ĐƯA RA CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ NGUỒN CUNG ỨNG TRONG THỰC TẾ

Một phần của tài liệu QUYẾT ĐỊNH NGUỒN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG (Trang 51 - 52)

1. Sử dụng các đội đa chức năng. Các chiến lược hiệu quả đối với nguồn cung ứng là do sự

hợp tác đa chức năng trong nội bộ tổ chức. Một chiến lược nguồn cung ứng từ nhóm mua hàng được xem là khá hạn hẹp và tập trung vào giá mua. Một chiến lược được phát triển với sự hợp tác mua, sản xuất, sắp đặt và lập kế hoạch sẽ dễ hơn rất nhiều cho việc xác định những động cơ đúng đắn cho tổng phí phải chi. Sự hợp tác phải được tiếp tục và vượt ra ngoài chiến lược trình bày đến giai đoạn diễn ra quá trình mua, vì đây là nơi mà việc sản xuất và sắp xếp gần như nhận thấy được những lợi ích đầy đủ của chiến lược nguồn hàng hóa.

2. Bảo đảm sự phối hợp phù hợp giữa các vùng miền và các đơn vị kinh doanh. Sự phối hợp về mua bán giữa tất cả các vùng miền và đơn vị kinh doanh tạo ra một sự chắc chắn trong việc tối đa hóa tính kinh tế về quy mô mua đồng thời làm giảm các chi phí vận chuyển. Các cơ hội khác từ việc cải thiện nguồn, ví dụ như sự phối hợp về chuỗi cung ứng và hợp tác thiết kế, tuy nhiên cần đến sự can thiệp mạnh mẽ ở cấp độ đơn vị kinh doanh thì mới thật sự hiệu quả. Việc chỉ thị hợp tác toàn cầu giữa các đơn vị kinh doanh có thể phức tạp hóa các nỗ lực trên. Các hạng mục mà các chi phí vận chuyển và tổng khối lượng thu mua có tác động to lớn đến tổng chi phí như duy trì, sửa chữa và quản lý (MRO) cung ứng, thu lợi chủ yếu từ việc hợp tác mua vào giữa các đơn vị kinh doanh và

đơn vị theo địa lý. Mặt khác, các hạng mục mà phần lớn giá trị được tạo bởi hợp tác thiết kế và dự báo, hoàn thành việc kết hợp chuỗi cung ứng tốt hơn thì nên được áp dụng những nguồn cung ứng có tính phân quyền hơn.

3. Luôn ước lượng tổng chi phí sở hữu. Một chiến lược nguồn hiệu quả không nên lấy việc hạ

giá làm mục tiêu duy nhất của mình. Tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến tổng chi phí về quyền sở hữu nên được xác định và sử dụng đối với các nhà cung ứng chọn lọc. Biểu hiện của các nhà cung cấp trong suốt tất cả các phân đoạn liên quan cần được đo lường, và ảnh hưởng của chúng đến tổng chi phí cũng cần phải được lượng hóa. Việc tập trung vào tổng chi phí về quyền sở hữu còn cho phép người mua xác định tốt hơn các cơ hội hợp tác về thiết kế, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch.

4. Xây dựng các mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp chủ chốt. Một yếu tố cơ bản của một nguồn tốt đó là việc người mua và người cung ứng làm việc với nhau có thể tạo ra nhiều cơ hội tiết kiệm hơn so với việc cả hai bên làm việc độc lập. Sự hợp tác vững chắc có khả năng đạt kết quả chỉ khi hai bên có một mối quan hệ lâu dài và một sự đồng thuận tin tưởng. Một mối quan hệ lâu dài sẽ khuyến khích nhà cung ứng tăng cường nỗ lực trong các vấn đề quan trọng đối với một nhà cung ứng cụ thể. Điều này bao gồm cả việc đầu tư vào công nghệ mua cụ thể và thiết kế hợp tác. Một mối quan hệ lâu dài còn giúp cải thiện sự truyền thông và hợp tác giữa hai bên. Những khả năng này rất quan trọng khi lấy các nguyên liệu trực tiếp. Vì thế, các mối quan hệ lâu dài nên được hỗ trợ phát triển bởi các nhà cung cấp biết phê bình và định hướng chiến lược.

Một phần của tài liệu QUYẾT ĐỊNH NGUỒN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w