Căn cứ xác lập và chấm dứt quyền sở hữu

Một phần của tài liệu Quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật nhà lê (thế kỷ xv) (Trang 22 - 25)

Quyền sở hữu không tự nhiên phát sinh mà phải dựa trên những căn cứ luật định, pháp luật nhà Lê sơ thừa nhận các căn cứ xác lập quyền sở hữu sau đây:

Dựa vào hoạt động lao động, sản xuất, tài sản của người dân gắn liền với hoạt động sản xuất hàng ngày như: trồng trọt, chăn nuôi, thủ công nghiệp, thương nghiệp.

Tài sản của họ ngày càng đa dạng và phong phú bởi những chính sách phát triển kinh tế của nhà nước.

Dựa trên giao dịch dân sự, thời kỳ này hoạt động trao đổi, mua bán diễn ra thường xuyên và phát triển hơn so với trước. Khi thực hiện giao dịch chuyển quyền sở hữu thì xác lập quyền sở hữu đối với một bên, đồng thời kết thúc quyền này đối với bên còn lại. Các giao dịch này gồm: mua bán, tặng cho, trao đổi, được thừa kế.

Dựa trên thừa kế, là căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với di sản của người chết.

Theo quy định của BLHĐ, có hai hình thức thừa kế gồm thừa kế theo di chúc (Điều 390) và thừa kế theo pháp luật (Điều 388). Hầu hết những người được hưởng thừa kế ở thời kỳ này đều có quan hệ hôn nhân, huyết thống đối với người để lại di sản, do đó sự dịch chuyển quyền sở hữu này chủ yếu xảy ra giữa các thành viên trong gia đình.

Thông qua việc quốc hữu hóa, tịch thu tài sản, sau chiến tranh, nhà nước đã tiến hành tịch thu ruộng đất của bọn Việt gian và quân xâm lược, thu hồi ruộng đất của các địa chủ chết trong chiến tranh, sung công quỹ hàng loạt điền trang, thái ấp của quý tộc nhà Hồ, Trần tuyệt tử nhờ thế mà diện tích đất của nhà nước chiếm ưu thế so với các chủ thể khác.

Xác lập thông qua chính sách đất đai, các chính sách lộc điền, quân điền, đồn điền và khai hoang đã góp phần “thổi luồng gió mát vào đời sống kinh tế nông nghiệp;

khuyến khích nông dân lao động sản xuất, tích tụ tư hữu và tạo động lực để họ trở thành những người chủ thực sự trên mảnh ruộng, sân vườn mà họ trực tiếp lao động, sản xuất”24 và cũng nhờ chính sách này mà “bộ phận nông dân tư hữu, tự do tăng lên,

24 Trần Quang Trung (2010), Nhận diện quyền dân sự trong Bộ luật Hồng Đức, sđd, tr.23.

23

điều hòa mâu thuẫn giai cấp, ổn định xã hội, nền kinh tế nông ngiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển”25.

Xác lập dựa trên cơ sở thời hiệu, thời hiệu dân sự được hiểu “là một chế định pháp lý theo đó thì sau khi hết một thời hạn do pháp luật quy định, một chủ thể của pháp luật dân sự được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện”26. Mặc dù BLHĐ hay các văn bản khác không sử dụng thuật ngữ

“thời hiệu”, tuy nhiên tinh thần của nó được các nhà làm luật thời này vận dụng.

BLHĐ áp dụng chế định này đối với hợp đồng vay, thuê hoặc mượn, theo đó người đi vay có cầm cố ruộng đất mà quá 30 năm không chịu chuộc thì mất quyền chuộc, quyền sở hữu đất cầm cố mặc nhiên thuộc về bên cho vay (Điều 384); những người cho người khác vay tiền mà quá 30 năm đối với người trong họ, quá 20 năm đối với người ngoài mà không đòi lại tiền vay thì mất quyền đòi, quyền sở hữu khoản tiền vay thuộc về bên vay (Điều 588); người có ruộng đất, nhà cửa mà cho người khác mượn hoặc thuê mà quá 30 năm với người trong họ, quá 20 năm đối với người ngoài mà không chịu lấy lại thì mất quyền đòi, quyền sở hữu thuộc về bên mượn, thuê (Điều 387). Tuy nhiên, hợp đồng mượn hoặc thuê đất không áp dụng với con trai dưới 16 tuổi, con gái dưới 20 tuổi và những người phiêu bạt vì chiến tranh. Ngoại lệ này mang tính nhân đạo, luật đã ưu tiên bảo vệ trẻ em mồ côi những người không thể tự mình lao động hoặc những người vì chiến tranh buộc phải rời bỏ quê hương.

Chế định thời hiệu không chỉ đặt ra đối với đất đai mà còn xác lập với các tài sản khác. Theo đó, Đoạn 316 HĐTCT quy định: “Nếu việc gửi giữ, thuê, mượn thóc lúa, trâu bò, tiền bạc… giữa những người cùng xã mà gần đường thì tối đa là ba tháng, đường xa tối đa là một năm, giữa những người khác xã mà gần đường tối đa là một năm, đường xa không quá ba năm. Hết thời hạn trên mà không lấy lại thì (chủ sở hữu) mất (quyền sở hữu) tài sản đó và không được cố cưỡng để đòi lại tài sản. Trái lệ này thì bị khép vào tội ức hiếp người khác lấy của”.

Xác lập thông qua chính sách thuế, về kinh tế, thực chất mối quan hệ giữa nhà nước và nông dân (có cả địa chủ) là mối quan hệ giữa địa chủ và tá điền, tiêu biểu cho hình thức bóc lột phát canh thu tô. Đến đời vua Lê Thánh Tông, chính sách về thuế căn bản đã hoàn chỉnh, trong đó có thuế ruộng, thuế đinh, bãi dâu. Ngoài thóc và tiền là hình thức thu chính, dân còn phải đi phu phen, lực dịch cho nhà vua, nếu bỏ trốn thì phải bồi thường mỗi năm 3 quan tiền. Nông dân canh tác trong ruộng đất của địa chủ

25 Lương Ninh (chủ biên) (2005), Lịch sử Việt Nam giản yếu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.211.

26 Từ điển Luật học Việt Nam (1999), Nxb Từ điển bách khoa, Hà nội, tr.472.

24

thì nộp địa tô, thông thường mức địa tô phải nộp cho địa chủ cao hơn mức thuế mà dân nộp cho nhà nước.

Để bảo vệ nguồn thu này, các hành vi trốn thuế, khai man ít hơn, giấu ruộng đất công tự mình hưởng thụ… không những bị đánh, đồ, lưu mà còn buộc bồi thường gấp đôi, gấp ba số thuế đáng phải nộp. Quan lại có trách nhiệm thu tiền thuế mà bớt, giấu, thu sai thì bị biếm (Điều 351, 345, 346, 368, 595 BLHĐ). Ngoài thuế là nguồn thu chính, nhà nước còn thu lệ phí với các hoạt động: làm văn thư, văn khế (Điều 366), xác nhận giao dịch mua bán nô tì (Điều 363).

Các căn cứ khác, ngoài những căn cứ phổ biến nêu trên còn có những căn cứ sau: bồi thường thiệt hại, đây là trách nhiệm dân sự luôn đi kèm với hình phạt khi xâm phạm nhân thân hoặc tài tài sản người khác (Điều 344, 604, 630, 638); xác lập với tài sản bỏ rơi, đào được vật vô chủ thì được phép chia với chủ một nửa, tuy nhiên căn cứ này không áp dụng với tài sản của nhà nước (Điều 602); chính sách bổng lộc hay được thưởng khi tố giác tội phạm (Điều 345, 348, 351).

Trong các căn cứ xác lập nêu trên, không phải căn cứ nào cũng được áp dụng cho tất cả các chủ thể, theo đó chỉ có nhà nước mới có quyền thu thuế, tịch thu hoặc quốc hữu hóa tài sản.

1.4.2. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu

Pháp luật nhà Lê không chỉ quy định cách thức xác lập quyền sở hữu mà còn quy định cách thức chấm dứt quyền sở hữu, trong đó có những căn cứ vừa là căn cứ xác lập vừa là căn cứ chấm dứt, bao gồm:

Thông qua chuyển giao quyền sở hữu, khi chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt tài sản như: bán, tặng cho, để lại thừa kế thì chấm dứt quyền sở hữu của mình và xác lập quyền sở hữu cho người khác.

Chấm dứt theo thời hiệu, đây vừa là căn cứ xác lập vừa là căn cứ chấm dứt quyền sở hữu. Mục đích của nó nhằm buộc các bên thực hiện hợp đồng một cách thiện chí, nghiêm túc, tránh trường hợp dây dưa kéo dài về mặt thời gian gây thiệt hại cho bên còn lại.

Chấm dứt khi thực hiện nghĩa vụ dân sự, một bên trong quan hệ hợp đồng có hành vi vi phạm hợp đồng hoặc có hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại tài sản của người khác thì pháp luật buộc người đó phải dùng tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ với người bị thiệt hại. Theo đó, với hợp đồng vay, nếu quá thời hạn cho phép mà bên vay không trả tiền thì bên cho vay có quyền xử lý khối tài sản đem cầm để thu hồi số tiền cho vay (Điều 588). Hoặc người có hành vi trộm, cướp hay cố ý thả trâu, ngựa

25

phá hoại lúa mạ của người khác (Điều 435, 581) thì buộc phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu.

Chấm dứt khi bị tịch thu tài sản, BLHĐ xem tịch thu tài sản là một hình phạt mang tính chất tước đoạt quyền sở hữu của người phạm tội. Tịch thu tài sản có hai mức độ: thứ nhất, tịch thu toàn bộ áp dụng đối tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đe dọa đến vương quyền của vua như mưu mô làm việc đại nghịch (Điều 411), mưu mô theo giặc phản nước (Điều 412) hoặc xâm phạm đến tài sản vua như lấy trộm ấn và đồ ngự dụng (Điều 430) hoặc vừa giết người vừa cướp của (Điều 426) thì tất cả tài sản đều bị sung công quỹ. Thứ hai, tịch thu một phần áp dụng đối với tội phạm thường xâm phạm quyền sở hữu người dân như trộm, cướp, gian lận, lừa đảo (Điều 188, 191, 523, 621, 694, 697), đối tượng bị tịch thu đa phần là công cụ thực hiện tội phạm như đồ giả hay tang vật phạm tội.

Một phần của tài liệu Quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật nhà lê (thế kỷ xv) (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)