Kết quả tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích chất lượng dịch vụ cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh đông anh (Trang 56 - 68)

Chỉ tiêu quan trọng nhất để xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng chính là chỉ tiêu lợi nhuận, dựa trên tổng thu nhập trừ đi tổng các chi phí phát sinh.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Đông Anh từ năm 2018 đến năm 2022 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4: Kết quả tài chính của Vietcombank Đông Anh năm 2018 — 2022

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2021 2022

Tổng doanh thu 101,92 197,21 283,79 430,80 | 455,82

Tổng chỉ phí 29,12 45,51 65,49 73,80 152,32

Lợi nhuận trước thuế 72,80 151,70 218,30 35700 | 303,50

Nguôn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietcombank Đông Anh năm 2018 - 2022 Theo số liệu bảng 2.4, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng có sự tăng trưởng qua các năm. Đặc biệt năm 2021 có sự tăng vượt trội về lợi nhuận đạt mức 357 tỷ

đồng, tăng 63,54% so với năm 2020. Do trong năm 2021, Chỉ nhánh đã thu hồi

được khoản nợ xấu trên 80 tỷ đồng, giúp giảm trích lập dự phòng và thúc đây tăng trưởng lợi nhuận. Thành tựu này rất khó có thể có được nếu không có sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ nhân viên của Chi nhánh, cùng với sự chỉ đạo đúng đắn từ Ban lãnh đạo ngân hàng.

2.2. Phân tích chất lượng dịch vụ cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở tại Vietcombank Đông Anh

2.2.1. Thực trạng dịch vụ cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở tại Vietcombank Đông Anh

2.2.1.1. Quy trình cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở tại Vietcombank Đông Anh Quy trình cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở tại Vietcombank Đông Anh như sau:

Bước l: Tiếp thị và Bước 3: Ký kêt hợp Bước 4: Thực hiện đề xuất tín dụng biến pháp đăng ký giao dịch bảo đảm

đồng và hoàn thiện

hô sơ

+

- Cấp thâm Bước 5: Thực hiện

Bước 2: Thâm định quyên phán thủ tục trước giải

tín dụng quyêt ngân

Gửi thông

Bước 2b: Thâm định rủi ro bao den khách Bước 6: Giải ngân

hàng

Sơ đồ 2.2: Quy trình dịch vụ cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở Nguôn: Quy trình cấp tin dụng khách hàng cá nhân Vietcombank

Bước 1: Tiếp thị và đề xuất tín dụng

CBTD thực hiện tiếp cận thông tin khách hàng, tư vấn về chính sách về lãi suất và các khoản phí đến khách hàng. Đề nghị khách hàng cung cấp những thông tin liên quan đến nhân thân khách hàng, năng lực tài chính, phương án sử dụng vốn,

thông tin tài sản bảo đảm. Trên cơ sở đánh giá và phân tích sơ bộ thông tin, CBTD lập báo cáo đề xuất tín dụng.

Bước 2: Thâm định tín dụng

Căn cứ vào tình hình cụ thể của khách hàng, CBTD cùng bộ phận quản lý rủi ro sẽ tiến hành đánh giá trên cơ sở phân tích chỉ tiết về tình hình tài chính, tài sản đảm bảo của khách hàng, đồng thời xem xét kế hoạch vay vốn của khách hàng. Nếu tất cả điều kiện đều đáp ứng các quy định, quá trình phê duyệt tín dụng sẽ được tiếp tục. Tuy nhiên, nếu không đáp ứng được các yêu cầu, cán bộ tín dụng sẽ gửi thông báo từ chối khoản vay cho khách hàng.

Bước 3: Ký kết hợp đồng và hoàn thiện hồ sơ

Ngân hàng sẽ thực hiện cùng khách hàng ký các loại văn bản theo quy định của Vietcombank như: Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo...

thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp tài sản hoặc quyền tài sản theo các quy định pháp luật hiện hành.

Bước 4: Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm

Bộ phận thâm định tài sản tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm với tài sản đảm bảo của khách hàng sau khi đã thực hiện việc ký kết hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo và các tài liệu liên quan được công chứng.

Bước 5: Thực hiện thủ tục trước giải ngân

Sau khi có kết quả đăng ký giao dịch bảo đảm. Cán bộ tín dụng trình cấp có thấm quyền ký phê duyệt giải ngân.

Bước 6: Giải ngân

Phòng Quản lý nợ cập nhật các thông tin về khoản vay trên hệ thống, tạo tài khoản vay.

Phòng Dịch vụ khách hàng hạch toán giải ngân tiền vay cho khách hàng trên cơ sở hợp đồng tín dụng và theo đúng quy định của Vietcombank.

Sau khi giải ngân phòng Khách hàng bán lẻ sẽ kiểm tra, giám sát sau vay.

2.2.1.2. Sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu câu nhà ở tại Vietcombank Đông Anh

Tên sản phẩm: Vietcombank Đông Anh đang triển khai các sản phẩm cho

Vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở như sau:

e - Sản phẩm cho vay KHCN mua nhà ở/đất ở của Vietcombank.

Mục đích cho vay: KHCN có nhu cầu vay vốn mua nhà ở/đất ở; nộp tiền sử dụng đất ở/nhà ở gắn liền với đất theo Thông báo/Quyết định của cơ quan Nhà nước về việc công nhận kết quả trung đấu giá quyền sử dụng đất ở/nhà ở gắn liền với đất cho khách hàng và/hoặc vợ/chồng khách hàng và/hoặc bên thứ ba (Trường hợp này đất ở/nhà ở có thê chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thời điểm Vietcombank xem xet cho vay); vay bù đắp tiền đã mua Nhà 6/Dat 6 hoặc tiền đã nộp để sử dụng đất ở/nhà ở gắn liền với đất theo Quyết định của cơ quan Nhà nước có thắm quyền.

Trong đó: bên thứ ba là bố mẹ đẻ/con đẻ/bố mẹ nuôi/con nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật.

e Sản phẩm cho vay mua, hoàn thiện nhà dự án dành cho KHCN của Vietcombank

Mục đích cho vay:

Thanh toán tiền mua nhà: thanh tóa tiền mua nhà cho Chủ đầu tư, thanh toán tiền mua nhà cho Bên bán thứ cấp.

Thanh toán tiền hoàn thiện nhà (chỉ áp dụng nếu thế chấp tài sản đảm bảo khác)

Trong đó, cá nhân đứng tên trên hợp đồng mua bán/hợp đồng chuyển nhượng nhà là khách hàng và/hoặc vợ/chồng khách hàng và/hoặc bên thứ ba là bố mẹ đẻ/con đẻ/bố mẹ nuôi/con nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật.

e - Sản phẩm cho vay KHCN xây sửa nhà ở của Vietcombank Mục đích cho vay:

Vay xây mới nhà ở, trong đó cá nhân đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là: khách hàng và/hoặc vợ/chồng khách hàng và/hoặc bên thứ ba.

Vay sửa chữa nhà ở, trong đó cá nhân đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/tài sản gắn liền với đất là: khách hàng và/hoặc vợ/chồng khách hàng và/hoặc bên thứ ba. Trường hợp này nhà ở phải được cấp Giấy chứng nhận tại thời điểm Vietcombank xem xét cho vay.

Vay bù đắp tiền xây mới/sửa chữa nhà ở, trong đó cá nhân đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/tài sản gắn liền với đất là khách hàng và/hoặc vợ/chồng khách hàng và/hoặc bên thứ ba. Trường hợp này nhà ở phải được cấp Giấy chứng nhận tại thời điểm Vietcombank xem xét cho vay.

Các quy định chung đối với các sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở của Vietcombank:

- Đối tượng khách hàng: Công dân Việt Nam từ 18 tuổi đến không quá 75 tuổi

tại thời điểm kết thúc khoản vay. Có thu nhập ồn định, đủ khả năng trả nợ. Có tài sản bảo đảm là bất động sản, giấy tờ có giá.

- Thời hạn vay: Thời hạn vay linh hoạt dựa trên thu nhập thực tế, trên 12 tháng và tối đa 30 năm kể từ ngày tiếp theo của ngày giải ngân đầu tiên.

- Hình thức cho vay: từng lần

- Số tiền cho vay tối đa: 50 (Năm mươi) tỷ đồng/khoản vay đối với cùng một mục đích vay vốn nêu tại phương án vay vốn.

- Quy định trả nợ: hình thức trả nợ: từng lần; kỳ trả nợ gốc: phù hợp với nguồn trả nợ nhưng chu kỳ trả nợ gốc là tròn tháng và không quá 03 tháng/lần; kỳ trả nợ lãi: hàng tháng.

- Tài sản bảo đảm: Giấy chứng nhận sở hữu tài sản của khách hàng và/hoặc bên thứ ba theo quy định của Vietcombank.

- Lãi suất cho vay: hiện nay, Vietcombank Đông Anh đang áp dụng lãi suất cho vay theo chương trình Cho vay lãi suất cạnh tranh cho KHCN như sau:

+ Lãi suất trong thời gian ưu đãi:

Thời hạn cho vay Sàn LS ưu đãi Thời gian ưu đãi

` - cu Cố định 6 tháng kê từ

Từ 12 thỏng trở xuụng 6,59%/năm ơ ah uta

ngày giải ngân đâu tiên

Từ trên - 12 tháng đến 24 Cố định 6 tháng kê từ

6,09%/năm NÓ hà AC GÀ gta

tháng ngày giải ngân đâu tiên

Cố định 12 thang kê từ

Trên 24 tháng 7,5%/năm VU suy ak ee

ngày giải ngân đâu tiên

Mức lãi suất nêu trên có thê được điều chỉnh thay đổi từng thời kỳ theo thông báo của Vietcombank.

+ Lãi suất sau thời gian ưu đãi:

*“_ Khoản vay từ 12 thang trở xuống: theo thông báo của Vietcombank.

*_ Khoản vay trên 12 tháng: bang lãi suất huy động tiết kiệm VND 12 thang trả lãi cuối kỳ áp dụng cho KHCN của Vieteombank cộng (+) 3,5%/năm nhưng không thấp hơn sàn cho vay cùng kỳ hạn của sản phẩm theo thông báo của Vietcombank tại thời điểm đó.

Theo báo cáo tổng kết của Vietcombank Đông Anh năm 2022, tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân có nhu cầu về nhà ở tăng từ con số 550 tỷ đồng năm 2018 lên 3.097 tỷ đồng năm 2022, với số lượng cho vay trên 500 khách hàng cá

nhân. Trong đó, tỷ trọng đối với sản phâm cho vay KHCN mua nhà ở/đất ở chiếm tỷ trọng cao nhất với 57%, tiếp theo đó là sản phẩm cho vay mua, hoàn thiện nhà dự án chiếm khoảng 32% và sản phâm cho vay xây sửa nhà ở có tỷ lệ thấp nhất trong tổng dư nợ đối với sản phâm cho vay nhà ở véi 11%.

Tỷ trọng của dịch vụ cho vay nhà ở càng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Với ưu thế có nguồn vốn huy động giá rẻ đáng kế được thu hút, kết hợp với sự nỗ lực của toàn thể nhân viên Chi nhánh, Vietcombank Đông Anh đã chủ động hướng tới việc tăng dư nợ cho vay hỗ trợ nhu

cầu nhà ở bằng cách tích cực phân loại các khách hàng có tình hình tài chính khả

quan, đảm bảo chất lượng tín dụng, hoạt động kinh doanh hiệu quả. Vì đây là sản phẩm có dư nợ trên một khách hàng không quá lớn, tài sản đảm bảo đầy đủ, do đó

giúp phân tán rủi ro. Từ năm 2019, Chi nhánh có sự gia tăng đáng ké trong việc cấp tín dụng cho khách hàng với thời hạn từ trung đến dài hạn. Điều này cho thấy sự chuyển dịch về quan điểm cơ cấu cho vay, tập trung phát triển nhóm khách hàng có nhu cầu đài hạn, chất lượng tài chính tốt và khách hàng có nhu cầu vay nhà ở cũng nằm trong nhóm khách hàng mục tiêu này. Năm 2020 là một năm đầy khó khăn và thách thức đối với không chỉ Vietcombank Đông Anh nói riêng mà với cả nền kinh tế nói chung trước những tác động nặng nề của đại dich Covid-19. Song dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của Ban lãnh đạo Vietcombank về việc khuyến khích tiêu dùng nội địa, Vietcombank Đông Anh đã kịp thời áp dụng các gói ưu đãi lãi suất cho vay mua nhà, tiêu dùng đa mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính ngày càng đa dạng của người dân trong và cả sau dịch. Sự thay đôi này là hoàn toàn phù hợp để hiện thực hóa mục tiêu chiến lược chung, trở thành ngân hàng bán lẻ số một tại Việt Nam của Vietcombank. Từ năm 2021 đến nay, Chi nhánh tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, quan tâm tăng trưởng dịch vụ ban lé dé đi theo đúng định hướng toàn ngành.

2.2.2. Phân tích chất lượng dịch vụ cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở tại Vietcombank Đông nh

2.2.2.1. Phân tích chất lượng cho vay hỗ trợ nhu câu nhà ở - Tổng dư nợ cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở

Bảng 2.5. Tổng dư nợ cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở năm 2018 - 2022 Đơn vị: tỷ đồng

Năm Năm Năm Năm Năm

2018 2019 2020 2021 2022

Chỉ tiêu

Dư nợ cho vay hỗ trợ nhu cầu

" 550 1.237 1.573 2.534 3.097

nhà ở

Nguôn: Báo cáo kết qua hoạt động của Vietcombank Đông Anh năm 2018 — 2022

35005 30005 25007 20005

Dư nợ địch vụ cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở

15005

1000ơ

Don vi: ty dong 5005

Nam Năm Nam Năm Năm

2018 2019 2020 2021 2022

Biểu đồ 2.1. Tổng dư nợ dịch vụ cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ớ của

Vietcombank Đông Anh năm 2018 - 2022

Nguôn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietcombank Đông Anh năm 2018 — 2022 Theo bảng 2.5, dư nợ cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở của Vietcombank Đông Anh có biến động tăng trưởng trong các năm 2018 — 2022. Năm 2018, dư nợ sản phẩm

này của ngân hàng là 550 tỷ đồng. Năm 2019, dư nợ tăng lên 687 tỷ đồng, đạt mức

1.237 tỷ đồng. Có được sự tăng trưởng vượt bậc này là do từ năm 2019, Vietcombank Đông Anh có sự thay đổi về sắp xếp nhân sự trong Ban Giám đốc, các định hướng trong công tác kinh doanh, khách hàng mục tiêu thay đổi so với giai đoạn trước đây.

Năm 2020, dư nợ có phần tăng chững lại hơn, tăng 336 tỷ đồng so với năm 2019. Dịch bệnh Covid-19 đã có tác động tiêu cực đến nền kinh tế và thị trường bất động sản.

Nhiều KHCN đã trì hoãn hoặc hủy bỏ các dự án mua nhà trong giai đoạn này làm giảm nhu cầu vay nhà ở từ ngân hàng. Đồng thời ngân hàng Vietcombank đã thực hiện điều chỉnh chính sách cho vay nhằm hạn chế bong bóng bất động sản và tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng, hoạt động trên phương châm duy trì sự an toàn, ôn định. Năm 2021 và 2022, dư nợ lại có sự tăng trưởng trở lại với mức tăng lần lượt là 61,09% so với năm trước - đạt giá trị 2.534 tỷ đồng vào năm 2021 và mức tăng 22,22% - đạt giá trị 3.097 tỷ đồng vào năm 2022. Mặc dù trong năm 2021 dịch bệnh và các đợt phong tỏa kéo dài đã

có tác động nghiêm trọng đến thị trường bắt động sản. Tuy vậy, tại thành phó Hà Nội đặc biệt là địa bàn Đông Anh vẫn có tình trạng “sốt đất” do thông tin quy hoạch, phát triển hạ tầng thì huyện Đông Anh sẽ lên Quận vào năm 2023. Do vậy có nhiều sự đầu tư vào các dự án bất động sản mới, nhà ở, căn hộ chung cư và các dự án phát triển hạ tầng khác. Sự phát triển này tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động mua bán nhà đất và góp phần tăng cường nhu cầu vay mua nhà. Vietcombank Đông Anh đã áp dụng chính sách cho vay hấp dẫn nhằm khuyến khích khách hàng mua nhà, bao gồm lãi suất thấp, thời gian vay đài và điều kiện cho vay linh hoạt hơn. Lãi suất cho vay mua nhà năm 2021 ưu đãi giảm còn dưới 7% (giảm hơn 2% so với năm 2020), vì vậy nhiều gia đình dễ dàng vay mua nhà trả góp hơn. Dòng tiền giá rẻ đang tiếp tục chảy vào thị trường khiến nhu cầu mua bat động sản đê ở và đầu tư tiếp tục gia tăng trong năm 2022.

- Tỷ trọng cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở

Bảng 2.6. Tỷ trọng dư nợ đối với dịch vụ tín dụng hỗ trợ nhu cầu nhà ở của Vietcombank Đông Anh năm 2018 — 2022

Đơn vị: tỷ đồng, %

Nam Nam Nam Nam Nam

Chi tiéu

2018 2019 2020 2021 2022

Quy mô tổng dư nợ (tỷ đồng) 3.165 4.320 5.336 6.270 7.937

Dư nợ cho vay hỗ trợ nhu cầu

\ 550 1.237 1.573 2.534 3.097

nhà ở (tỷ đông)

Tỷ trọng dư nợ cho vay mua

. 17,38% | 28,63% | 29,48% | 40,41% | 39,02%

nhà/tông dư nợ (%)

Nguôn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietcombank Đông Anh năm 2018 — 2022

9,000

7,937

8,000 7,000

6,000 EEH Tổng dư nợ

cho vay

5,000

—®— Dư nợ cho vay

4,000 hỗ trợ nhu cầu

nhà ở

3,000 4

Đơn vị: tỷ đồng 2,000 3

1,000 4 04

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Nam 2022

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở trên tông dư nợ của Vietcombank Đông Anh năm 2018 - 2022

Nguôn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietcombank Đông Anh năm 2018 — 2022 Đối với chỉ tiêu Tỷ trọng dư nợ cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở/tôổng dư nợ tại bảng 2.6: Tỷ trọng này biểu thị mức độ quan trọng của dư nợ cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở so với tổng dư nợ của Vietcombank Đông Anh. Trong giai đoạn 2018 - 2022, tỷ trọng này có sự biến động nhưng tổng thê có sự tăng trưởng. Tỷ trọng dư nợ cho vay mua nhà tại Chi nhánh Đông Anh tăng từ 17,38% năm 2018 lên 39,02%

năm 2022. Điều này cho thấy ngân hàng đang tập trung vào lĩnh vực cung ứng tài trợ nhà ở trong giai đoạn này, để đáp ứng nhu cầu cùng với tình hình thị trường bất động sản đang phát triển rất nóng tại khu vực Đông Anh và thành phố Hà Nội. Đây cũng là nhóm khách hàng mục tiêu Chi nhánh tập trung phát triển trong giai đoạn này với mục đích tối đa hóa lợi ích tài chính cho ngân hàng.

- Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở

Bảng 2.7. Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở của Vietcombank Đông Anh năm 2018 — 2022

Đơn vị: tỷ đồng, %

Năm Năm Năm Năm | Năm

2018 2019 | 2020 | 2021 | 2022 Chỉ tiêu

Dư nợ cho vay hé tro nhu câu nhà

x 550} 1237| 1573| 2.534] 3.097

6 (ty dong)

Dư nợ qua han cho vay hỗ trợ nhu

. \ 2,07 2,41 2,80 4,56 5,25

câu nhà ở - Nợ nhóm 2 (tỷ đông)

Tỷ lê nợ nhóm 2 (%) Nguôn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietcombank Đông Anh năm 2018 — 2022 0,38% | 0,19% | 0,18% | 0,18% | 0,17%

Trong tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều TCTD phải đối mặt với tỷ

lệ nợ quá hạn tăng cao, Vietcombank Đông Anh đã chứng tỏ khả năng kiểm soát chất lượng cho vay trong lĩnh vực hỗ trợ nhu cầu nhà ở thông qua việc duy trì tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp. Theo kết quả tổng hợp tại bảng 2.7, trong giai đoạn từ 2018-2022, tỷ lệ các khoản nợ quá hạn thuộc nhóm 2 của dịch vụ này đã có chiều hướng gia tăng dần. Tuy nhiên, việc tăng quy mô các khoản nợ tín dụng cũng đã diễn ra song song, dẫn đến việc tỷ lệ các khoản nợ thuộc nhóm 2 được duy trì ở mức thấp hơn 0,2%. Trong năm 2021 và năm 2022, dư nợ nhóm 2 tăng lên đáng kế

ở mức 4,56 tỷ đồng và 5,25 tỷ đồng. Điều này có thể giải thích bởi vào năm 2021,

khi đại dịch Covid-19 bing phat, đã gây ra tác động tiêu cực đáng kê đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn huyện, đặc biệt là đối với những KHCN đã vay vốn để mua mới, xây sửa nhà từ Chi nhánh, dẫn đến khả năng trả nợ kém, chậm trả lãi, đề nghị điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ hoặc thậm chí bị mất vốn. Bên cạnh đó, công tác thu hồi nợ tiềm ấn, nợ xấu cũng gặp nhiều khó khăn do bị hạn chế, gián đoạn trong thời gian giãn cách xã hội vì dịch bệnh.

Ta có thể thấy, tuy tỷ lệ dư nợ quá hạn vẫn ở mức thấp, nhưng quy mô của

Một phần của tài liệu Phân tích chất lượng dịch vụ cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh đông anh (Trang 56 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)