Những công trình khoa học có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN

1.5 Cơ sở thực tiễn về quản lý NSNN

1.5.2 Những công trình khoa học có liên quan đến đề tài

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cà các công trình nghiên cứu của những tác giả đi trước để làm nền tảng cho những nhận định được trình bày trong đề tài nghiên cữu này. Cụ thể là:\

 Lê Hải Ngọc Châu, 2016 .“ Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh” luận văn Thạc sỹ kinh tế,Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Luận văn đã khái quát một các đầy đủvề cơ sở lý luận về quản lý ngân sách và phân tích những vẫn đề có tính cơ bản về quản lý ngân sách huyện, đặc điểm quản lý ngân sách của huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Từ đó tìm kiếm nguyên nhân khách quan và chủ quan về yếu kém của công tác quản lý ngân sách làm cơ sở đề ra các giải pháp

nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước của huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. [6]

 Lê Mạnh Hiên, 2014. “ Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

Luận văn đã trình bày một số vẫn đề lý luận cơ bản về quản lý NSNN cấp huyện, đã phân tích, đánh giá thực trang quản lý ngân sách huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ an trong giai đoạn 2010-2014 và đẫ đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý NSNN trên địa bàn huyện Diễn Châu như: Thực hiện tốt chu trình quản lý NSNN, nâng cao chất lượng công tác lập dự toán, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu, phát triển, khai thác và nuôi dưỡng các nguồn thu mới, nâng cao vai trò kiểm soát chi quan Kho bạc Nhà nước. [7]

 Hoàng Văn Khá, 2015. “ Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

Luận văn đã trình bày những lý luận cơ bản về ngân sách Nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước. Luận văn cũng đã đề cập đến các phương pháp nghiên cữu trong thực hiện luận văn. Phân tích thực trạng về quản lý NSNN tại huyện Yên Mỹ và nêu rõ những kết quả đạt được và nguyên nhân của những mặc chưa đạt được. Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên mà chủ yếu là giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ công chức quản lý ngân sách. [4]

 Tô Thiện Hiền, 2012. “ Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nươc tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020”.Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

Luận án đã đề cập đến lĩnh vực ngân sách nhà nước ở An Giang, nêu những lý luận cơ bản về NSNN như lịch sử hình thành, bản chất, chức năng, vai trò của NSNN. Trên cơ sở phân tích thực trạng về hiệu quản quản lý NSNN của tỉnh và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, luận án đế nêu ra mục tiêu và quan điểm về vấn đề quản lý thu-chi ngân sách ở An Giang, và cơ sở cơ bản để

đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quản quản lý NSNN tỉnh An Giang trong thời gian tới, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương một cách vững chắc. [20]

Kết luận chương 1

Trong chương này đã trình bày những lý luận về các vẫn đề như: Các vẫn đề cơ bản về ngân sách nhà nước và nội quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và công tác thanh tra kiểm tra ngân sách. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách cấp huyện như cơ chế quản lý tài chính, phân cấp quản lý ngân sách,.... Nghiên cữu kinh nghiệm về quản lý ngân sách của một số địa phương trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Đây là những lý luận xuyên suốt của luận văn để phân tích thực trạng quản lý ngân sách cấp huyện trong chương 2 và đưa ra những giải pháp tăng cường công tác quản lý NSNN huyện Tràng Định ở chương 3.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)