểu thông thường thì một chu kỳ sống của con người được gắn với các độ tuổi khác nhau như: nhi đồng, thiếu niên, thanh niên, trung niên và cao niên; còn theo thuật ngữ pháp lý thì các giai đoạn, lứa tuổi chia thành: người dưới 18 tuổi (NCTN) và người đủ 18 tuổi trở lên (người thành niên).
Ở mỗi quốc gia, thuật ngữ “trẻ em”, “NCTN” và “người dưới 18 tuổi” được hiểu và quy định khác nhau phụ thuộc vào những đặc điểm riêng về mức độ phát triển thể chất, tâm - sinh lý của từng lứa tuổi, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và chính sách hình sự đối với trẻ em. Ví dụ: Ở Liên Bang Nga trẻ em được hiểu là NCTN và là người chưa đủ 18 tuổi, Thái Lan quy định NCTN là người dưới 17 tuổi, trong khi ở Nhật Bản, có Luật NCTN, nhưng phân tòa NCTN của Toà án gia đình lại chỉ giải quyết các vụ việc liên quan đến người dưới 20 tuổi.
Về phương diện luật quốc tế, Điều 1 CƯQT về quyền trẻ em năm 1989 quy định: “Trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi”; Điểm a Tiểu mục 11 Mục II Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên hợp quốc về bảo vệ NCTN bị tước quyền tự do năm 1992 quy định: “NCTN là người dưới 18 tuổi”.
Ở nước ta, trong nhiều năm trước đây, người dưới 18 tuổi còn gọi là NCTN hoặc Vị thành niên, nhưng từ khi chúng ta có hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh, thuật ngữ “Vị thành niên” được chuyển thành “NCTN” và hiện nay là “người dưới 18 tuổi” nhằm phânbiệt với người trên 18 tuổi.
Trong pháp luật Việt Nam, tùy thuộc vào mục đích và chính sách điều chỉnh của các quan hệ pháp luật cụ thể, từng ngành luật lại quy định về các độ tuổi khác nhau. Cụ thể: Hiến pháp năm 2013, xác định: “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử” (Điều 27); Bộ luật lao động năm 2012, nêu: “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên” (khoản 1 Điều 3); Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định: về điều kiện kết hôn: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi
trở lên…”; Luật xử lý vi phạm hành chính 2012: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính”; Bộ luật dân sự 2015, quy định: “NCTN là người chưa đủ 18 tuổi” (Khoản 1 Điều 21). Trong khi Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 (có hiệu lực từ 01/7/2017) lại quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”.
Dưới góc độ Luật Hình sự và TTHS Việt Nam, người dưới 18 tuổi được phân hóa thành 2 nhóm tuổi khác nhau để buộc phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 12 BLHS 1999 quy định: Nhóm thứ nhất, từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi (trẻ em:
vừa vượt qua giai đoạn trẻ con, gần gia đình và sống hoàn toàn vào gia đình);
Nhóm thứ hai, từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi (nhóm này đang ở giai đoạn chuyển tiếp sang tuổi thành niên, nhận thức xã hội khá hơn nhóm thứ nhất nhưng vẫn chưa tách khỏi gia đình, kinh tế còn phụ thuộc vào gia đình).
Từ sự phân tích trên nhận thấy, việc xác định người dưới 18 tuổi (NCTN) được xác lập trên 03 căn cứ cơ bản đó là:
Về độ tuổi, phân hóa độ tuổi nhằm thực hiện chức năng quản lý xã hội nói chung, đồng thời thể hiện mục tiêu chính sách của nhà nước đối với từng độ tuổi, là cơ sở xây dựng cơ chế pháp luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục đúng đắn, phù hợp.
Về mức độ phát triển: mô tả, đánh dấu tiến trình phát triển thể chất, tâm sinh lý và mối tương quan của các độ tuổi nhằm đề ra chính sách và quy định phù hợp.
Về sự tác động, là cơ sở đánh giá mức độ nguy hiểm và xâm hại các khách thể được pháp luật bảo vệ. Nghĩa là, nếu một NCTN còn là “trẻ em” thì mức độ phụ thuộc thường nhiều hơn, do đó, năng lực độc lập và khả năng nhận thức hành vi vi phạm hạn chế hơn so với “thành niên”; tính nguy hại, mức độ nguy hiểm của hành vi ít nghiêm trọng hơn, nên dễ kiểmsoát, ngăn chặn và phòng ngừa hơn so với cùng hành vi của người thành niên. Điều này phù hợp với thực tế từ trước đến nay là trẻ em thì thường được các bậc phụ huynh, nhà trường, xã hội quan tâm quản lý, chăm sóc nhiều hơn so với thành niên.
Như vậy, trong pháp luật Việt Nam khái niệm “trẻ em” không đồng nhất với khái niệm “người dưới 18 tuổi” hay “NCTN”. Trẻ em là người dưới 16 tuổi, NCTN là người dưới 18 tuổi, nên trẻ em là NCTN, nhưng NCTN có thể không phải là trẻ em. Từ đó chúng tôi đưa ra khái niệm về người dưới 18 tuổi như sau: Người dưới 18 tuổi là NCTN, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đủ 18 tuổi trở lên.
* Đặc điểm của người dưới 18 tuổi
Chúng ta có thể thấy, người dưới 18 tuổi là đối tượng yếu thế trong xã hội, vì: đối tượng này còn “thiếu”, “khuyết”hoặc“chưa phát triển đầy đủ” về cả thể chất lẫn tinh thần so với người đủ 18 tuổi trở lên. Chính bởi mức độ nhận thức chưa đủ nên người dưới 18 tuổi “rất dễ” là nạn nhân của các hành vi trái pháp luật xâm hại, đồng thời cũng là chủ thể của nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, tìm hiểu các đặc điểm của người dưới 18 tuổi là việc làm cần thiết để có thể đưa ra các chính sách, quy địnhđiều chỉnh phù hợp.
Một là, về tâm – sinh lý
Về trạng thái cảm xúc: người dưới 18 tuổi là người đang trong quá trình phát triển về cả sinh lý, tâm lý và ý thức, trong giai đoạn này diễn ra nhiều biến cố có thể gây mất cân bằng tạm thời về cảm xúc làm cho người dưới 18 tuổi thường có những cơn xúc động mạnh, những phản ứng thái quá, nóng nảy vô cớ hay những hành vi bất thường [45]. Những nét tính cách quan trọng nhất của người dưới 18 tuổi giúp cho việc dự đoán khả năng phạm tội sau này là tính hiếu động và bốc đồng. Đây là yếu tố đễ làm cho hành vicủa người dưới 18 tuổi lệch chuẩn, dễ dẫn đến sai lầm và nghiêm trọng hơn là hành vi phạm tội [22] (Xem bảng 2.1).
Về nhu cầu độc lập: ở độ tuổi này người dưới 18 tuổi thường cho rằng mình đã trưởng thành, không còn là trẻ con nữa và muốn tự đưa ra các quyết định để khẳng định bản thân mà không bị chi phối bởi người khác. Đây là xu hướng tự nhiên, tất yếu nhưng nếu kiểm soát không tốt điều này thì sẽ là nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội trong một số trường hợp. Chính tính cách này thường dẫn đến việc trẻ em muốn làm những việc mà người lớn làm được như: đi chơi, hút thuốc lá,
uống rượi bia, chơi cờ bạc, đua xe, yêu đương, quan hệ tình dục, sử dụng ma túy…
đã vô tình đẩy các em vào ranh giới của tội phạm.
Hai là, về nhận thức xã hội, pháp luật. Trong giai đoạn này, các em tuy đã phát triển cơ bản về thể chất nhưng kiến thức, kinh nghiệm ứng xử và mức độ nhận thức các mối quan hệ xã hội trong mối tương quan với pháp luật còn nhiều hạn chế.
Chính vì vậy, suy nghĩ, lời nói và hành động của các em còn mang nặng yếu tố chủ quan, “cái tôi” được đặt trên cái “chúng ta”; mức độ tiếp cận, hiểu biết và phân tích các quy định pháp luật còn có giới hạn, còn thờ ơ trước pháp luật. Đôi khi các em còn cho rằng pháp luật là dành cho người lớn, còn các em là đối tượng “đặt biệt”
được pháp luật bảo vệ nên được đối xử “ưu ái” hơn. Chính vì vậy, nhiều trường hợp người dưới 18 tuổi pham tội nhưng không biết mình đã phạm tội, phạm tội gì và mức độ nguy hiểm của hành vi mình gây ra; có trường hợp các em cho rằng hành vi của mình là hợp pháp, là sự tự vệ hoặc để bảo vệ quyền lợi của mình hay của người thân. Đôi khi có trường hợp phạm tội chỉ để thỏa mãn nhu cầu, hứng thú, sở thích, làm “cho vui” mà không quan tâm đến hậu quả và quy đinh pháp luật.
Ba là, về nhu cầu khám phá cái mới. Chính sự phát triển về nhận thức đang trong giai đoạn cao trào nên mong muốn tìm hiểu, khám phá, tiếp thu và vận dụng cái mới ở lứa tuổi dưới 18 là rất cao. Điều này sẽ rất tốt với sự tiếp thu cái mới có ích và phù hợp, qua đó giúp các em phát triển; nhưng nếu cái mới lệch chuẩn (đạo đức, thuần phong mỹ tục), trái pháp luật thì sẽ gây ảnh hướng xấu đến các em, làm cho sự phát triển chệch hướng dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật. Từ việc
“khám phá”, “tò mò”, “thử” và “thích” dẫn đến “thói quen”, “đam mê” và nặng hơn là “nghiện”,… Và khi không thể kiềm chế, thõa mãn các nhu cầu vật chất, các em có thể bằng nhiều cách khác nhau để đạt được mục đích của mình như: bớt tiền học, trộm cắp, cưỡng đoạt, cướp tài sản, giết người… (Xem bảng 2.2).
Bốn là, về quan hệxã hội. Trong giai đoạn này, nhu cầu giao tiếp với bạn bè của NCTN là rất cao, nhiều mối quan hệ đan xem, phức tạp bắt đầu hình thành (bạn bè, yêu đương, nhóm,…). Tuy nhiên, ở lứa tuổi dưới 18, các em có sự hiểu biết, kỹ năng ứng xử và ứng phó còn hạn chế, thiếu chính kiến và khả năng phân tích, đánh
giá đúng vấn đề nên dễ bị lôi cuốn vào “tâm lý đám đông”, từ đó dẫn đến các hiện tượng tiêu cực như: “bè phái, băng đảng” với các “thủ lĩnh”, “đại ca”, “soái ca” hay các “tay chơi”, “anh, chị” hoạt động theo kiểu “giang hồ”, “xã hội đen” nhằm
“chứng tỏ bản thân”.
Năm là, về thái độ đối với học tập. Hoạt động học tập là hoạt động chủ yếu của người dưới 18 tuổi, quá trình học tập có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của lứa tuổi này. Tuy nhiên, việc không dành đúng và đủ thời gian cho việc học tập, rèn luyện sẽ dẫn đến các em dành thời gian cho các hoạt động khác như: ăn chơi, tụ tập giao du với các nhóm bạn bỏ học khác. Điều này là nguyên nhân dẫn đến các hành vi phạm tội như: trộm cắp, cướitài sản (để có tiền ăn chơi), gây thương tích, giết người (để giải quyết các mâu thuẫn)…
Từ sự phân tích các đặc điểm của người dưới 18 tuổi, chúng tôi rút ra kết luận như sau: do sự phát triển chưa hoàn thiện về tâm –sinh lý, người dưới 18 tuổi có nhữngthái độ, nhận thức chưa hoàn chỉnh trong học tập, giao tiếp xã hội; từ các đặc trưng đó, đòi hỏi xã hội phải thật sự khách quan, công bằng khi đánh giá về họ, nhất là với các hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời phải dành cho họ những quyền và có cơ chế đối xử phù hợp với lứa tuổi của mình. Đây là nhu cầu và đòi hỏi chính đáng của người dưới 18 tuổi, nhất là trong quan hệ pháp luật TTHS [7, tr.19-34].
1.2.1.2. Quan điểm về quyền bào chữa
Quyền bào chữa là quyền con người quan trọng khi TGTT và luôn được đề cập trong các đạo luật của mỗi quốc gia. Ở nước ta, nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa là nguyên tắc Hiến định, đồng thời là nguyên tắc đặc thù của TTHS. Việc ghi nhận và thực hiện nguyên tắc này góp phần quan trọng vào việc đảm bảo quyền con người của bị can, bị cáo, giúp các cơ quan THTT giải quyết vụ án khách quan, toàn diện và chính xác. Sự đảm bảo này thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Một là, quyền có người bào chữa nhằm mục đích trao cho người bị buộc tội cơ hội được bảo vệ quyền lợi chính đáng trước những diễn biến của quá trình tố tụng. Ở đây, người bào chữa có trách nhiệm như người bảo vệ đối với người bị buộc tội để hỗ trợ họ trước sự cáo buộc của các chuyên gia về TTHS như: ĐTV, KSV,
Thẩm phán. Thông qua người bào chữa, người bị buộc tội sẽ được trao những kỹ năng cần thiết, kể cả những kiến thức về các quyền cơ bản của họ trong TTHS.
Quyền có người bào chữa sẽ đảm bảo cho người bị buộc tội có vị trí tích cực, chủ động hơn trong TTHS, thay vì chỉ “thụ động, cam chịu, phó thác cho số phận” khi đã vướng vào vòng lao lý.
- Hai là, quyền bào chữa nhằm đảm bảo tính nhân đạo của pháp luật. Cũng như mục đích ban đầu, vị thế của người bị buộc tội trong suốt quá trình tố tụng luôn phải đối diện trước những cáo buộc của cơ quan có thẩm quyền. Hàng loạt các quyết định của cơ quan THTT trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam… có thể gây ra những hậu quả bất lợi mà người bị buộc tội phải gánh chịu (như: mất việc làm, xa gia đình, sự xa lánh của xã hội…). Các nhà làm luật đã nhận thấy những tìm ẩn rủi ro trên nên việc ghi nhận chế định người bào chữa đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ mục đích nhân đạo với ý nghĩa như là người hỗ trợ người bị buộc tội về cả khía cạnh pháp lý lẫn tinh thần [57, tr.52].
Trong khoa học pháp lý, không có định nghĩa chính thức nào về quyền bào chữa. Tuy nhiên, quyền của một người bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tự mình hoặc nhận sự hỗ trợ của người bào chữa không phải là một khái niệm mới. Tùy vào mô hình TTHS tranh tụng (Aversarial Model) hay mô hình thẩm vấn (Inquisitorial Model) mà quyền bào chữa có những biểu hiện khác nhau. Như vậy, bên cạnh được tự bào chữa thì quyền có người bào chữa liên quan đến hai vấn đề: Thứ nhất, người bị buộc tội có quyền được nhờ người bào chữa để bảo vệ mình trước cáo buộc của nhà nước;
Thứ hai, Nhànước có nghĩa vụ cung cấp người bào chữa cho người bị buộc tội nếu họ không có khả năng thuê (nhờ) người bào chữa [57, tr.10-24]. Đến nay, xung quanh khái niệm bào chữa có nhiều quan điểm khác nhau như:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng: Quyền bào chữa là tổng hoà các hành vi tố tụng hướng tới việc loại bỏ sự buộc tội và xác định bị can không có lỗi hoặc nhằm làm giảm trách nhiệm của bị can.
- Quan điểm thứ hai cho rằng, quyền bào chữa không chỉ dừng lại ở việc bác bỏ sự buộc tội và xác định bị can không có lỗi hay làm giảm trách nhiệm của bị can
mà nó còn được thể hiện trong cả việc đảm bảo các quyền và lợi ích được pháp luật bảo vệ của bị can kể cả khi chúng không trực tiếp liên quan tới việc làm giảm trách nhiệm của bị can trong vụ án.
- Quan điểm thứ ba cho rằng,quyền bào chữa không chỉ thuộc về bị can, bị cáo mà còn thuộc về người bị tình nghi phạm tội, người bị kết án, người bào chữa, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ.
- Quan điểm thứ tư cho rằng: Quyền bào chữa là tổng hoà các hành vi tố tụng do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án thực hiện trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật nhằm phủ nhận một phần hay toàn bộ sự buộc tội THTT, làm giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự của mình trong VAHS”.
- Quan điểm thứ năm cho rằng: Không chỉ bị cáo mà cả người bị hại cũng cần đến việc bào chữa. Nhân chứng, giám định viên và cả những người khác cũng vậy, nếu quyền lợi của họ bị xâm hại.
Theo chúng tôi tất cả các quan điểm về quyền bào chữa nói trên đều chưa hoàn toàn chính xác. Nếu cho rằng quyền bào chữa chỉ thuộc về bị can như quan điểm thứ nhất và thứ hai thì quá hẹp, còn nếu cho rằng quyền bào chữa còn thuộc về người bị tình nghi phạm tội, người bị kết án, người bị hại, nguyên đơn dân sự… như quan điểm thứ ba, thứ tư và thứ nămthì quá rộng.
Chúng tôi đồng ý với quan điểm tại Khoản 4 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 đó là: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa” và nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội tại Khoản 1 Điều 16 BLTTHS 2015 “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”; như vậy, quyền bào chữa chỉ thuộc về người bị bắt, tạm giữ, bị can, bị cáo (sau đây gọi chung là người bị buộc tội) chứ không thuộc về đối tượng nào khác và quyền này chỉ giới hạn trong việc bác bỏ một phần hay toàn bộ lời buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm cho họ. Đối với việc bảo vệ các quyền và lợi ích khác của người bị buộc tội không trực tiếp liên quan tới việc bác bỏ sự buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm cho họ trong vụ án thì không thuộc về giới hạn của quyền bào chữa. Tuy nhiên, khi đã bào