Đánh giá việc đảm bảo quyền bào chữa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người dưới 18 – Từ thực tiễn tỉnh Phú Yên (Trang 57 - 78)

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN

2.2. Đánh giá việc đảm bảo quyền bào chữa đối với bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh Phú Yên

2.2.3. Đánh giá việc đảm bảo quyền bào chữa

Trong thời gian qua, việc thực hiện quyền bào chữa đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh cơ bản được đảm bảo. Người bị buộc tội dưới 18 tuổi và người đại diện hợp pháp của họ được các cơ quan THTT, Trung tâm TGPL và các tổ chức hành nghề Luật sư tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện quyền lựa chọn người bào chữa.

Theo số liệu thống kê từ năm 2012 đến 2016, toàn tỉnh có 429/429 bị can (đạt 100%) là người dưới 18 tuổi được đảm bảo quyền bào chữa nói chung và quyền lựa chọn người bào chữa nói riêng. Trong đó, quyền bào chữa được thực hiện thông qua ba phương thức đó là, do các cơ quan THTT chỉ định người bào chữa (thông qua Đoàn Luật sư), hoạt động TGPL (thông qua Trung tâm TGPL) và do khách hàngmời người bào chữa (thông quan hợp đồng dịch vụ với Luật sư), kết quả như sau:

* Đối với việc chỉ định người bào chữa

Theo số liệu thống kê của VKSND tỉnh tỉnh giai đoạn 2012 – 2016 trong tổng số 429 bị can dưới 18 tuổi, có 118 bị can được chỉ định người bào chữa, chiếm 27,5% số bị can. Đa phần các trường hợp chỉ định người bào chữa được thực hiện trong giai đoạn đầu của giai đoạn điều tra nhưng trong nhiều trường hợp người bị buộc tội có độ tuổi từ 17 đến dưới 18 và các trường hợp chưa xác định được độ tuổi thì việc chỉ định chủ yếu được thực sau khi CQĐT đã xác định chính xác tuổi và bị can có thuộc trường hợp được TGPL hay không.

Do vậy, trong các trường hợp chỉ định muộn vì mất thời gian xác minh độ tuổi, quyền bào chữa của các em trong giai đoạn này chưa được bảo đảm đầy đủ, kịp thời; việc bảo đảm quyền và lợi ích của các em lúc này chủ yếu do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện [29].

* Việc bào chữa thông qua hoạt động TGPL

Nhìn chung tại tỉnh Phú Yên, việc bào chữa thông qua hoạt động TGPL (Trợ giúp viên pháp lý và Luật sư cộng tác viên) trong giai đoạn 2012-2016 diễn ra khá

phổ biến và chiếm tỷ lệ cao trong hoạt động bào chữa đối với người phạm tội dưới 18 tuổi, cụ thể:

Theo số liệu thống kê của Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Phú Yên (xem bảng 2.7) cho thấy, tính trung bình 5 năm gần nhất, số bị can dưới 18 tuổi được TGPL chiếm khoảng 66,01% tổng số bị can dưới 18 tuổi, lỷ lệ này là rất cao so với tỷ lệ 5,76% của cả nước [57, tr.232]. Tuy nhiên, nhìn vào số liệu chúng ta cũng có thể thấy tỷ lệ này có xu hướng giảm dần từ 79,41% năm 2012 xuống chỉ còn 59,34% năm 2016 (giảm 20,07%). Đồng thời thống kê cùng có thấy số vụ việc TGPL chủ yếu do Luật sư cộng tác viên thực hiện, chiếm: 95,8%, số vụ việc do Trợ giúp viên pháp lý chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn 4,2%; tính trung bình trong một năm mỗi Luật sư công tác viên thực hiện TGPL cho khoảng 18 bị can dưới 18 tuổi, trong khi đó với 4 Trợ giúp viên pháp lý trong 5 năm mỗi người chỉ thực hiện TGPL cho 3 bi can dưới 18 tuổi, đây là tỷ lệ quá thấp so với địa vị pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý được BLTTHS và Luật TGPL quy định.

Bảng 2.7. Kết quả tham gia TGPL đối vớingười bị buộc tội dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2012-2016

Trợ giúp viên pháp

Luật cộng

tác viên

Tạm

giữ Khởi tố

Truy tố

Xét xử

1 2012 81 79,41 0 81 2 53 0 26

2 2013 74 74,74 4 70 6 49 4 15

3 2014 49 71,01 2 47 8 29 8 4

4 2015 31 45,58 1 30 1 26 1 3

5 2016 54 59,34 5 49 1 40 5 8

Năm TT

Tổng số người dưới 18

tuổi được TGPL

Người thực

hiện TGPL Giai đoạn tham gia Tỷ lệ % người TGPL

dưới 18 tuổi được TGPL so

với tổng số người dưới 18

tuổi phạm tội

Nguồn: Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Phú Yên

Bên cạnh đó, việc TGPL được thực hiện chủ yếu từ giai đoạn khởi tố (bào gồm cả tạm giữ), chiếm: 74,4%; xét xử, chiếm: 19,4%; truy tố, chiếm: 6,2%. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, về cơ bản việc TGPL đối với người bị buộc tuổi dưới 18 tuổi được thực hiện sớm ngày từ giai đoạn điều tra, một số ít các trường hợp được thực hiện trong giai đoạn truy tố (do kết quả của hoạt động kiểm sát của VKSND); các trường hợp TGPL trong gia đoạn xét xử tương đối nhiều chủ yếu do giai đoạn này hợp đồng Luật sư bào chữa của người bị buộc tội chấm dứt nên Tòa án đề nghị Trung tâm TGPL thực hiện TGPL cho các trường hợp này.

* Việc lựa chọn người bào chữa (thông qua hợp đồng dịch vụ)

Theo số liệu thống kê của Đoàn Luật sư tỉnh giai đoạn 2012 – 2016, có 22 trường hợp bị can dưới 18 tuổi mời Luật sư, chiếm: 5,1% số bị can, đa phần các trường hợp mời Luật sư rơi vào nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, trong đó chủ yếu là tội cố ý gây thương tích (13 bị can), tội giết người (06 bị can), hiếp dâm trẻ em (03 bị can). Như vậy, có thể thấy việc bản thân người bị buộc tội dưới 18 tuổi (chủ yếu thông qua người đại diện hợp pháp của họ) ít sử dụng dịch vụ pháp lý, việc mời Luật sư bào chữa cho mình chủ yếu tập trung vào các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, bị truy tố vào các tội có khung hình phạt cao [29]. Việc lựa chọn người bào chữa đa phần được gia đình các em thực hiện ngay sau khi các em bị bắt và khởi tố nên việc tham gia của Luật sư vào các quá trình tố tụng để đảm bảo quyền và lợi ích của các em được thực hiện tương đối sớm.

2.2.3.2. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Kết quả nghiên cứu cho thấy, quyền bào chữa của người bị buộc tội dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh được đảm bảo. Người bị buộc tội và đại diện hợp pháp của họ được các cơ quan THTT kịp thời thông báo, trao đổi để họ tự bào chữa hoặc lựa chọn người bào chữa. Việc bào chữa đã giúp người bị buộc tội dưới 18 tuổi và gia đình họ được yên tâm hơn khi tham gia vào quá trình tố tụng. Kết quả điều tra, tuy tố xét xử các vụ án có người bị buộc tội dưới 18 tuổi đều đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm. Đến nay,

không có khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc đảm bảo và thực hiện quyền bào chữa đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi.

Ngoài ra công tác thể chế hóa các văn bản pháp lý về đảm bảo quyền bào chữa đối với người dưới 18 tuổi cũng đã được tỉnh triển khai tương đối đồng bộ, hiệu quả, tạo được sự đồng thuận và áp dụng thực hiện thống nhất của các cấp, các ngành nhất là sự triển khai có hiệu quả của Trung tâm TGPL thuộc Sở Tư pháp và các cơ quan THTT của tỉnh.

Đạt được những kết quả nêu trên, trước hết là sự đầy đủ và tương đối hoàn chỉnh về cơ sở pháp lý trong các quy định về quyền bào chữa của pháp luật TTHS, Luật TGPL và Luật Luật sư nói chung. Bên cạnh đó là có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra giám sát của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và các cơ quan tư pháp ở địa phương; đồng thời là sự quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của cơ quan THTT cấp trên cũng như sự nỗ lực cố gắng chấp hành các quy định pháp luật của các cơ quan THTT, người TGTT và nhân dân.

* Đối với hoạt động TGPL

Nhìn chung những kết quả của công tác TGPL đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi ở tỉnh Phú Yên đã tác động mạnh mẽ đến công tác TTHS, và dần đưa việc TGPL trong TTHS vào cuộc sống, đưa các đối tượng được TGPL hiểu và đến gần hơn với hoạt động này. Từ đó, dần nâng cao vị thế, vai trò của pháp luật nói chung và TGPL nói riêng trong quản lý xã hội, bảo vệ quyền con người (trong đó có quyền bào chữa), trong chính sách nhân đạo của Nhà nước ta.

Công tác TGPL đã huy động được sự quan tâm, tham gia của các ngành, các cấp, đoàn thể, nhất là các cơ quan THTT. Qua việc phối hợp và thực hiện TGPL đối với người dưới 18 tuổi bị buộc tội đã góp phần hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, góp phần đẩy nhanh tiến trình tố tụng và hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót do việc thực hiện nhiệm vụ gây ra.

Các cơ quan THTT của tỉnh đã vận dụng triệt để quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/7/2011, theo đó: “CQĐT, VKS hoặc Tòa án phải đề nghị Tổ chức thực hiện

TGPL thực hiện TGPL cho bị can, bị cáo là trẻ em không nơi nương tựa và có thể đề nghị TGPL cho bị can, bị cáo là NCTN khác”. Trong giai đoạn từ sau khi BLTTHS 2015 được ban hành, việc áp dụng quy định có lợi đối với người bị buộc tội tại Điểm c Khoản 2 Điều 72 khi “Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được TGPL” là người bào chữa đã được chính thức quy định mà không phải dẫn chiếu như quy định trước đây của BLTTHS 2003 (Điểm b Điều 56: người bào chữa có thể là “Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo” và Điểm b Khoản 3 Điều 21 Luật TGPL quy định Trợ giúp viên pháp lý “TGTT với tư cách người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để thực hiện việc bào chữa”).

Có được những kết quả trên, một phần là do sự triển khai đồng bộ, toàn diện công tác TGPL trên địa bàn tỉnh; điều kiện hoạt động của Trung tâm TGPL không ngừng được nâng cao, đội ngũ kế cận có thể bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý được đảm bảo. Ngoài ra, công tác TGPL trong TTHS đã được sự quan tâm, phối hợp của các cơ quan THTT, nhất là sự quán triệt chỉ đạo thực hiện của liên ngành tư pháp của tỉnh và Ban Nội chính Tỉnh ủy.

* Đối với hoạt động của đội ngũ Luật sư

Trong những năm qua việc cung cấp các dịch vụ pháp lý trong và ngoài tố tụng của đội ngũ Luật sư của tỉnh ngày càng pháttriển; năng lực, kinh nghiệm trong hoạt động nghề nghiệp không ngừng được nâng cao, số vụ việc có sự tham gia của Luật sư có chiều hướng tăng, trong đó số lượng VAHS có người dưới 18 tuổi phạm tội có Luật sư bào chữa do người bị buộc tội lựachọn (thông qua hợp đồng dịch vụ) là xu hướng chính. Phẩm chất đạo đức, chất lượng, kỹ năng tranh tụng của Luật sư từng bước được nâng cao, người dân dần tin tưởng và lựa chọn Luật sư để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình.

Nguyên nhân của những kết quả đáng khích lệ đó là do đội ngũ Luật sư tỉnh Phú Yên và Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên luôn nhận sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Vị thế, vai trò của Luật sư ngày càng được nâng lên rõ rệt, việc đăng ký thành

lập, mở trụ sở làm việc và tổ chức hoạt động có nhiều thuận lợi. Mối quan hệ giữa Đoàn Luật sư và các cơ quan THTT, giữa Luật sự và người THTT hai cấp trong hoạt đông tố tụng, nhất là thực hiện quyền bào chữa được đảm bảo; tính dân chủ, công khai trong hoạt động tranh tụng ngày càng được mở rộng hơn.

2.2.3.3. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được nêu trên, việc ghi nhận và đảm bảo quyền bào chữa đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh Phú Yên thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Những hạn chế này không chỉ ảnh hưởng đến người bị buộc tội dưới 18 tuổi, quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan THTT, quyền hành nghề của Luật sư, mà còn ảnh hưởng đến việc xác đinh sự thật khách quan của vụ án, khả năng tiếp cận công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người trong hoạt động tư pháp. Vì vậy, việc nghiên cứu để chỉ ra các tồn tại, hạn chế, xác định nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế ấy là việc làm cần thiết để đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ; qua đó bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội dưới 18 tuổi theo quy định của pháp luât.

Trong thời gian qua việc thực hiện BLTTHS 2003 đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Trên cơ sở thể chế hóa các quy định tiến bộ của Hiến pháp năm 2013, BLTTHS 2015 ra đời đã cơ bản khắc phục được các bất cập, hạn chế của BLTTHS 2003, trong đó có việc đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi. Vì vậy, chúng tôi thống nhất không đề cập lại những tồn tại của BLTTHS 2003 mà chủ yếu đi sâu tìm hiểu một số quy định còn bất cập hay có cách hiểu chưa thống nhất của BLTTHS 2015 có ảnh hưởng đến việc đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội dưới 18 tuổi. Đồng thời làm rõ những các tồn tại, hạn chế trong tổ chức và hoạt động TGPL; trong hoạt động bào chữa của đội ngũ Luật sư; nhận thức của người bị buộc tội dưới 18 tuổi, gia đình họ và nhân dân về quyền bào chữa. Cụ thể như sau:

* Về một số quy định của BLTTHS:

Thứ nhất,chưa quy định về việc tham gia của người bào chữa đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi là nghĩa vụ bắt buộc trong suốt các giai đoạn tố tụng. Theo

quy định tại Khoản 1 điều này thì người bào chữa có thể thực hiện quyền bào chữa của mình ở tất cả các giai đoạn tố tụng (kể từ khi bị bắt cho đến khi ra tòa) và hoạt động tố tụng (lấy lời khai, hỏi cung, đối chất, nhận dạng; thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án…). Đối với nghĩa vụ của người bào chữa được quy định tại Khoản 2 chúng tôi cơ bản thống nhất đây là nghĩa vụ chung của người bào chữa trong các VAHS thông thường nhưng chưa hợp lý đối với các VAHS có người bị buộc tội dưới 18 tuổi, ở chỗ không quy định nghĩa vụ tham gia đầy đủ các giai đoạn và hoạt động tố tụng khi có sự tham gia của người bị buộc tội dưới 18 tuổi mà chỉ dừng lại ở quyền, việc tham gia bào chữa chỉ được coi là bắt buộc (nghĩa vụ) tại phiên tòa theo Điều 291.

Đối chiếu với các quy định tại phần thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi chỉ có một nội dung tại Khoản 1 Điều 421 “Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, hỏi cung bị can phải có mặt người bào chữa hoặc người đại diện của họ”, là bắt buộc phải có người bào chữa nhưng cũng chỉ trong trường hợp “hoặc” không có người đại diện. Điều này là bất hợp lý, vì nếu chỉ là quyền bào chữa mà không gắn với nghĩa vụ phải bào chữa thì sẽ dẫn đến sự tùy tiện trong việc tham gia, việc tham gia ở giai đoạn hay hoạt động tố tụng nào có thể chỉ là sự đánh giá chủ quan của người bào chữa hay người bào chữa chỉ tham gia bào chữa ở giai đoạn xét xử sẽ gây ảnh hướng đến quyền lợi chính đáng của người bị buộc tội, nhất là người dưới 18 tuổi. Bởi lẽ, hơn ai hết người dưới 18 tuổi, đặc biệt là ở độ tuổi từ 14 đến dưới 16 chưa đủ nhận thức để đối mặt với các cơ quan THTT mà thiếu vắng người bào chữa (như là người bạn đồng hành) để hướng dẫn, bảo vệ mình. Trong rất nhiều trường hợp người dưới 18 tuổi và gia đình họ “cần” người bào chữa tham gia, tư vấn nhưng người bào chữa không tham gia vì cho rằng đây là quyền mà không là nghĩa vụ hay suy nghĩ chủ quan của người bào chữa cho rằng “không cần thiết” phải tham gia; nghĩa là quyền bào chữa phải phụ thuộc vào việc thực hiện quyền của người bào chữa. Và điều này, vô hình chung là chưa đảm bảo nguyên tắc “Bảo đảm quyền bào chữa, quyền được TGPL của người dưới 18 tuổi”được quy định tại Khoản 2 Điều 414 BLTTHS 2015.

Thứ hai,về thủ tục đăng ký bào chữa. BLTTHS 2015 đã thay thế thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa của BLTTHS 2003 qua đó đã khắc phục tương đối triệt để vấn đề đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội. Qua nghiên cứu thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa tại Điều 78 BLTTHS 2015, chúng tôi nhận thấy: khi đăng ký bào chữa, Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội cho cơ quan có thẩm quyền và trong thời hạn 24 giờ cơ quan có thẩm quyền phải vào sổ đăng ký và thông báo cho Luật sư (Điểm a, Khoản 2 và Khoản 4 Điều 78).

Trường hợp người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam có đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để có ý kiến về việc nhờ người bào chữa (Khoản 3, Điều 75).

Như vậy, với các quy định nêu trên, trường hợp thuận lợi, trong 24 giờ cơ quan THTT có thể tiếp nhận thủ tục điều kiện bào chữa, sau đó đến nhà tạm giữ, trại tạm giam gặp hỏi người bị buộc tội và quy định điều kiện bào chữa, thông báo cho người bào chữa. Tuy nhiên, đối với trường hợp các vụ án do cơ quan THTT cấp trung ương thụ lý giải quyết, cơ quan THTT ở miền bắc, nhưng người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam ở Trại tạm giam phía Nam thì việc gặp hỏi để lấy ý kiến người bị buộc tội về sự đồng ý hay không đồng ý nhờ Luật sư bào chữa, sau đó cơ quan THTT vào sổ đăng ký và thông báo cho người đăng ký bào chữa trong thời hạn 24 giờ là rất khó thực hiện.

Bên cạnh đó, qua ràsoát các quy đinh của BLTTHS 2015 không có nội dung về thẩm quyền (cơ quan hay cá nhân nào) ban hành thông báo đăng ký bào chữa, Khoản 4 Điều 78 chỉ quy định rất chung chung “cơ quan có thẩm quyền THTT phải kiểm tra giấy tờ... vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa...”

Thứ ba, cần đảm bảo quyền bào chữa của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Theo Điểm e Khoản 1 Điều 57 thì: người bị tố giác, người bị kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người dưới 18 – Từ thực tiễn tỉnh Phú Yên (Trang 57 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)