Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý NSNN huyện

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 103 - 109)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂ N SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN TRÀNG ĐỊNH

3.2 Nội dung các giải pháp

3.2.5 Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý NSNN huyện

Công nghệ thông tin (CNTT) đang thể hiện vai trò là công cụ đắc lực của mình trong mọi lĩnh vực. Trong quản lý ngân sách, việc áp dụng CNTT vào các khâu nghiệp vụ đã mang lại lợi ích rất thiết thực, góp phần đưa nên tài chính tiến tới hiện đại, khoa học, hiệu quả, giúp giảm bớt thời gian theo dõi, phân tích, tổng hợp, báo cáo.

Huyện Tràng Định là một huyện miền núi, khả năng ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức trong lĩnh vực tài chính-ngân sách chưa cao do đó huyện cần có giải pháp nâng cao công tác ứng dụng CNTT vào quản lý ngân sách như sau:

UBND huyện trang bị cơ sở vật chất về máy móc thiết bị, phần mềm quản lý chuyên dùng, phần mềm kế toán ngân sách, phần mềm tài sản cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Đồng thời thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn sử dụng các chương trình ứng dụng tin học, đối với các Xã ở vùng điều kiện khó khăn thì tổ chức học tập

“cầm tay chỉ việc” và thường xuyên kiểm tra hỗ trợ. Tổ chức sử dụng thống nhất các ứng dụng tin học trong toàn huyện để thuận tiện cho việc trao đổi thông tin, báo cáo, theo dõi số liệu giữa cơ quan quản lý và các đơn vị sử dụng ngân sách.

Tuyên truyền người dân và các đơn vị sử dụng dịch vụ công trực tuyến đối với lĩnh vực thu thuế và chi tiêu ngân sách nhà nước, thực hiện thông báo kết quả của từng quy trình đến khách hàng.

Bộ Tài Chính đẩy mạnh công tác triển khai ứng dụng hệ thống thông tin quản lý ngân sách nhà nước (Tabmis) đến tất cả các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách để tạo đồng bộ hóa dữ liệu, tạo thuận lợi cho công tác theo dõi, quản lý, cấp phát ngân sách giữa các cơ quan quản lý và đơn vị sử dụng ngân sách.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở những lý luận về ngân sách Nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước ở chương 1, và phân tích thực trạng quản lý NSNN huyện Tràng Định ở chương 2. Với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới, nhận thức được vai trò của NSNN trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đó, Chương 3 đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý NSNN huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Chủ yếu tập trung vào các nội dung sau:

Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách theo Nghị quyết của HĐND tỉnh Lạng Sơn theo hướng tăng phần chủ động cho ngân sách huyện. Thực hiện tốt quy trình NSNN từ khâu lập dự toán, chấp hành đến quyết toán ngân sách.

Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền và các đơn vị sử dụng ngân sách trong việc quản lý và điều hành NSNN huyện.

Nâng cao trình độ cán bộ công chức trực tiếp thực hiện công tác quản lý, sử dụng NSNN cùng với việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý NSNN huyện.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện giữ một vai trò rất quan trọng, gắn liền với việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước nói chung cũng như của huyện nói riêng trong từng thời kỳ.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã cho thấy, ngân sách cấp huyện là một bộ phận cấu thành của Ngân sách nhà nước, là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của bộ máy chính quyền địa phương. Ngân sách cấp huyện cung cấp các nguồn lực về tài chính cho bộ máy chính quyền địa phương hoạt động và thực hiện các chức năng của mình.

Thực hiện quản lý ngân sách cấp huyện là một nhiệm vụ mà ở đó hoạt động thu, chi tài chính ngân sách diễn ra được quản lý công khai, minh bạch và đầy đủ. Vì vậy, cần có sự nhận thức đúng mức và đòi hỏi một cách làm hợp lý đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đơn vị thụ hưởng ngân sách.

Trên cơ sở những vấn đề đã trình bày ở trên, Luận văn đã đạt được những kết quả chính sau đây:

Quản lý ngân sách nhà nước giữ vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước nói chung cũng như tại huyện Tràng Định nói riêng. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, luận văn đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về NSNN và quản lý NSNN.

Dựa trên số liệu thi chi và tình hình quản lý NSNN trên địa bàn huyện, luận văn đã phân tích được thực trạng quản lý NSNN huyện Tràng Định, nêu ra được những kết quả tích cực và những hạn chế, nguyên nhân khiến cho quản lý NSNN huyện chưa phát huy được hết vai trò của mình đốivới sự phát triển kinh tế -xã hội địa phượng Xuất phát từ những mục tiêu, nhiệm vụ của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tràng Định đến năm 2020, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cườngcông tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Tràng Địnhvà từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm điều hành ngân sách nói chung và quản lý ngân sách huyện trong thời gian tới.

2. Kiến nghị

Để giúp huyện tăng cường quản lý NSNN trong tinh hình mới, cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Tăng cường sự lãnh đạocủa các cấp Đảng ủy, các cấp Chính quyền địa phương trong công tác quản lý NSNN. Đảng lãnh đạo nên cần phải nâng cao nhận thức và vai trò của mình để đưa ra đường lối phát triển KT-XH, chỉ đạo công tác quản lý NSNN phù hợp với điều kiện của địa phương. Từ đó các cấp Chính quyền địa phương có căn cứ để thực hiện.

Đối với Chính phủ: bán sát luật NSNN năm 2015 để chỉ đạo các địa phương trong quá trình thực hiện quản lý NSNN. Có điểm nào chưa hợp lý thì phải trình Quốc hội xem xét sửa đổi Luật cho phù hợp. Tạo hành lang pháp lý thông thoáng trong quy trình thu chi ngân sách, nhưng chặt chẽ trong quản lý NSNN; trao quyền chủ động hơn cho các địa phương trong phân cấp quản lý NSNN.

Đối với chính quyền tỉnh Lạng Sơn: Thực hiện phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn linh động, chủ động cho ngân sách cấp huyện. Hỗ trợ các địa phương nâng cao năng lực quản lý tài chính, ngân sách.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo dự toán thu chi huyện Tràng Định từ năm 2013-2016.

[2] Báo cáo quyết toán thu chi huyện Tràng Định từ năm 2013-2016.

[3] Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh giai đoạn 20111-2015 và nhiệm vụ, mục tiêu giai đoạn 2016-2020.

[4] Hoàng Văn Khá, “Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 2015.

[5] Kế hoạch số 20 /KH-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2016 của UBND huyện Tràng Định về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Huyện Tràng Định 5 năm 2015-2020.

[6] Lê Hải Ngọc Châu, “ Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh” Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 2016.

[7] Lê Mạnh Hiên, “ Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 2014.

[8] Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 của Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2014.

[9] Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 của Quốc hội thông qua ngày 25 tháng 06 năm 2015.

[10] Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của luật Đầu tư công năm 2014.

[11] Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Ngân sách nhà nước năm 2015.

[12] Nghị quyết 14/2010/NQ-HĐND ngày 15/12/2010 của HĐND Tỉnh Lạng Sơn về việc Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách năm 2011 và thời kỳ ổn định ngân sách (2011-2015)..

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 103 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)