Về tổ chức và hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người dưới 18 – Từ thực tiễn tỉnh Phú Yên (Trang 52 - 57)

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN

2.2. Đánh giá việc đảm bảo quyền bào chữa đối với bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh Phú Yên

2.2.2. Về tổ chức và hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp

Như đã được phân tích tại Chương 1 của Luận văn, một trong những phương cách hiệu quả nhất để người bị buộc tội nói chung và người dưới 18 tuổi nói riêng thực hiện quyền bào chữa là thông qua quyền lựa chọn (nhờ) người bào chữa để bảo về quyền và lợi ích chính đáng của mình. Việc chọn người bào chữa trong số những chủ thể có quyền bào chữa (Luật sư, người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hay Bào chữa viên nhân dân) là việc rất quan trọng, có tác động trực

tiếp đến khả năng bảo vệ sinh mệnh pháp lý của người bị buộc tội. Vì vậy, trong thời gian qua các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể và nhất là các cơ quan tư pháp của tỉnh Phú Yên đã có sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để người bị buộc tội dưới 18 tuổi được hưởng đầy đủ nhất (có thể) quyền bào chữa của mình. Trong đó củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ Luật sư (thuộc Đoàn Luật sư tỉnh) và kiện toàn đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý, Công tác viên pháp lý và Tư vấn viên pháp luật (thuộc Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh) là nội dung được quan tâm thực hiện.

* Đối với Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh:

Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Phú Yên là đơn vị sự nghiệp loại II thuộc Sở Tư pháp, được tổ chức và hoạt động theo cơ chế song trùng trực thuộc, nghĩa là vừa chịu sự quản lý về mặt chuyên môn của Cục TGPL thuộc Bộ Tư pháp và chịu sự quản lý về tổ chức, biên chế và kinh phí hoạt động của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Phú Yên.

Xác định công tác TGPL là nhiệm vụ chính trị quan trọng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đồng thời là sự triển khai nghiêm túc các quy định của Luật TGPL năm 2006. Trong thời gian qua, UBND tỉnh đã đảm bảo các nguồn lực (về con người, cơ sở vật chất, kinh phí) để đáp ứng yêu cầu của công tác TGPL trên địa bàn tỉnh; đa dạng hóa hình thức và phát triển mạng lưới thực hiện TGPL, đồng thời chú trọng kiện toàn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện TGPL. Cụ thể như sau:

Một là, về tổ chức, bộ máy của Trung tâm TGPL:

Sau 10 năm triển khai Luật TGPL, công tác kiện toàn tổ chức, bộ máy luôn được UBND tỉnh quan tâm, cụ thể: đổi tên Trung tâm TGPL củanhà nước tỉnh Phú Yên thành Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Phú Yên thuộc Sở Tư pháp; quy định tổ chức, bộ máy của Trung tâm có Giám đốc, từ 01 lên 02 Phó Giám đốc và 04 phòng chuyên môn; thành lập 02 Chi nhánh TGPL tại thị trấn Chí Thạnh thuộc huyện Tuy An và thị Trấn Củng Sơn thuộc huyện miền núi Sơn Hòa (hiện nay 02 Chi nhánh trên chưa thể hoạt động) [66].

Hai là, về biên chế và đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý (xem bảng 2.5): Trung tâm được UBND tỉnh cho 11 biên chế, trong đó biên chế chức danh Trợ giúp viên

pháp lý là 09 người, có Giám đốc là công chức, còn lại là viên chức. Đến nay, đơn vị đã thực hiện 11 biên chế và có 04 Trợ giúp viên pháp lý (chiếm 36% tổng số biên chế), giảm 03 Trợ giúp viên pháp lý so với lúc mới thành lập.

Bảng 2.5. Biên chế Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Phú Yên năm 2016

Được

giao Hiện có Trợ giúp viên pháp lý chính

Trợ giúp viên pháp lý

Viên chức khác

11 11 0 4 7

Biên chế Biên chế đã thực hiện

Nguồn: Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Phú Yên.

Ba là, về điều kiện vật chất, trang thiết bị và kinh phí hoạt động:

Hiện nay, trụ sở làm việc của Trung tâm được bố trí chung trong khuôn viên trụ sở của Sở Tư pháp (chưa có trụ sở riêng); có 02 xe máy (cấp năm 1999) đã hư hỏng nặng không thể sử dụng và chưa có xe ô tô (khi có hoạt động TGPL ở địa bàn xa, Trung tâm phải liên hệ Sở Tư pháp hoặc UBND tỉnh để hỗ trợ phương tiện) nên việc thực hiện nhiệm vụ còn hạn chế nhất là thực hiện công tác TGPL ở địa bàn vùng sâu, vùng xa hay tham gia bào chữa tại các phiên tòa lưu động.

Kinh phí hoạt động của Trung tâm chủ yếu do ngân sách tỉnh cấp hàng năm, ngoài ra tùy vào từng năm (không thường xuyên) mà Trung tâm nhận được các nguồn kinh phí khác như: kinh phí hỗ trợ chính sách TGPL từ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Quỹ TGPL Việt Nam và một số nguồn khác. Nhìn chung kinh phí của tỉnh dành cho công tác TGPL còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay [65].

Bốn là, việc huy động các tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia TGPL (xem bảng 2.6):

Bảng 2.6. Tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia Trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Phú Yên năm 2016

Đã đăng ký Chưa đăng ký

1 Công ty luật 0 0

2 Văn phòng Luật sư 3 5

3 Trung tâm tư vấn pháp luật 0 2

4 Luật sư 3 21

5 Tư vấn viên pháp luật 0 4

Tình trạng đăng ký tham gia TGPL Cơ quan, tổ chức

TT

Nguồn: Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Phú Yên.

Qua bảng thống kê 2.6 nhận thấy trên địa bàn tỉnh hiện nay có 08 Văn phòng luật sư, 02 Chi nhánh Văn phòng Luật sư, 02 Trung tâm tư vấn pháp luật (thuộc Tỉnh Đoàn và Liên đoàn lao động tỉnh) và các tổ chức, cá nhân hành nghề Luật sư.

Tuy nhiên, thực tế việc huy động các tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia TGPL gặp nhiều khó khăn. Chỉ có 3/8 (chiếm 37,5%) Văn phòng Luật sư đăng ký tham gia TGPL với tư cách Luật sư Cộng tác viên (giảm 02 Văn phòng Luật sư so thời điểm trước năm 2015 có 5/8 Văn phòng Luật sư đăng ký tham gia). Bênh cạnh đó, mỗi Văn phòng Luật sư có đăng ký tham gia TGPL cũng chỉ đăng ký 01 Luật sư làm cộng tác viên (giảm 03 Luật sư so với trước năm 2015). Đối với 02 Trung tâm tư vấn pháp luật (với 04 tư vấn viên) đến nay vẫn chưa đăng ký tham gia TGPL.

Như vậy, có thể thấy đội ngũ tham gia TGPL toàn tỉnh chỉ có 07 người (04 người thuộc Trung tâm và 03 Luật sư Công tác viên) là quá ít; các tổ chức, cá nhân chưa thực sự quan tâm đến việc đăng ký tham gia TGPL, có trường hợp còn chấm dứt việc tham gia sau một thời gian đã ảnh hưởng lớn đến việc xã hội hóa công tác TGPL trên địa bàn tỉnh.

* Về đội ngũ Luật sư trên địa bàn tỉnh: (xem bảng 2.6)

Đội ngũ Luật sư trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện có 21 người (tăng 07 người so với thời điểm năm 2012), trong đó có 02 Luật sư đang trong quá trình tập sự; tất

cả điều là thành viên của Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên - là tổ chức xã hội nghề nghiệp được thành lập trên có sở Hiến pháp và Luật Luật sư năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012).

Trên địa bản tình hiện nay có 08 Văn phòng luật sư (tăng 01 Văn phòng so với thời điểm trước năm 2012) và chưa có Công ty luật, trong đó có 7/8 Văn phòng (chiếm 87,5%) có trụ sở đóng tại địa bàn thành phố Tuy Hòa (trung tâm tỉnh lỵ) và chỉ có 01 Văn phòng có trụ sở tại đơn vị cấp huyện (vùng nông thôn). Việc quản lý, giám sát hoạt động của Đoàn Luật sư đối với các Tổ chức hành nghề luật sư và đội ngũ Luật sư được thực hiện thông qua các qui định của pháp luật nói chung, của Điều lệ Đoàn Luật sư và Bộ qui tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp do Liên Đoàn luật sư Việt Nam ban hành. Đồng thời, Đoàn Luật sư tỉnh cũng đã phối hợp với cùng Sở Tư Pháp Phú Yên ban hành bản “Quy chế phối hợp về quản lý Nhà nước và tính tự quản của Đoàn Luật sư trong quản lý hoạt động luật sư” nhằm tăng cường công tác phôi hợp và quản lý hoạt động hành nghề Luật sự trên địa bàn tỉnh [29].

Nhìn chung, số lượng Luật sư của tỉnh còn ít so với nhiều địa phương khác, nhưng trong những năm trở lại đây nhiều cán bộ, công chức đã từng giữ chức danh KSV trong ngành Kiểm sát, Thẩm phán trong ngành Tòa án sau khi nghỉ hưu đã đăng ký hành nghề Luật sư nên chất lượng, kỹ năng của đội ngũ Luật sư của tỉnh ngày càng được nâng cao, góp phần bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của đương sự, nhất là người bị buộc tội. Tuy nhiên, cũng có một số Luật sư đã chuyển sang làm Công chứng viên hoặc xin rút tên khỏi Đoàn Luật sư tỉnh để chuyển vào Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh; một số tổ chức hành nghề luật sư hoạt động cầm chừng, có thời điểm ngừng hoạt động, do đó tính ổn định trong hoạt động nhìn chung chưa cao [29].

Bên cạnh đó, việc các Văn phòng Luật sư đa số còn đặt trụ sở tại địa bàn thành thị, trong khi 08 đơn vị huyện, thị còn lại chỉ có 01 Văn phòng đã phần nào gây trở ngại (về điều kiện đi lại) trong việc tiếp cận các dịch vụ pháp lý nói chung và trong việc đảm bảo cơ hội tiếp cận người bào chữa đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi và đại diện hợp pháp của họ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người dưới 18 – Từ thực tiễn tỉnh Phú Yên (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)