HỢP TÁC THIẾT KẾ

Một phần của tài liệu QUYẾT ĐỊNH NGUỒN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG (Trang 43 - 45)

Hai số liệu thống kê quan trọng làm nổi bật tầm quan trọng của sự hợp tác thiết kế giữa một nhà sản xuất và nhà cung cấp. Ngày nay, thường là giữa 50% và 70% chỉ tiêu của một nhà sản xuất là thông qua việc mua sắm, so với chỉ khoảng 20 phần trăm trong vài thập kỷ trước đây. Ngườit ta thường chấp nhận rằng khoảng 80% chi phí mua được cố định một phần trong giai đoạn thiết kế. Vì vậy, rất quan trọng đối với một nhà sản xuất khi hợp tác với các nhà cung cấp trong giai đoạn thiết kế nếu chi phí sản phẩm được giữ ở mức thấp. Hợp tác thiết kế có thể làm giảm chi phí mua vật liệu và đồng thời làm giảm chi phí sản xuất và logistics. Việc hợp tác thiết kế cũng rất quan trọng đối

với một công ty cố gắng cung cấp đa dạng và tùy biến, vì nếu không thể hợp tác thiết kế có thể làm gia tăng đáng kể chi phí cho việcđa dạng hóa.

Làm việc với các nhà cung cấp có thể tăng tốc đáng kể thời gian phát triển sản phẩm.Điều này rất quan trọng trong một kỷ nguyên khi vòng đời sản phẩm được thu hẹp lại và đưa sản phẩm ra thị trường trước khi đối thủ cạnh tranh có được lợi thế cạnh tranh đáng kể. Cuối cùng, việc tích hợp nhà cung cấp vào giai đoạn thiết kế cho phép các nhà sản xuất tập trung vào việc tích hợp hệ thống, tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn với chi phí thấp hơn. Ví dụ, nhà sản xuất ô tô đang ngày càng đóng vai trò tích hợp hệ thống hơn là nhà hợp tác thiết kế. Đây là một cách tiếp cận được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp công nghệ cao.

Do nhà cung cấp có vai trò thiết kế lớn hơn nên cũng rất quan trọng đối với các nhà sản xuất để trở thành điều phối viên thiết kế cho chuỗi cung ứng. Mô tả một phần thông thường sẽ được đưa ra cho tất cả các bên tham gia trong thiết kế, và bất kỳ một thay đổi thiết kế nào từ một phía đều cần được thông báo tới tất cả các nhà cung cấp chịu ảnh hưởng. Một cơ sở dữ liệu tốt về các bộ phận và thiết kế hiện có có thể tiết kiệm một lượng đáng kể về tiền và thời gian. Ví dụ, khi Johnson Controls tìm thấy một khung ghế ngồi từ cơ sở dữ liệu của nó đáp ứng tất cả yêu cầu của khách hàng, nó tiết kiệm cho khách hàng khoảng $ 20 triệu chi phí thiết kế, tìm kiếm dụng cụ, phát triển, và chi phí tạo mẫu.

Một cuộc khảo sát của Hiệp hội mua sắm và điểm chuẩn chuỗi cung ứng tại Michigan State University đã chỉ ra một cách rõ rang sự tác động của các nhà cung cấp phối hợp thành công trong thiết kế sản phẩm. Những nỗ lực phối hợp thành công nhất đã dẫn đến việc giảm chi phí 20%, chất lượng cải thiện 30%, và thời gian để ra thị trường giảm 50%.

Chủ đề chính phải được truyền đạt đến các nhà cung cấp vì họ có trách nhiệm lớn hơn cho thiết kế đó là thiết kế logistics và thiết kế sản xuất. Những thiết kế nhằm giảm chi phí vận chuyển, xử lý, và lưu kho trong quá trình phân phối bằng cách thực hiện các tác vụ thích hợp trong quá trình thiết kế. Để giảm chi phí vận chuyển và chi phi xử lý, nhà sản xuất phải truyền đạt kích cỡ đơn hàng dự kiến từ các nhà bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng cho đơn vị thiết kế. Các gói hàng sau đó có thể được thiết kế để vận chuyển với chi phí thấp hơn và tối thiểu hóa việc xử lý. Để giảm chi phí vận chuyển, các gói hàng được lưu giữ ở dạng nhỏ gọn nhất có thể và cũng được thiết kế để đảm bảo dễ dàng sắp xếp. Để giảm chi phi xử lý, kích thước gói được thiết kế để giảm thiểu việc phải mở một gói hàng để hoàn tất một đơn đặt hàng.

Để giảm chi phí hàng tồn kho, các phương pháp tiếp cận cơ bản là thiết kế sản phẩm phòng trường hợp bị hoãn lại và phải thay đổi đại trà (xem Chương 11). Chiến lược hoãn nhằm mục đích thiết kế sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm sao cho các tính năng nhằm khác biệt hóa sản phẩm cuối cùng được giới thiệu vào cuối giai đoạn sản xuất. Như đã thảo luận trong Chương 11, Dell thiết kế máy tính của mình sao cho tất cả các bộ phận mà khách hàng lựa chọn được lắp ráp sau khi đơn đặt hàng được đưa đến. Điều này cho phép Dell giảm lượng hàng tồn kho bằng cách sắp xếp chúng theo các bộ phận riêng lẻ. Chiến lược thay đổi đại trà cũng được sử dụng tương tự, nghĩa là thiết kế sản phẩm sao cho việc lưu kho có thể được thực hiện dưới hình thức lắp ghép từ nhiều sản phẩm cuối cùng. Mục đích là để thiết kế một sản phẩm sao cho việc lượng hóa là sự kết hợp của

ba loại tuỳ biến sau đây: mô-đun,điều chỉnh, và phân chia. Để cung cấp mô-đun tùy biến, sản phẩm thiết kế như là một tập hợp các mo-đun phù hợp với nhau. Tất cả hàng tồn kho sau đó sẽ được duy trì theo mô-đun và sẽ được lắp ráp theo đơn đặt hàng. Một ví dụ điển hình của mô-đun điều chỉnh đó là các PC được lắp ráp tại Dell. Một ví dụ về tùy biến điều chỉnh là một máy giặt được thiết kế bởi Matsushita có thể tự động lựa chọn trong số 600 chu kỳ khác nhau. Vì vậy tất cả hàng tồn kho sẽ được duy trì như một sản phẩm riêng lẻ, và mỗi khách hàng sử dụng máy để kết hợp với đúng các nhu cầu cụ thể của mình. Một ví dụ về tùy biến phân chia được đưa ra bởi Josepn Pine (1999) là một máy làm các máng nước nhà tùy chỉnh trên website, có thể sau đó được cắt giảm để phù hợp với kích thước của ngôi nhà. Một ví dụ khác là National Bicycles khi cắt ống khung xe để phù hợp với kích thước cơ thể của khách hàng.

Thiết kế cho sản xuất cố gắng thiết kế sản phẩm tạo điều kiện cho việc dễ dàng sản xuất.Một số nguyên tắc cơ bản được sử dụng bao gồm phổ biến một phần, loại bỏ các bộ phận bên phải và bên trái, thiết kế các bộ phận đối xứng, kết hợp các bộ phận, sử dụng các bộ phận theo danh mục hơn là thiết kế một bộ phận mới, và thiết kế các bộ phận để nối tiếp các bộ phận và các công cụ khác.

Điểm quan trọng: Hợp tác thiết kế với các nhà cung cấp có thể giúp một công ty giảm chi phí, nâng cao chất lượng, và giảm thời gian đưa ra thị trường. Vì trách nhiệm thiết kế được chuyển cho nhà cung cấp, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng những nguyên tắc thiết kế logistics và thiết kế sản xuất được tuân thủ.Để thành công, các nhà sản xuất phải trở thành điều phối viên thiết kế hiệu quả trong chuỗi cung ứng.

Một khu vực mà các nỗ lực hợp tác thiết kế có thể nhận thấy đó là trong ngành công nghiệp ô tô. Tất cả các nhà sản xuất xe hơi trên toàn thế giới đang yêu cầu các nhà cung cấp tham gia vào mọi khía cạnh trong việc phát triển sản phẩm, từ thiết kế sơ khởi đến sản xuất. Ví dụ, Ford yêu cầu các nhà cung cấp cho Thunderbird không chỉ sản xuất các bộ phận và hệ thống con mà còn phải chịu trách nhiệm cho thiết kế của họ. Kết hợp vững chắc trong suốt chuỗi cung ứng cho phép Ford mang những mô hình mới ra thị trường trong vòng 36 tháng phê duyệt chương trình. Để đảm bảo thông tin liên lạc hiệu quả, Ford yêu cầu tất cả các nhà cung cấp có cùng một nền tảng phần mềm về thiết kế. Ford cũng đã mở cơ sở dữ liệu nội bộ của họ cho các nhà cung cấp và chung nhiều nhà cung cấp tại trụ sở của họ. Các kỹ sư của Ford thường xuyên lien lạc với các nhà cung cấp và giúp phối hợp thiết kế tổng thể. Kết quả là một cải tiến đáng kể trong chi phí, thời gian, và chất lượng.

Một phần của tài liệu QUYẾT ĐỊNH NGUỒN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w