CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN
2.3 Thực trạng về công tác quản lý NSNN huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2013 - 2016
2.3.5 Đánh giá về công tác quản lý ngân sách huyện Tràng Định
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền địa phương, công tác quản lý ngân sách nhà nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Cụ thể: tốc độ tăng trửởng kinh tế hàng năm trên 10,8%, Thu nhập bình quân đầu người đạt 23,3 triệu đồng/năm.
Bên cạnh đó, thông qua việc phân tích thực trạng quản NSNN của huyện Tràng Định trong giai đoạn 2013 – 2016, có thể đánh giá được một số kết quả mà huyện đã đạt được như sau:
Về công tác quản lý và điều hành NSNN của huyện
Công tác quản lý và điều hành ngân sách nhà nước đã thực hiện đúng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo, các chỉ tiêu thu và chi ngân sách đều vượt dự toán được duyệt; NSNN luôn trở thành công cụ đắc lực của chính quyền huyện trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy Nhà nước. Từ đó đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống, giữ vững quốc phòng an ninh trên địa bàn huyện.
Công tác quản lý điều hành và thựchiện tài chính ngân sách được nâng lên. Tất cả các khoản thu, chi ngân sách được hạch toán vào ngân sách qua hệ thống KBNN được quản lý chặt chẽ, tiết kiệm hiệu quả theo qui trình quản lý thu nộp và cấp phát ngân sách đảm bảo theo luật, xóa bỏ được các hình thức cấp phát gán thu bù chi, hạn chế ghi thu, ghi chi khắc phục tình trạng cấp phát vòng vèo nhiều kênh cấp phát cho một đối tượng, một mục đích. Hầu hết các đơn vị, cá nhân nộp ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách đã nhận thức được trách nhiệm thực hiện tài chính ngân sách theo luật định.
Về công tác chấp hành chu trình NSNN của huyện:
Trên cơ sở Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành của Trung ương, của Sở Tài chính, HĐND và UBND huyện đã đưa chu trình quản lý NSNN vào nề nếp, chu trình lập, chấphành và quyết toán ngân sách đã được các đơn vị quản lý và thụ hưởng NSNN chấp hành nghiêm túc
- Về công tác lập dự toán ngân sách nhà nước huyện
Công tác lập dự toán được xây dựng trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đã tuân thủ đúng chế độ, tiêu chuẩn và định mức thu chi NSNN hiện hành và đã góp phần phục vụ và thúc đẩy sản xuất trong huyện ngày một phát triển hơn
- Về công tác chấp hành ngân sách nhà nước huyện
Thu ngân sách: cơ quan quản lý thu đã phối hợp với các ngành, các xã và thị trấn triển khai đồng bộ các biện pháp tổ chức thu, nghiệp vụ quản lý thu, thực hiện thu dứt điểm các khoản thu tồn đọng, tăng cường kiểm tra, rà soát, điều chỉnh kịp thời mức thu cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh. Từ năm 2013 đã thực hiện thành công quy chế phối hợp thu NSNN giữa Kho bạc NN huyện, Chi cục Thuế huyện và Ngân hàng nông nghiệp huyện và thực hiện thành công kê khai thuế điện tử qua mạng internet tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp rút ngắn thời gian nộp thuế. Tổng thu ngân sách giai đoạn 2013-2016 tăng 186%.
Chi ngân sách: ngân sách huyện đã bố trí hợp lý cho các khoản chi thường xuyên, ưu tiên cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế, sự nghiệp kinh tế, đáp ứng đầy đủ chi đảm bảo xã hội, chủ động bố trí nguồn để cải cách tiền lương, bố trí kinh phí chi hành chính hợp lý, tiết kiệm. Đã giảm thiểu thủ tục hành chính chi NSNN qua Kho bạc như giảm hồ sơ, giảm thời gian chi ĐTXD từ 07 ngày xuống còn 03 ngày, chi thường xuyên từ 03 ngày xuống còn 02 ngày, giảm trách nhiệm của Kho bạc trong kiểm soát chi, nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị từ đó góp phần nâng cao được hiệu lực, hiệu quả của quản lý ngân sách huyện.
- Công tác quyết toán ngân sách cấp huyện:
Công tác quyết toán NSNN đã thực hiện đúng với các quy định vàhướng dẫn. Các loại báo cáo tài chính lập đầy đủ và gửi đúng thời gian quy định. Số liệu báo cáo trung thực, chính xác. Nội dung các báo cáo tài chính luôn theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được duyệt vào đúng Mục lục NSNN đã quy định. Số liệu quyết toán ngân sách nhà nước được công khai đầy đủ, kịp thời đảm bảo thực hiện theo quy chế dân chủ cơ sở một cách nghiêm túc.
2.3.5.2 Những hạn chế
Trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
Việc phân cấp quản lý nguồn thu cho các đơn vị vẫn mang tính khuôn mẫu, máy móc chưa phát huy được tính sáng tạo của cấp dưới trong khai thác các nguồn thu địa phương.
Việc phân cấp quản lý chi NSNN cho các cấp ở địa phương chưa xứng tầm với khả năng và điều kiện cụ thể của các cấp địa phương, tập trung nhiều ở cấp huyện, chưa phát huy tối đa khả năng sáng tạo, tự chủ và tự chịu trách nhiệm của cấp dưới. Do đó, chưa phát huy đầy đủ các nguồn lực phát triển và sức mạnh tổng hợp của các cấp chính quyền địa phương.
Trong chu trình thu – chi NSNN
Trong việc lập dự toán thu, chi: Chi Cục Thuế và các cơ quan liên quan lập dự toán thu chưa sát với thực tế, chưa khai thác đầy đủ các nguồn thu, các khoản thu được lập dự toán mang tính chủ quan và thường lập theo kiểu nhân tỷ lệ phần trăm năm sau cao hơn năm trước một lượng nhất định. Các đơn vị chưa coi trọng khâu lập dự toán chi, thường lập với mức chi và định mức hiện tại, chưa tính đến mức chi của năm sau, lập dự toán với tâm lý “ khi nào thiếu tiền thì xin phòng Tài Chính”. Tình trạng giao dự toán không hết lần đâu, còn phải giao bổ sung nhiều lần trong năm và thường bị dồn phân bổ dự toán vào cuối năm khiến cho các đơn vị chi tiêu sai quy trình, các khoản chi sai được hợp thức hóa chứng từ.
Trong việc chấp hành và quyết toán NSNN: Vẫn còn xảy ra tình trạng chỉ phấn đấu thu đạt kế hoạch theo dự toán, hiện tượng dấu nguồn thu và chuyển nguồn thu từ cấp ngân sách này sang cấp ngân sách khác đẫn đến gây thất thoát nguồn thu NSNN, chưa tạo được động lực tăng thu NSNN. Đối với chi NSNN, một số đơn vị còn chưa chủ động trong chi nghiệp vụ, một số cá nhân lợi dụng chức vụ quyền hạn gây thất thoát NSNN. Huyện chưa có hướng ưu tiên chi ngân sách cho các khoản chi thiết yếu, cấp bách, phát sinh mới nên chi chưa kịp thời. Một số nội dụng chi không đúng quy định của Nhà nước vẫn được Quyết toán, chưa cương quyết loại bỏ mà chỉ xin rút kinh nghiệm. Việc quyết toán vốn đầu tư các công trình XDCB từ chi NSNN còn chậm so
với quy định, vẫn còn tình trạng công trình sai về khối lượng, thiết kế so với ban đầu,… vẫn được thanh quyết toán với NSNN gây đội vốn, thất thoát NSNN.
Trong công tác thanh tra – kiểm tra: Công tác thanh tra còn gặp nhiều khó khăn do lực lượng công chức phòng Thanh tra còn mỏng, chỉ có 4 đồng chí và còn thiếu kinh nghiệm công tác về Tài chính – Ngân sách. Cán bộ các phòng ban tham gia cònbị chi phối bởi công việc chuyên môn nên tham gia chưa đầy đủ và chưa chủ động. Công tác Thanh tra – Kiểm tra lĩnh vực tài chính – ngân sách chưa được hiệu quả do còn có sự nể nang, ngại va cham giữa đoàn Thanh tra và đơn vị, việc xử lý sai phạm qua Thanh tra, kiểm tra còn mang tính hình thức, chư đủ sức răng đe đối tượng vi phạm.
Trình độ cán bộ công chức: Cán bộ công chức trong công tác quản lý tài chính, ngân sách còn non kém về chuyên môn trình độ ở nhiều lĩnh vực. Chưa nắm vững các văn bản về quản lý thu chi ngân sách. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công việc còn thấp.
Ứng dụng CNTT: Việc ứng dụng hệ thống thông tin quản lý ngân sách chỉ được sử dụng ở 3 cơ quan Tài Chính, Kho Bạc, Thuế; các cơ quan, đơn vị khác chưa sử dụng được. Khả năng ứng dụng CNTT của các đơn vị trong quản lý tài chính – ngân sách còn thấp.
2.3.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên
Nguyên nhân khách quan:
Tràng Định là một huyện miền núi, còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn thu trên địa bàn còn hạn chế, các nhiệm vụ chi phải dựa vào nguồn bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên. Do vậy việc điều hành thu-chi ngân sách huyện chưa được chủ động.
Nhà nước đã ban hành nhiều quy định, định mức thu chi ngân sách nhà nước. Tuy nhiên các văn bản nhà nước còn có sự bất cập, chưa đầy đủ, còn chồng chéo giữa văn bản cấp trên và cấp dưới, các văn bản còn phải sửa đổi thường xuyên, nên gây khó khăn trong công tác quản lý.
Nguyên nhân chủ quan:
- Việc phân cấp quản lý ngân sách theo Nghị quyết 14/2010/NQ-HĐND ngày 15/12/2010 của HĐND tỉnh Lạng Sơn (Nghị quyết 14) có những điểm chưa hợp lý như sau: [12]
+ Việc phân chi tỷ lệ điều tiết các khoản thu đã phân theo từng cấp ngân sách nhưng chưa khuyến kích được sự năng động, sáng tạo của cấp dưới. Tỷ lệ thu cân đối và thu bổ sung từ ngân sách cấp trên chỉ đủ chi khi có dự toán, phần thu vượt dự toán chủ yếu là thu từ tiền sử dụng đất của huyện, nhưng nguồn thu này không ổn đinh. Một số khoản thu lớn tại cấp Huyện như thu Lệ phí bến bãi cửa khẩu, thu phạt giao thông thì ngân sách cấp huyện lại không được hưởng trực tiếp mà phân nguồn thu cho ngân sách tỉnh.
+ Việc phân bổ dự toán theo nghị quyết 14 vẫn còn một số giới hạn như chưa bao quát hết các lĩnh vực chi, chưa bảo đảm được đầy đủ các chế độ, chính sách của Nhà nước đã ban hành, số ấn định cho các tiêu chí là chưa phù hợp, mức chi còn thấp so với nhu cầu củađịa phương. Định mức phân bổ chưa tính đến yêu tố trượt giá, chưa mang tính dự báo làm hạn chế tính chủ động trong điều hành ngân sách của huyện.
Định mức phân bổ chi quản lý hành chính phân bổ theo tỷ lệ 70% chi đảm bảo lương, phụ cấp và 30% chi hoạt động thường xuyên khác của đơn vị. Đối với chi sự nghiệp giáo dục phân bổ theo tỷ lệ 80%-20% . Việc phân bổ theo lỷ lệ này căn cứ vào tổng hệ số lươngcủa cán bộ công chức nên phân bổ không đồng đều giữa các
đơn vị vì có đơn vị số lượng cán bộ công chức trẻ cao, tổng hệ số lương thấp dẫn đến dự toán nhận được thấp gây khó khăn trong hoạt động của đơn vị.
+ Các khoản chi chế độ chính sách không nằm trăm trong định mức phân bổ giao dự toán hàng năm như: Kinh phí hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi theo Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 và Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Chính sách giáo dục đối với người khuyết tật theo Thông tư số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/2013 của Liên bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Tài chính; Kinh phí hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo
dục đại học theo Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Kinh phí hỗ trợ đối với học sinh bán trú và hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Các khoản chi này hàng năm phải tổng hợp danh sách và trình ngân sách cấp trên cấp bổ sung, một số khoản ngân sách cấp trên chưa đáp ứng đủ nhu cầu của Huyện dẫn đến Huyện không chủ động chi, thường chi muộn vào cuối năm hoặc sau một đến hai năm.
- Việc chấp hành quy trình ngân sách:
+ Việc phối hợp giữa Phòng Tài Chính- kế hoạch, Kho bạc huyện, Chi cục thuế và các đơn vị trong việc xây dựng dự toán chưa tốt vì các đơn vị thưởng chỉ tập trung vào chuyên môn chính và việc dự toán thường ỉ lại các cơ quan cấp trên.
+ Trong công tác quản lý thu thuế: Chưa có quy định cụ thể phân rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan, còn tư tưởng việc thu thuế là nhiệm vụ của ngành thuế. Mặt khác đội ngũ cán bộ quản lý thu thuế còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa tận tuy, công tâm dễ gây thất thoát nguồn thu NSNN.
+ Công tác quản lý chi ngân sách còn lỏng lẻo, cơ quản Tài chính cấp trên ít quan tâm đến tình hình thu chi của đơn vị. Việc kiểm soát chi qua Kho bạc theo thông tư 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 về quản lý thanh toán vốn đầu tư, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN, Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 và thông tư 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 về chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN: Theo các văn bản này thì giảm thiểu trách nhiệm của Kho bạc, tăng trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách, các đơn vị chịu ít sự kiểm soát của Kho bạc hơn nên đã thiếu trách nhiệm gây ra các khoản chi không đúng tiêu chuẩn , nhiệm vụ được giao.
+ Trong công tác quyết toán ngân sách: Phòng Tài chính – Kế hoạch là đơn vị tham mưu cho UBND huyện giao dự toán cho các đợn vị, về bản chất Phòng Tài chính – Kế hoạch là đơn vị cấp phát ngân sách, do vừa là đơn vị cho dự toán vừa là đơn vị duyệt quyết toán nên chưa khách quan, một số khoản chi theo cơ chế “xin cho” chưa đủ điều
kiện chi đều được quyết toán. Một số khoản chi mang tính chất giao dự toán để cấp dưới chi hộ nhiệm vụ chi cấp trên với mục đích làm trong sạch ngân sách cấp trên.
- Phòng Thanh Tra – Kiểm tra là đơn vị trực thuộc UBND huyện nên trong công tác thanh tra kiểm tra quản lý tài chính ngân sách trên địa bàn còn cả nể, chưa xử lý nghiêm minh vì các đơn vị được kiểm tra đều thuộc UBND huyện hàng ngày đều có quan hệ công tác. Công tác xử lý vi phạm trong lĩnh vực Tài chính – ngân sách chỉ mạng tính hình thức chư đủ sức răng đe các đối tượng vị phạm vì quy trình thu – chi ngân sách liên quan đến rất nhiều khâu, nhiều bộ phận, nếu xử lý nghiêm thì sẽ ảnh hưởng đến toàn hệ thống quản lý ngân sách trên địa bàn. Việc kiểm tra thu ngân sách thường do Chi cục Thuế huyện tổ chức nhưng bị phụ thuộc vào Cục thuế Tỉnh Lạng Sơn nên chưa chủ động kịp thời kiểm tra các doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
- Cán bộ công chức trong công tác quản lý tài chính, ngân sách phần lớn có trình độ trung cấp, cao đẳng, được tuyển dụng thông qua xét tuyển hoặc chuyển từ ngành khác sang. Huyện chưa chú trọng đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ kế toán các đơn vị.
Chế độ lương, thưởng, đãi ngộ thấp theoquy định của Nhà nước nên một số cán bộ dễ thoái hóa, vụ lợi cá nhân. Một số cán bộ giỏi lại có xu hướng chuyển ngành khác có chế độ tốt hơn.
- Chính quyền địa phương chưa quan tâm đến công tác ứng dụng CNTT trong quản lý NSNN, chưa cập nhật các phần mềm ứng dụng và quản lý mới hơn; một số đơn vị còn chưa sử dụng thành thạo phần mền, việc lập chứng từ, theo dõi thu chi còn làm thủ công. Dẫn đến việc theo dõi và quản lý thu –chi ngân sách trên địa bàn mất rất nhiều thời gian
Kết luận chương 2
Trên cơ sở những lý luận ở chương 1, chương 2 đã nêu khái quát đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội và thực trạng quản lý NSNN huyện Tràng Định từ giai đoạn năm 2013 đến năm 2016. Cụ thể như sau:
Công tác lập dự toán thu – chi ngân sách đều được thực hiện theo đúng Luật ngân sách, đã căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các kế hoạch tài chính ngân sách. Công tác quản lý thu chi ngân sách theo đúng dự toán được