Thực hiện tốt quy trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN phù hợp với điều kiện của địa phươn g

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 87 - 100)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂ N SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN TRÀNG ĐỊNH

3.2 Nội dung các giải pháp

3.2.2 Thực hiện tốt quy trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN phù hợp với điều kiện của địa phươn g

3.2.2.1 Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán

Mục đích của giải pháp: Việc lập dự toán NSNN huyện bám sát chỉ tiêu định mức phân chia tỷ lệ % các khoản thu và nhiệm vụ chi theo nghị quyết HĐND tỉnh quy định, căn cứ vào định hướng, chủ trương, chính sách, các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo và trên cơ sở nhận định, đánh giá sát thực những thuận lợi, khó khăn của huyện để lập dự toán ngân sách cho phù hợp với thực tiễn.

Nội dung của giải pháp: Lập dự toán ngân sách phải đảm bảo rõ ràng, cụ thể, chính xác, đúng pháp luật và không bỏ xót. Dựa trên các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về thu, chi ngân sách theo qui định, đồng thời đảm bảo đúng thời gian và qui trình từ dưới cơ sở tổng hợp lên có như vậy mới sát thực với thực tế của từng xã, thị trấn, đơn vị.

 Nâng cao chất lượng lập dự toán thu ngân sách

UBND huyện, phòng Tài chính – Kế hoạch huyện cần phối hợp với Chi cục thuế huyện trong công tác lập dự toán thu ngân sách. Cần chủ động hơn nữa trong việc hướng dẫn UBND các xã, thị trấn, các đơn vị lập dự toán thu ngân sách thuộc phạm vi mình quản lý; dự kiến số thuế giá trị gia tăng theo chế độ cho các doanh nghiệp trên

địa bàn. Dự toán thu ngân sách phải được xây dựng trên cơ sở tính đúng, tính đủ các khoản thu theo qui định và phân tích, dự báo về yếu tố tăng trưởng kinh tế, giá cả.

Nâng cao trách nhiệm của Chi cục thuế huyện trong việc rà soát, đối chiếu, quản lý, phát triển nguồn thu mới và khai thác các nguồn thu hiện có nhằm thu đúng, thu đủ vào NSNN, tạo môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh, hạn chế đến mức thấp nhất việc bỏ xót nguồn thu.

Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chỉ đạo bộ phận tài chính kế toán lập dự toán thu ngân sách cấp xã phải bám sát vào các qui định, chế độ, chính sách và tình hình thực tiễn phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quản lý, hạn chế tình trạng lập dự toán thu ngân sách thiếu căn cứ, thiếu định mức, khôngsát với tình hình thực tế.

 Hoàn thiện công tác lập dự toán chi ngân sách huyện.

Phòng Tài Chính – Kế hoạch cần tham mưu cho UBND huyện Xây dựng dự toán chi ngân sách cần bám sát vào các định mức chi theo nghị quyết của HĐND tỉnh về phân cấp nhiệm vụ chi và định mức chi trên địa bàn tỉnh Lạng sơn; bám sát vào các chế độ chính sách của Nhà nước, giá cả thị trường hợp lý để tính toán cho phù hợp. UBND huyện, phòng Tài chính – Kế hoạch nghiên cứu thiết lập hệ thống định mức phân bổ chi ngân sách khoa học phù hợp với từng xã, thị trấn, từng đơn vị để khuyến khích sử dụng hiệu quả các khoản chi tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

Tăng cường công tác tham mưu của các đơn vị, ban quản lý dự án, UBND các xã, thị trấn trong công tác lập dự toán chi, vì họ là những đơn vị sử dụng ngân sách hàng năm biết rõ những nhiệm vụ chi và khó khăn vướng mắc trong công tác chi tiêu và quyết toán ngân sách.

Việc tổng hợp và xây dựng dự toán chi NSNN huyện phải tôn trọng cơ sở dự toán của các đơn vị, các xã, thị trấn, đồng thời dự kiến nguồn thu được hưởng để cân đối với nhiệm vụ chi trên địa bàn huyện.

Điều kiện thực hiện

Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện phải căn cứ vào số kiểm tra và văn bản hướng dẫn lập dự toán ngân sách do Sở Tài chính gửi về kết hợp với chỉ đạo của UBND huyện về xây dựng dự toán ngân sách trên địa bàn để soạn thảo văn bản đôn đốc công lập dự toán ngân sách, trình Chủ tịch UBND huyện ký duyệt rồi gửi cho UBND các xã, các phòng ban, đơn vị liên quan trong thời hạn do HĐND tỉnh đã qui định ( trước ngày 20 tháng 7 hàng năm).

UBND huyện giao phòng Tài chính - Kế hoạch Chỉ đạo, hướng dẫn UBND xã, thị trấn các đơn vị liên quan đặc biệt là thủ trưởng các đơn vị đó phải phải nghiên cứu kỹ văn bản hướng dẫn lập dự toán và chỉ đạo bộ phận tài chính của đơn vị thực hiện lập ngân sách kỳ kế hoạch theo đúng qui định để trình phê duyệt theo qui định và triển khai thực hiện.Đối với một số Xã và Trường học còn yếu kém trong công tác lập dự toán thì Phòng Tài Chính – Kế hoạch tổ chức công tác “ cầm tay chỉ việc” để giúp cho các đơn vị đó hoàn thành công tác lập dự toán một cách tốt nhất.

Tăng cường công tác tham mưu trong việc lập dự toán huyện của các đơn vị liên quan như Chi cục thuế, kho bạc, và các đơn vị liên quan. Phòng Tài chính – Kế hoạch tham mưu với UBND huyện lập dự toán ngân sách huyện phải tính đến các kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách của các năm trước, đặc biệt là năm báo cáo.

Hàng năm UBND huyện ra quy định các đơn vị dự toán phải lập dự toán ngân sách gửi phòng Tài chính Kế hoạch trước ngày 10 tháng 7 để tổng hợp gửi tỉnh trước 15 tháng 7. Việc tổng hợp dự toán sớm hơn so với hạn cuối cùng để Phòng Tài Chính – Kế Hoạch chủ động kiểm tra và phản hồi đến các đơn vị. Việc gửi tổng hợp dự toán cho Sở Tài Chính trước thời hạn cũng sẽ giúp cho huyện chủ động điều chỉnh những nội dung chưa hợp lý khi nhận được phản hồi của Sở Tài Chính.

Dự kiến kết quả đạt được: Thực hiện tốt giải pháp trên sẽ giúp cho Huyện chủ động hơn trong công tác lập dự toán, việc lập dự toán thu chi ngân sách sẽ rõ ràng; chính xác; bám sát thực tế; đúng quy định mẫu biểu và thời gian thực hiện.

3.2.2.2 Hoàn thiện việc chấp hành ngân sách huyện

 Mục đích của giải pháp

Giúp cho công tác thu-chi ngân sách đúng với các chỉ tiêu ghi trong dự toán đã được lập và kiểm tra các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn mà Nhà nước đã đặt ra có phù hợp với thực tiễn hay không? Ngoài ra công tác chấp hành thu ngân sách còn phải tìm ra được nguồn thu mới và ổn định cho ngân sách huyện.

 Nội dungvà điều kiện thực hiệngiải pháp

Hoàn thiện công tác thu ngân sách huyện

UBND huyện cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục bằng cách treo băng rôn khẩu hiệu, tổ chức nêu gương tốt qua thông tin truyền thông, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về thu ngấn sách nhà nước,… cho các Xã, thị trấn, các đơn vị và toàn thể người dân, doanh nghiệp trên địa bàn nâng cao nhận thức về thuế: thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, Thuế là hình thức thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể nhà nước và các thành phần kinh tế trong xã hội thông qua việc đóng góp một phần thu nhập cho NSNN. Thuế là đòn bẩy kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, bảo hộ hàng sản xuất trong nước, thực hiện công bằng xã hội. Nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân.

Thực hiện điều tiết các khoản thu ngân sách theo hướng cấp nào có công trong việc quản lý và thu thuế thì cấp đó được hưởng, không dùng khoản thu của đơn vị này cho đơn vị khác. Như thế mới kích lệ được các Xã, thị trấn tập trung thu ngân sách trên địa bàn để chủ động cho các nhiệm vụ chi.

Huyện cần xây dựng chính sách khuyến kích, thu hút đầu tư, tạo điệu kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh. Từ đó tạo ra các nguồn thu mới và ổn đinh.Cụ thể cần tăng cường khai thắc các nguồn thu sau:

+ Huyện Tràng Định có hệ thống đường giao thông thuận lợi, cần mở rộng xây dựng, nâng cấp sửa chữa đường giao thông thông nối với TP Lạng Sơn, Tỉnh Thái Nguyên, Tỉnh Cao bằng, Tỉnh Bắc Cạn với hai cửa khẩu trên địa bàn, góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các địa phương, tăng số lượng hàng hóa vận chuyển qua địa bàn huyện. Từ đó góp phần phát triển kinh tế, tạo nguồn thu ổn định.

+ Phát triển kinh tế thủy điện gắn với phát triển du lịch và nôi trồng thủy sản: Huyện Tràng Định là nơi gặp gỡ của 3 con sông có lưu lượng nước tương đối lớn đã xây dựng được hai nhà máy thủy điện, có lòng hồ lớn trong đó thủy điện Kim Đồng và thủy điện Thắc Xăng có diện tích lòng hồ đều hơn 1.000 ha được bao bọc bởi núi rừng, có nhiều phòng cảnh đẹp và lượng thủy sản phong phú nhưng chưa có nguồn thu từ du lịch, do đó Huyện cần chính sách thu hút đầu tư để phát triển du lịch ở khu vực này tạo nguồn thu ngân sách và phát triển kinh tế trên địa bàn.

Kiêm quyết xử lý nợ đọng về thuế, thực hiện ủy nhiệm thu thuế cho các xã, thị trấn nhằm tăng cường trách nhiệm của địa phương trong công tác thuế, khai thác nguồn thu, bao quát nguồn thu, gắn thu ngân sách với nhu cầu chi, tăng cường phối hợp với ngành thuế trong công tác thu, chống thất thu thuế có hiệu quả cao hơn.

Nâng cao trách nhiệm của Chi cục thuế huyện trong việc tuyêntruyền, hướng dẫn, đưa Luật thuế vào đời sống nhân dân. Thông qua việc tuyên truyền, hỗ trợ các đối tượng nộp thuế từ đó thu đúng, thu đủ không để kết dư, tồn đọng thuế. Chú ý bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của cán bộ Thuế. Tiếp tục phối hợp với Chi cục thuế Tỉnh cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính trong công tác thu thuế, thực hiện công khai, minh bạch trong công tác thu thuế, tổ chức thu, quản lý thu một cách khoa học, chính xác, đơn giản đảm bảo cho các đối tượng nộp thuế chủ động và tự giác; Tăng cường ứng dụng tin học hóa trong quá trình thu và quản lý thuế.

Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện thu ngân sách, xử lý nghiệm các trường hợp cố tình giấu nguồn thu, các trường hợp chuyển nguồn thu từ đơn vị này sang đơn vị khác hoặc điều tiết các khoản thu không đúng chế độ.

Kiến nghị Bộ Tài Chính cải cách thủ tục hành chính về thuế, giảm thời gian nộp thuế cho các cá nhân, doanh nghiệp. Đẩy mạnh tiến độ trình sử đổi bổ sung Luật quản lý thuế và các văn bản có liên quan theo hướng đơn giản hóa nhiều thủ tục hành chính đảm bảo đúng quy trình, thủ tục,thời gian, hiệu qua trong công tác thu thuế. Triển khai các ứng dụng thông tin kê khai quản lý thuế đến từng người dân, doanh nghiệp; đấy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 về Thuế đến từng địa phương.

Nhằm tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, giúp

cho các cơ quan quản lý ngân sách tập trung kịp thời được nguồn thu cho các nhiệm vụ chi tiêu

Nhóm các loại thuế về hoạt động xuất nhập khẩu thường chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu ngân sách ( ở Lạng Sơn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu hàng năm gấp khoản 6 lần thu nội địa ). Đề nghị Chính phủ trình Quốc Hội sửa đổi luật ngân sách 2015 phân chia tỷ lệ phần trăm nguồn thu về xuất nhập khẩu cho ngân sách địa phương một phần, nhằm tạo sự chủ động cho ngân sách địa phương bố trí dự toán cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, và bổ sung cho ngân sách cấp dưới.

Chính phủ phải rà soát một cách tổng thể chính sách miễn giảm thuế để làm sao chính sách này phát huy hiệu quả đích thực. không chỉ thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, mà còn phải nuôi dưỡng nguồn thu, tạo sự ổn định cho NSNN, đảm bảo tính công bằng trong xã hội. Trong một số trường hợp có thể giải quyết vấn đề mang tính xã hội thì nên áp dụng chính sách chi ngân sách trực tiếp thay vì miễn giảm thuế

Hoàn thiện công tác chấp hành chi ngân sách huyện - Đối với chi thường xuyên:

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng và các cấp chính quyền trên địa bàn huyệnTràng Địnhđối với quản lý chi ngân sách nhà nước.Huyện Ủy cần đề ra đường lối phát triển KT-XH phù hợp với điều kiện thực tế làm cơ sở cho chính quyền cấp huyện triển khai thực hiện.HĐND và UBND huyện Tràng Địnhcần phải đưa nội dung quản lý và kiểm tra chi ngân sách nhà nước là công việc thường xuyên.

Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan tài chính, thuế, kho bạc và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý ngân sách. Các cơ quan này có trách nhiệm phối kết hợp, cung cấp đầy đủ tin tức, thông tin lẫn nhau về tình hình thu, chi ngân sách, quản lý, kiểm soát chi ngân sách cũng như báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm cho HĐND và UBND cùng cấp và cho cơ quan Nhà nước cấp trên để lãnh đạo, điều hành các khoản chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện một cách kịp thời,có hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các cơ quan trong nội bộ ngành tài chính để đảm bảo khớp đúng số liệu, phục vụ công tác lãnh đạo của huyện.

Tăng cường trách nhiệm của phòng Tài Chính – Kế hoạch huyện: Là cơ quan chuyên môn về quản lý ngân sách, phòng Tài Chính – Kế hoạch cần tích cực triển khai thực hiện tốt việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, Ngân sách trên địa bàn. Chủ động tham mưu các cấp chính quyền trong công tác chỉ đạo điều hành chi NSNN đảm bảo đúng quy định hiện hành, tiết kiệm, hiệu quả, ra soát, sắp xếp lại, cắt giảm hoặc chậm lại thời gian thực hiện các nhiệm vụ khi chưa thực sự cấp thiết. Kết quả hoàn thành nhiệm vụ của phòng Tài chính – Kế hoạch sẽ phải gắn với hiệu quả điều hành ngân sách trên địa bàn, cần quy rõ trách nhiệm và răn đe xử lý đối với từng cán bộ, lãnh đạo phòng khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tăng cường trách nhiệm kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước: KBNN huyện cần thực hiện công tác kiểm soát chi và thanh toán cho đơn vị sử dụng ngân sách theo đúng quy trình, quy chế kiểm soát và thời gian thanh toán, không được xách nhiễu gây khó khăn cho đơn vị đến giao dịch. Ngoài ra UBND huyện có văn bản yêu cầu KBNN huyện phối hợp kiểm soát một số khoản chi nằm ngoài quy chế kiểm soát của Kho bạc như kiểm soát quy trình mua sắm tài sản, kiểm soát các khoản chi dưới 20 triệu như chi mua sắm văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, chi tiếp khách, hội nghị. KBNN huyện chủ động phối hợp với Phòng Tài Chính – kế hoạch, Chi cục thuế, UBND huyện và UBND xã, thị trấn thực hiện công tác báo cáo tình hình kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc và báo cáo số liệu thu chi NSNN.

Tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng và cán bộ phụ trách kế toán, tài chính của đơn vị trong việc quản lý và sử dụng ngân sách. UBND huyện và Phòng Tài chính – Kế hoạch ban hành có văn bản nêu rõ trách nhiệm trong từng khâu, từng quy trình quản lý thu chi ngân sách cho các đơn vị, văn bản phải có tính giáo dục nhận thức và tính răn đe bằng các hình thức xử lý vi phạm. Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng ngân sách theo dự toán được giao, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách. Người phụ trách công tác tài chính, kế toán tại đơn vị sử dụng ngân sách có nhiệm vụ thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính - ngân sách, chế độ kế toán nhà nước, chế độ kiểm tra nội bộ và có trách nhiệm ngăn ngừa, phát hiện và kiến

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 87 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)