Tăng cường vai trò của V iện kiểm sát nhân dân trong đảm bảo quyền bào chữa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người dưới 18 – Từ thực tiễn tỉnh Phú Yên (Trang 99 - 115)

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ ĐẢM BẢO QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN

3.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động đảm bảo quyền bào chữa

3.3.2. Tăng cường vai trò của V iện kiểm sát nhân dân trong đảm bảo quyền bào chữa

Với vai trò chức năng của ngành Kiểm sát, đặc biệt với nhiệm vụ mà Hiến pháp 2013 đã qui định cho Ngành tại Khoản 3 Điều 107: “VKSND có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân…” - trong đó có quyền bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Đồng thời với những nhiệm vụ trọng tâm của Ngành kiểm sát trong giai đoạn hiện nay là tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra, đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, đòi hỏi trách nhiệm rất lớn của VKS đối với việc đảm bảo thực thi quyền bào chữa trên của công dân trong suốt quá trình tố tụng của vụ án.

Để có thể thực hiện tốt trách nhiệm của VKSND, đáp ứng những yêu cầu mới của Hiến pháp đặt ra về quyền bào chữa, tác giả kiến nghị một số giải pháp nhằm đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội dưới 18 tuổi như sau:

Một là, giải pháp đầu tiên, quan trọng để VKS có thể thực hiện tốt trách nhiệm đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc dưới 18 tuổi, là phải đổi mới về mặt nhận thức. Quyền bào chữa của người dưới 18 tuổi không thể được đảm bảo nếu như chủ thể THTT không nhận thức đúng nội dung, ý nghĩa và tầm quan trọng của nó. Mỗi KSV ngành Kiểm sát phải xác định được vai trò chủ động của VKS trong toàn bộ quá trình tố tụng; phải nhận thức được việc đổi mới trong hoạt động xét xử theo hướng từ tố tụng thiên về xét hỏi trước đây sang tố tụng thiên về tranh tụng nhiều hơn. Để từ đó có những chuẩn bị đầy đủ về chuyên môn nghiệp vụ, về hồ sơ chứng cứ và về cả bản lĩnh tranh tụng nhằm đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới.

Mặt khác, trong nhận thức của mỗi KSV phải loại bỏ được tâm lý “e ngại”

Luật sư; phải nhận thức được có Luật sư hay người bào chữa khác TGTT ngay từ giai đoạn khởi tố vụ án, thậm chí từ khi có người bị bắt, bị tạm giữ sẽ giúp cho vụ

án được giải quyết khách quan, toàn diện và đúng qui định của pháp luật, tránh được những trường hợp CQĐT vi phạm tố tụng hoặc bỏ sót chứng cứ mà VKS không phát hiện kịp, dẫn đến phải trả hồ sơ điều tra bổ sung hay tệ hơn là bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội. Kiểm sát viên cần nhận thức được vai trò của người bào chữa tham gia vụ án không chỉ nhằm đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội dưới 18 tuổi được thực thi, mà còn như một người “tuýt còi”

trước những vi phạm trong quá trình giải quyết vụ án của các chủ thể THTT; phải nhận thức được sự có mặt của người bào chữa trong vụ án không gây khó khăn cho các cơ quan THTT, họ chỉ bác bỏ việc buộc tội trên tinh thần “đối thoại” nếu thiếu căn cứ chứ không phải là “đối thủ” của các cơ quan THTT. Người bào chữa có thể đưa ra các căn cứ, tình tiết có giá trị giúp cho việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, triệt để trên cơ sở xem xét đầy đủ các tình tiết buộc tội và gỡ tội. Vì vậy, VKS cần phải tạo điều kiện cho người bào chữa thực hiện tốt chức năng, quyền hạn của họ.

Hai là, từ đổi mới về nhận thức, mỗi KSV ngành Kiểm sát phải tự trau dồi cho mình những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, nắm chắc các văn bản pháp luật, đặc biệt các văn bản pháp luật chuyên ngành để từ đó nâng cao năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Mặt khác, Ngành cũng cần thường xuyên mở các lớp, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về kiến thức pháp luật, nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tế cho các cán bộ trong ngành trong việc giải quyết các VAHS có người bị buộc tội dưới 18 tuổi; xây dựng đội ngũ cán bộ, KSV thực sự “giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật”, biết vận dụng tốt các kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ, hiểu biết về tâm lý trẻ em vào việc giải quyết các vụ án, đáp ứng yêu cầu mới của Hiến pháp.

VKSND và bản thân mỗi KSV được giao nhiệm vụ giải quyết vụ án phải đảm bảo quyền được bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo và đảm bảo sự tham gia của người bào chữa theo quy định của pháp luật; tạo điều kiện để người bào chữa nghiên cứu hồ sơ, có mặt trong các giai đoạn tố tụng của vụ án; tôn trọng và xemxét đầy đủ, kịp thời ý kiến của người bào chữa theo quy định của pháp

luật, nhằm bảo đảm việc điều tra, thu thập chứng cứ khách quan, toàn diện và đúng pháp luật. Phải xác định và thực hiện nghiêm túc yêu cầu mới Hiến pháp đặt ra đó là đảm bảo quyền bào chữa của công dân ngay từ khi họ bị bắt, bị tạm giữ (chưa xuất hiện tư cách bị can). Cụ thể, KSV khi được giao nhiệm vụ kiểm sát tạm giữ, phê chuẩn việc khởi tố, áp dụng các BPNC phải kiểm sát chặt chẽ hoạt động của CQĐT trong việc đảm bảo các quyền này của người bị bắt, bị tạm giữ, được qui định của BLTTHS. Trong trường hợp phát hiện có vi phạm hay ĐTV thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ các qui định, KSV cần yêu cầu CQĐT khắc phục kịp thời, đảm bảo quyền bào chữa của người bị bắt, tạm giữ được thực thi đúng pháp luật.

Ngoài ra, cần phải nhận thức được việc thực hiện quy định của Hiến pháp về quyền bào chữa của người bị buộc tội dưới 18 tuổi không chỉ có quyền nhờ người khác bào chữa cho mình, mà còn bao gồm cả quyền tự bào chữa cho bản thân.

Nghĩa là, một người ngay từ khi bị bắt, họ đã có quyền đưa ra những căn cứ, lý lẽ, những tình tiết có lợi để tự bào chữa cho họ, chứng minh họ không có tội hoặc khai báo những tình tiết giảm nhẹ. Trong tất các các VAHS có người dưới 18 tuổi bị buộc tội đòi hỏi KSV phải trực tiếp tham gia lấy lời khai người dưới 18 tuổi, hỏi những người liên quan và xem xét, đánh giá toàn diện các chứng cứ trước khi quyết định phê chuẩn gia hạn tạm giữ, phê chuẩn khởi tố hay không. Cần phải coi lời khai không nhận tội của họ là việc họ thực hiện quyền tự bào chữa của mình mà Hiến pháp đã qui định, hết sức tránh việc áp đặt ý chí chủ quan, một chiều, cho rằng việc không nhận tội là thiếu thành khẩn. Đây cũng là điều kiện để VKS có thêm sự thận trọng, cân nhắc, xem xét lại một lần nữa các chứng cứ trước khi quyết định phê chuẩn khởi tố bị can, chính thức đặt một người dưới 18 tuổi vào trong vòng tố tụng.

3.3.3. Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và các cơ quan, tổ chức trong giám sát, giáo dục pháp luật đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

* Tăng cường tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của nhân dân:

Cần làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của người dân về kiến thức pháp luật, nhất là pháp luật TTHS. Qua đó giúp người dân có ý thức tuân thủ pháp luật, nhận thức được và tự bảo vệ những lợi ích chính đáng của mình và người

thân. Thực tế cho thấy tuyên truyền pháp luật là một phương pháp hiệu quả nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về kiến thức pháp luật, cho dù có thể người dân tiếp thu chậm nhưng nếu có cách làm phù hợp, theo kiểu “mưa dầm thấm đất” thì tất yếu việc tuyên truyền sẽ có hiệu quả. Điều này một mặt giúp người dân tự ý thức và tuân thủ pháp luật, tự mình bảo vệ những lợi ích chính đáng của bản thân và lợi ích chung của xã hội, mặt khác giúp cơ quan THTT nhanh chóng phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời đối với những hành vi phạm tội. Do đó, cần thiết phải thay đổi nhận thức của người dân nói chung và người bị buộc tội dưới 18 tuổi nói riêng khi cho rằng, sự TGTT của người bào chữa là không cần thiết và tốn kém.

Qua thực tế công tác, chúng tôi nhận thấy nhận thức không đúng về vai trò và vị trí của người bào chữa chính là rào cản lớn làm cho sự tham gia của người bào chữa trở nên khó khăn, trong khi bản thân người bị buộc tội dưới 18 tuổi và người đại diện hợp pháp của họ lại không có khả năng bào chữa có hiệu quả. Việc người bào chữa TGTT để bảo vệ cho người bị buộc tội dưới 18 tuổi phụ thuộc rất nhiều vào ý chí chủ quan của chính họ, người đại diện hợp pháp cũng như gia đình của họ. Do vậy, việc thay đổi nhận thức về vai trò của người bào chữa là cách tốt nhất để trang bị cho người bị buộc tội những phương tiện, biện pháp giúp họ bảo vệ mình trước nguy cơ bị xâm phạm hoặc đe dọa bị xâm phạm các quyền tố tụng từ phía những người THTT, cơ quan THTT nhằm thực hiện quyền bào chữa của mình.

* Tăng cường vai trò của gia đình trong việc bảo đảm quyền bào chữa đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi

Gia đình có vai trò và ý nghĩa rất lớn đối với trẻ em, đặc biệt là người bị buộc tội dưới 18 tuổi. Vì vậy, tăng cường vai trò của gia đình trong việc giám sát, giúp đỡ và hướng dẫn trẻ em thực hiện quyền bào chữa của mình là điều hết sức có ý nghĩa trong việc đảm bảo quyền bào chữa của người dưới 18 tuổi phạm tội; gia đình là chỗ chỗ dựa tinh thần đầu tiên, xuyên suốt và vô cùng quan trọng nhằm tiếp thêm sức mạnh giúp các em vượt qua sự khắc nghiệt của tiến trình tố tụng, thể hiện như sau:

- Thứ nhất, công tác giáo dục của gia đình được thể hiện cụ thể như việc khuyên bảo các em tuân thủ đúng các quy định và hướng dẫn của cơ quan THTT, người THTT, thành khẩn khai báo, không được che giấu tội phạm do mình hoặc người khác gây ra, giúp các em mạnh dạn đưa ra những chứng cứ, tình tiết chứng minh sự vô tội hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, giải thích cho các em hiểu về quyền được có người bàochữa, lợi ích khi có người bào chữa để tránh việc các em e ngại, tự ti, mặc cảm khi tiếp xúc với người bào chữa mà thiếu sự hợp tác, trình bày nội dung vụ việc không đầy đủ. Đây là việc làm cần thiết làm nền tảng để khởi động nhận thức về quyền được tự bào chữa và nhờ người bào chữa của các em.

- Thứ hai, các bậc cha mẹ cần có ý thức tự trang bị kiến thức về phòng, chống vi phạm, tội phạm, tệ nạn xã hội để hiểu được hành vi tội phạm và tệ nạn xã hội là gì; nguyên nhân phát sinh khách quan, chủ quan dẫn đến việc gây ra các hành vi này, mức độ tác hại đối với bản thân con em mình và xã hội; các cách thức thực hiện quyền nhờ người bào chữa.

Đồng thời, nhà nước và và các tổ chức xã hội, nhất là các tổ chức thành niên của Mặt trận TQVN cần tuyên truyền, hướng dẫn thành viên của tổ chức mình về các nội dung trên nhằm trang bị những kiến thức cơ bản nhất giúp các bậc cha mẹ biết cách xử lý ban đầu khi con em mình không may bị vướng vào vòng lao lý.

- Thứ ba, mỗi gia đình khi có con em mình vi phạm pháp luật hình sự, trước hết cần giữ được sự bình tình cần thiết, phải là chỗ dựa tinh thần to lớn đối với các em, chính lúc này tình cảm, sự vị tha, độ lượng của các thành viên trong gia đình sẽ giúp các em giảm bớt căn thẳng, hỗn loạn, mất tinh thần khi các cơ quan THTT vào cuộc, tránh tình trạng kích động, quá khích hay ủy mị, buông xuôi, bỏ mặc con em mình mà có thể làm trầm trọng hơn tình trạng của các em. Sự động viên của gia đình sẽ tiếp thêm sức mạnh giúp các em thoát khỏi sự mặc cảm về hành vi tội lỗi, giúp các em bình tĩnh để trình bày, khai báo (thực quyền tự bào chữa) và giúp các em có người bào chữa (thực hiện quyền có người bào chữa). Qua dó tạo những điều kiện thuận lợi nhất giúp các em đối mặt với các bước tiếp theo của quá trình tố tụng.

* Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và các cơ quan, tổ chức trong giám sát, giáo dục pháp luật đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi

Quan tâm, giúp đỡ của người dưới 18 tuổi khi bị buộc tội là trách nhiệm của mỗi gia đình, tổ chức, cơ quan và xã hội; đó cũng là biện pháp để thực thi và bảo đảm quyền bào chữa đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi. Theo đó để đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội dưới 18 tuổi trong mối quan hệ giữa gia đình và các cơ quan, tổ chức trong xã hội, tác giả kiến nghị thực hiện một số nội dung như sau:

Một là, xác định rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của trẻ em trong sự phát triển chung của đất nước, nhất là sự ảnh hưởng lâu dài và to lớn của việc buộc tội đối với các em. Các cơ quan, tổ chức phải nhận thức được tinh thần nhân đạo sâu sắc của việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội theo Khoản 1 Điều 69 BLHS quy định: “Việc xử lý NCTN phạm tội chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sữa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội”; vì vậy, Khoản 1 Điều 418 BLTTHS 2015 đã có quy định cụ thể đó là “giao người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi cho người đại diện của họ giám sát để bảo đảm sự có mặt của họ khi có giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng”

“Người được giao nhiệm vụ giám sát có nghĩa vụ giám sát chặt ch người dưới 18 tuổi, theo dõi tư cách, đạo đức và giáo dục người đó”, đồng thờiKhoản 1 Điều 420 quy định trách nhiệm của “Người đại diện của người dưới 18 tuổi, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Ðoàn thanh niên, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt có quyền và nghĩa vụ TGTT theo quyết định của CQĐT, VKS, Tòa án”.

- Hai là, khi có sự việc phạm tội do người dưới 18 tuổi gây ra thì gia đình cần phối hợp ngay với nhà trường (nơi các em học tập), với tổ chức Đoàn Thanh niên (nơi các em đang tham gia sinh hoạt) hay tổ chức (nơi các em là thành viên) để nhận sự hỗ trợ về mặt pháp lý đối với các em. Và ngược lại nếu thầy giáo, cô giáo, nhà trường, tổ chức Đoàn hay tổ chức khác nơi các em là thành viên cũng phải chủ

động phối hợp với gia đình để giúp đỡ các em về mặt tinh thần và phương thức xử lý vụ việc và phối hợp trong quá trình tham gia tố tụng.

- Ba là, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ TGTT theo quy dịnh của BLTTHS, nhất là từ phía các thầy giáo, cô giáo, nhà trường, tổ chức Đoàn và hay tổ chức khác nơi các em là thành viên. Tránh tâm lý e ngại, tránh va chạm, sợ bị liên lụy hay bị truy vấn về trách nhiệm giáo dục đối với các em khi TGTT của các chủ thể nêu trên. Họ phải nhận thức được rằng, việc tham gia quá trình tố tụng trước hết là sự gương mẫu chấp hành pháp luật với tư cách là một công dân và sau đó quan trọng hơn là sự tham gia của mình, với sự hiểu biết về tâm –sinh lý, điều kiện hoàn cảnh cụ thể của các em là một cơ hội để giúp các em có thêm cơ hội đẻ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hoặc đôi khi là sự minh oan cho các em, giúp các em làm lại cuộc đời.

Đồng thời sự tham gia của các chủ thể cũng là sự chứng tỏ trách nhiệm của thầy giáo, cô giáo, nhà trường đối với học sinh, Đoàn thann niên đối với đoàn viên và tổ chức đối với thành niên trong mọi trường hợp, kể cả tình trạng xấu nhất là bị buộc tội. Qua đó góp phần tạo được niềm tin của chính người bị buộc tội, của gia đình người bị buộc tội nói riêng, của học sinh, đoàn viên, thành viên của các tổ chức và xã hội nói chung đối với nhà trường, Đoàn thanh niên và các tổ chức khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người dưới 18 – Từ thực tiễn tỉnh Phú Yên (Trang 99 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)