Hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 80 - 87)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂ N SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN TRÀNG ĐỊNH

3.2 Nội dung các giải pháp

3.2.1 Hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN

 Hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn theo quyên tắc sau:

- Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ chi được giao. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.

- Trong địa bàn tỉnh Lạng Sơn thì ngân sách tỉnh giữ vai trò chủ đạo, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ thu – chi quan trọng như tập trung vốn đầu tư phát triển hạ tầng, chi hoạt động bộ máy quản lý nhà nước, chi thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo chi sự nghiệp y tế, giáo dục- đào tạo, đảm bảo quốc phòng an ninh và hỗ trợ ngân sách cấp dưới chưa cân đối đựơc thu, chi ngân sách.

- Phân cấp nguồn thu ngân sách cho các địa phương phải trên cơ sở gắn trách nhiệm quản lý, khai thác nguồn thu, chống thất thu, hạn chế bổ sung từ ngân sách cấp trên, khuyến khích các địa phương tăng cường khai thác các nguồn thu. Nguồn thu gắn liền với trách nhiệm quản lý của chính quyền cấpnào thì phân cấp cho ngân sách cấp chính quyền đó.

- Đối với chi XDCB cho các huyện phải căn cứ theo cơ cấu đầu tư từng lĩnh vực, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và năng lực quản lý dự án ĐT XDCB, khả năng sử dụng vốn hiệu quả.

- Ngân sách cấp huyện được tăng cường nguồn thu tối đa để đảm bảo chủ động thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, trong phạm vi quản lý, đảm bảo hoạt động thường xuyên của bộ máy chính quyền cơ sở, bổ sung dự toán cho ngân sách cấp dưới.

- Đối với ngân sách xã, phường, thị trấn đảm bảo tăng cường nguồn lực để đáp ứng nhiệm vụ chi được phân cấp và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của xã, phường, thị trấn theo các căn cứ và tiêu thức phân loại nhóm xã cụ thể

- Tiếp tục kế thừa phát huy những ưu điểm,khắc phục những mặt hạn chế, chưa phù hợp của phân cấp quản lý ngân sách thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015.

 Để hoàn thiện phân cấp cần thực hiện tốt những nội dung sau:

Phân cấp quản lý ngân sách cần gắn liền với sự phân chi quyền lợi về kinh tế - xã hội giữa các cấp ngân sách. Xác định rõ ràng, minh bạch trách nhiệm, quyền hạn giữa các cấp ngân sách và các cơ quan quản lý nhà nước về Tài chính – Ngân sách. Phân định rõ ràng nội dung,quyền hạn, trách nhiệm cụ thể đối với tỉnh, huyện, xã trong các khoản thu, chi và mối quan hệ nhiệm vụ chi và các nguồn thu.

Việc phân chia các nguồn thu và các nhiệm vụ chi phải rõ ràng, cụ thể và ổn định trong một thời gian tương đối dài để các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch và phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương một cách ổn định.

Tăng mức độ độc lập của ngân sách huyện, xã cần đòi hòi việc quy định rõ ngân sách huyện, xã được tự chủ về vấn đề gì, thành lập sử dụng các quỹ tài chính như thế nào.

Khi xây dựng đinh mức thu – chi ngân sách cần đảm bảo sự công bằng về Ngân sách giữa các địa phương, cần ưu tiên đầu tư vào các vùng sâu, xa, khó khăn, kém phát triển. Việc phân bổ ngân sách cần có một hệ thống các định mức, tiêu chuẩn hợp lý dựa trên cơ sở tiêu chuẩn hiệu quả kinh tê, xã hội của tỉnh làm căn cứ. Việc bổ sung ngân sách cho các địa phương cần công bằng, ưu tiên những nơi còn có khăn và có nhiệm vụ chi cấp bách.

Hoàn thiện đinh mức phân bổ ngân sách:

Định mức xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu của Luật NSNN, định mức phân bổ dự toán cho các cấp ngân sách trong từng thời kỳ phải đảm bảo tính công bằng, hợp lý giữa các địa phương, các ngành, các đơn vị, tăng tính dân chủ, công khai, minh bạch trong phương án phân bổ ngân sách các cấp.

Đảm bảo kinh phí góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng giai đoạn ổn định ngân sách của địa phương cũng như của từng cơ quan, ban, ngành, đoàn thể theo hướng ưu tiên lĩnh vực quan trọng, tăng mức ưu tiên đối với vùng có địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn.

Phân bổ ngân sách phải thúc đẩy được thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công, sử dụng có hiệu quả NSNN góp phần

đổi mới quản lý tài chính đối với khu vực sự nghiệp công, khuyến khích xã hội hóa, huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.

Xây dựng chế độ định mức chi tiêu cần tính đến yếu tố trượt giá và các nhiệm vụ kinh tế phát sinh trong từng thời kỳ. Các định mức chi tiêu hợp lý giúp các cơ quan, đơn vị chủ động sử dụng nguồn tài chính của mình để chi tiêu kinh phí một cách hiệu quả.

Đối với vốn đầu tư phát triển cần được xây dựng định mức phân bổ hợp lý; bảo đảm sử dụng hiệu quả vốn đầu tư của NSNN, tạo điều kiện để thu hút tối đa các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển; bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng, có sự ưu tiên đối với các địa phương còn khó khăn trong việc phân bổ vốn đầu tư phát triển.

Việc phân cấp quản lý nguồn thu phải đảm bảo tính công bằng, độc lập giữa các địa phương, không điều chuyển nguồn thu của địa phương này sang địa phương khác. Các địa phương cần chủ động trong việc quản lý và nuôi dưỡng, khai thác nguồn thu, tập trung đầy đủ, kịp thời các nguồn thu trên địa bàn vào NSNN để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ chi.

Tăng cường nguồn thu cho ngân sách cấp huyện và ngân sách xã để tăng tính chủ động cho các cấp, nêu cao trách nhiệm trong quản lý thu ngân sách, từ đó quản lý có hiệu quả nguồn lực tài chính trên địa bàn. Cần tăng tỷ lệ điều tiết tối đa cho ngân sách địa phương đối với các khoản thu phát sinh trên địa bàn và các khoản thu do các cơ quan ở địa phương quản lý.

Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách cấp huyện:

- Đối với chi thường xuyên:

+ Về chi quản lý hành chính: Phân cấp nhiệm vụ chi quản lý hành chính đến từng đơn vị trực thuộc, đơn vị cấp trên chỉ thực hiện quản lý tình hình sử dụng ngân sách của cấp dưới.

Đối với các đơn vị sự nghiệp cần giao trách nhiệm và quyền tự chủ tài chính gắn với quyền tự chủ về tổ chức và biên chế theo nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Trong thời gian đầu áp dụng

nghị định 16/2015/NĐ-CP nhà nước bố trí NSNN đặt hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp đảm bảo tính ưu tiên. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập được quyền tuyển dụng, bố trí lao động, sắp xếp bộ máy của mình đảm bảo hiệu quả công việc và hiểu quả sử dụng kinh phí, chủ động tìm kiếm các nguồn thu ngoài NSNN, chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo các quy định của Nhà nước, tổ chức hạch toán cá khoản thu – chi, xã định lãi, lỗ, trích các quỹ khen thưởng, phúc lợi,.. vị tiến tới hoạt động theo mô hình các doanh nghiêp, có sự cạnh tranh với các doanh nghiệpvà các tổ chức khác trên thị trường. Xóa bỏ cơ chế xin cho trong quản lý, điều hành ngân sách.

+ Chi sự nghiệp kinh tế: Nhằm góp phần cho sự phát triển kinh tế tại các địa phương cần tăng phân cấp cho các Huyện thực hiện, quản lý các nguồn vốn sự nghiệp kinh tế, để Huyện có thể chủ động thực hiện và tự chủ quyết định trong nguồn kinh phí được cấp.

+ Chi sự nghiệp giáo dục: Đây là khoản chi rất quan trọng cho tương lai của đất nước, do vậy chi sự nghiệp giáo dục đồng nghĩa với việc tăng chất lượng giảng dậy. HĐND Tỉnh, UBND Tỉnh cần phân cấp quản lý chất lượng giáo dục đi đôi với quản lý và sử dụng ngân sách, Nhà nước thực hiện đầu tư một số nhiệm vụ quan trọng, khuyến kích và thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục. Giao quyền chủ tài chính, tổ chức và biên chế cho các trường học, các trường học công lập được phép thỏa thuận thu thêm học phí hoặc các khoản đóng góp khác đối với học sinh để tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục; xây dựng thí điểm một số trường học ở vùng có điều kiện kinh tế tốt hơn hoạt động theo loại hình doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giáo dục, người học sẽ phải nộp học phí cao hơn đồng nghĩa sẽ nhận được chất lượng giáo dục tốt hơn, tiến tới giảm dần chi NSNN cho sư nghiệp giáo dục ở vùng có điệu kiện tốt hơn, tăng chi cho các vùng có điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn.

+ Chi sự nghiệp y tế: Nhà nước chỉ nên đầu tư vào các nhiệm vụ của y học dự phòng như bố trí ngân sách thực hiện các chương trình mục tiêu về chăm sóc sức khỏe người dân, chương trình phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng cho trẻ em,…Còn việc chi tiêu các hoạt động của cơ sở y tế công lập Nhà nước chỉ bổ sung một phần nhỏ còn lại do đơn vị tự chịu trách nhiệm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thu hút bệnh nhân,

tính giá viện phí thành chi phí sản xuất kinh doanh cạnh tranh với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh.

- Đối với chi đầu tư phát triển:

+ Xét năng lực quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của từng huyện mà HĐND tỉnh, UBND tỉnh tăng dần cho huyện quản lý đầu tư đối với các công trình trên địa bàn huyện, phân cấp cho huyện quản lý các công trình xây dựng với phân cấp ngân sách về cho huyện. Tránh tình trạng chồng chéo cấp thì quản lý về chất lương, cấp thì quản lý về ngân sách… trong quản lý đầutư xây dựng cơ bản.

+ Huyện nâng cao năng lực quản lý vốn đầu tư XDCB đạt yêu cầu của tỉnh để được giao làm chủ đầu tư, giảm bớt số lượng dự án phải dồn lên cấp tỉnh. Nâng cao chất lượng khâu lập dự án và gắn chặt trách nhiệm của cơ quan lập dự án với quá trình thực hiện dự án, phải dự báo được nguồn vốn có tính ổn định trong một thời gian dài có thể để có kế hoạch phân bổ vốn hợp lý. Ban hành tiêu chí xác định tiêu chuẩn năng lực để làm chủ đầu tư, mở rộng hình thức thuê chủ đầu tư và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tổ chức thực hiện dự án và chất lượng công trình.

 Điều kiện để thực hiện giải pháp

Tỉnh Lạng Sơn đã ban hành nghị quyết 15/2016/NQ-HĐND ngày 19/12/2016 về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa phương và tỷ lệ % phân chia các khoản thu các khoản thu ngân sach các cấp năm 2017 và thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020 (Nghị quyết 15) phù hợp với quy định tại Luật ngân sách 2015 hứa hẹn sẽ tạo tính chủ động trong viêc điều hành ngân sách trong toàn tỉnh. Nhưng nghị quyết này vẫn áp dụng một các máy móc các nội dung của Nghị quyết 14 năm 2010 mà chỉ thay đổi một số định mức chi tiêu. Do đó để điều hành ngân sách trong thời gian tới hiệu quản hơn, tỉnh cần chủ động và nâng cao trách nhiệm thực hiện phân cấpquản lý thu chi ngân sách, rà soát lại các nguồn thu phù hợp với điều kiện tự nhiên của các địa phương cấp dưới, săp xếp các khoản chi theo hướng tiết kiệm, linh động, cụ thế theo từng lĩnh vực chi. Cần nghiên cứu và sửa đổi một số điều trong nghị quyết 15 như sau:

+ Nguồn thu từ lệ phí bễn bãi của khẩu tại huyện Tràng Định thường lớn hơn thu nội địa trên địa bàn nhưng khoản thu này điều tiết 100% về ngân sách tỉnh. Đề nghị Tỉnh sửa đổi lại Nghị quyết 15 phân chi tỷ lệ khoản thu này cho các huyện có phát sinh về các huyện chủ động tăng nguồn thu cho các nhiệm vụ chi cần thiết khác. Đối với các khoản thu Thuế thu nhập các nhân, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt cũng nên phân chia tỷ lệ cho ngân sách huyện.

+ Tỉnh phân bổ định mức đối với các khoản chi thường xuyên theo định mức cố định trong thời kỳ ổn định ngân sách ví dụ chi quản lý nhà nước được phân bổ theo định mức 31 triệu đồng/người/năm; sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác là 19 triệu đồng/người/năm, sự nghiệp giáo dục 800 triệu đồng/năm…Với mức này cho năm đầu có thể chấp nhận được nhưng sang các năm tiếp theo thì sẽ không đủ vì mức này chưa tính đến các nhiệm vụ phát sinh mới và yếu tố trượt giá. Đề nghị Tỉnh phân bổ có tính đến yếu tố trượt giá và các nhiệm vụ phát sinh mới.

+ Sửa Nghị quyết 15 đưa các nhiệm vụ chi về chế độ chính sách cho học sinh vào định mức phân bổ dự toán hàng năm. Trong năm kế hoạch có sự thay đổi hoặc bổ sung thì các huyện tổng hợp để trình tỉnh cấp thêm hoặc huyện tự cân đối nguồn thu để thực hiện. Như thế sẽ tạo sự chủ động cho ngân sách địa phương thực hiện chi trả, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước kịp thời đến từng đối tượng, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục.

Tỉnh không nên phân cấp nhiệm vụ chi một cách cào bằng mà cần phải căn cứ vào năng lực quản lý ngấn sách của các Huyện và nguồn thu trên địa bàn, đảm bảo phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Việc phân cấp chi đầu tư xây dựng cơ bản phải căn cứ vào năng lực quản lý về đầu tư XDCB và khối lượng vốn đầu tư.

Kiến nghị Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong công tác quản lý ngân sách nhà nước cũng như các chế độ, tiêu chuẩn định mức cần rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, không chồng chéo giữa văn bản cũ và văn bản mới. Văn bản chế độ cần quy định rõ sự phối hợp giữa các cơ quan và các cấp, ngành đảm bảo chế độ, tiêu chuẩn, định mức ban hành sát với thực tế, có tính khả thi cao để phù hợp với điều kiện thu,

chi của từng ngành, từng lĩnh vực mà còn phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội của địa phương

 Dự kiến kết quả đạt được khi thực hiện giải pháp

Thực hiện tốt giải pháp này sẽ làm tăng tính chủ động, tích cực của chính quyền địa phương trong công tác quản lý ngân sách nhà nước. Việc quy định rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi giúp cho Huyện xác định và cân đối giữa nhu cầu với nguồn lực để thực hiện ưu tiên đầu tư góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương. Góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, tăng tinh minh bạch và trách nhiệm của Huyện trong quản lý NSNN.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)