Chương 2. BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUẬT NHÀ LÊ THẾ KỶ XV - NHỮNG GIÁ TRỊ CẦN THAM KHẢO HIỆN NAY
2.5. Những giá trị cần tham khảo về quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật nhà Lê thế kỷ XV
2.5.1. Giá trị cần tham khảo trong các quy định chung về quyền sở hữu
57 Viện Nhà nước và Pháp luật – Trung tâm Khoa hoc xã hội và Nhân văn Quốc gia (1994), Nghiên cứu về hệ thống pháp luật thế kỷ XV – XVIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.262.
63
các nhà làm luật dựa vào tiêu chí nào để chia thành sáu hình thức sở hữu này và giữa sáu hình thức này có điểm gì khác biệt nhau hay không?
Có ý kiến cho rằng sự phân chia các hình thức sở hữu ở nước ta căn cứ vào hai tiêu chí58:
Tiêu chí thứ nhất, dựa vào tính chất chính trị (công hay tư) của việc chiếm hữu tài sản. Chính vì dựa vào căn cứ này mà chúng ta chia sở hữu thành sở hữu xã hội chủ nghĩa (với đại diện là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể) và sở hữu phi xã hội chủ nghĩa mà sở hữu tư nhân là đại diện.
Tiêu chí thứ hai, dựa vào yếu tố ai là người được coi là chủ sở hữu tài sản, nếu nhà nước là chủ sở hữu có sở hữu nhà nước, nếu hợp tác xã là chủ sở hữu thì có sở hữu tập thể, nếu hai người là chủ sở hữu thì có sở hữu chung và cuối cùng nếu chủ sở hữu là một tổ chức thì có sở hữu của tổ chức đó (sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp…).
Việc phân loại các hình thức sở hữu dựa vào cả hai tiêu chí này không khoa học và không có giá trị thực tiễn. Bởi ngoài sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân, không thể xác định được điểm khác biệt về tính chất pháp lý của sở hữu chung, sở hữu tập thể và sở hữu của các tổ chức khác. Vì khi quyết định vấn đề liên quan đến tài sản của các hình thức này, một cá nhân không thể quyết định mà phải có sự bàn bạc thống nhất của tập thể, tổ chức.
Khi xét đến hình thức sở hữu, người ta xét đến phương thức thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt; nếu có sự khác biệt về hình thức sở hữu phải dẫn đến khác biệt về điều kiện và hậu quả pháp lý trong quá trình thực hiện các quyền này.
Theo đó, nếu là sở hữu riêng thì chỉ có một chủ thể được toàn quyền quyết định, nếu là sở hữu chung thì mọi quyết định liên quan đến tài sản chung phải có sự thỏa thuận giữa các đồng chủ sở hữu, khi Nhà nước thay mặt nhân dân để thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản của quốc gia thì đó là sở hữu nhà nước. Nếu dựa theo tiêu chí này, thực tế chỉ có ba hình thức sở hữu: sở hữu nhà nước, sở hữu chung và sở hữu tư nhân. Pháp luật nhà Lê ghi nhận ba hình thức này gồm: sở hữu nhà nước (đại diện chủ sở hữu là vua), sở hữu chung (sở hữu chung làng xã và sở hữu chung vợ chồng) và sở hữu tư nhân.
Người viết cho rằng, trong quá trình sửa đổi, bổ sung BLDS năm 2005 về hình thức sở hữu nên kế thừa tư duy dựa vào phương thức thực hiện để phân loại hình thức
58 Dương Đăng Huệ (2005), “Một số vấn đề về sở hữu ở nước ta hiện nay”, Nghiên cứu Lập pháp, (04), tr.45.
64
sở hữu như BLHĐ đã ghi nhận. Căn cứ này là hợp lý và ổn định, nó không bị sửa đổi, bổ sung dù có sự xuất hiện hay biến mất các tổ chức chính trị, xã hội.
Thứ hai, thuật ngữ tính mốc thời gian làm căn cứ xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu phải chính xác. Khoản 1, Điều 247 BLDS năm 2005 quy định: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu”. Về mặt thời gian, người ngay tình phải chiếm giữ tài sản đó “trong thời hạn” 10 năm hay 30 năm tùy vào đối tượng tài sản. Thuật ngữ pháp lý này không chính xác, có thể gây ra nhiều cách hiểu khác nhau, trong thời hạn phải tính như thế nào chỉ cần “từ” (tức 9 năm cộng 1 ngày) hay phải “đủ” (hết ngày cuối cùng của năm thứ 10) mới có quyền xác lập quyền sở hữu. Hệ lụy là Tòa án mỗi nơi, mỗi cấp áp dụng khác nhau, nếu Tòa án cấp sơ thẩm giải thích rằng chỉ cần từ 10 năm hay từ 30 năm là đủ điều kiện khởi kiện nên tiến hành thủ lý và giải quyết vụ án. Bản án được kháng cáo, kháng nghị Tòa án cấp phúc thẩm lại cho rằng phải đủ 10 năm hay đủ 30 năm mới đủ điều kiện khởi kiện, từ đó hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Cách tính thời gian tưởng chừng như đơn giản, nhưng sử dụng thuật ngữ đa cách hiểu làm cho vụ án trở nên phức tạp, mất thời gian và tiêu tốn tiền bạc, công sức.
Thời gian để tính thời hiệu trong BLHĐ được quy định rõ ràng, theo đó Điều 384 quy định: “Đem ruộng đất cầm mà khi chuộc… nếu quá niên hạn mà xin chuộc thì không cho (niên hạn là 30 năm)”. BLHĐ đã sử dụng thuật ngữ “quá” tức “vượt qua ngoài một giới hạn quy định hoặc một thời điểm lấy làm mốc”59 để xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Với thuật ngữ này buộc các cơ quan xét xử phải xác định thời điểm làm mốc đầu tiên, từ đó xác định ngày cuối cùng của năm thứ 30 là ngày nào làm mốc kết thúc, nếu vượt ra khỏi ngày đó mới được xem là hết thời hạn. Thuật ngữ này đã tránh được trường hợp vì bao che mà quan lại suy diễn đa chiều, bênh vực cho một bên, gây thiệt hại cho bên còn lại. Vậy nên, người viết cho rằng khi tiến hành sửa đổi, bổ sung BLDS về điều kiện để xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, nên tham khảo BLHĐ về cách sử dụng thuật ngữ “từ” hay “quá” xác định mốc thời gian. Cần thiết tránh trường hợp luật đã có hiệu lực nhưng phải chờ nghị định hướng dẫn hay Tòa án tối cao phải giải thích thì Tòa án cấp dưới mới áp dụng để xét xử.
Thứ ba, hoàn thiện các quy định về thừa kế di sản thờ cúng. Hiện nay tất cả các vần đề liên quan đến thừa kế di sản thờ cúng được quy định ở Điều 670 BLDS,
59 Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Nxb TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, tr.727.
65
nhưng điều luật này gặp nhiều mâu thuẫn, nhiều vấn đề còn đang bỏ ngỏ mà không có văn bản hướng dẫn chi tiết. Do đó, Tòa án nhiều nơi, nhiều cấp đã gặp lúng túng, áp dụng không thống nhất trong quá trình giải quyết. Những vấn đề mà pháp luật chưa giải quyết sau:
Một là, không xác định rõ phần di sản hương hỏa, theo đó Điều 670 quy định:
“Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng”. Theo quy định này người lập di chúc có quyền để lại một phần dùng vào việc thờ cúng, tuy nhiên thuật ngữ “một phần” này gây ra nhiều cách hiểu khác nhau60:
Cách hiểu thứ nhất cho rằng, một phần di sản thờ cúng được xác định căn cứ vào cách chia di sản của người chết làm nhiều phần bằng nhau, chọn cách chia thành một trăm phần trăm. Theo đó một phần không thể lớn hơn năm mươi phần trăm trong tổng giá trị tài sản của người lập di chúc.
Cách hiểu thứ hai phủ nhận cách hiểu thứ nhất và cho rằng quyền để lại di sản là quyền định đoạt của chủ sở hữu nên người lập di chúc có quyền để lại toàn bộ tài sản của mình sau khi chết dùng vào việc thờ cúng.
Tham khảo việc trích di sản dùng vào việc thờ cúng trong BLHĐ, luật luôn ấn định rất rõ số di sản này, theo đó Điều 390 quy định: “Cha mẹ tuổi già, liệu mà làm di chúc sẳn. Phần di sản hương hỏa thì theo lệ cũ lấy 1 phần 20 số điền sản”; Điều 388 quy định: “Có ruộng đất, cha mẹ chết hết, chưa kịp để lại chúc thư mà anh em, chị em chia nhau thì trích ra một phần 20 để làm hương hỏa thờ phụng, phần còn lại mới chia nhau”. Như vậy, trong cả hai trường hợp dù thừa kế theo di chúc hay pháp luật, toàn bộ di sản được chia thành 20 phần, trong đó trích ra một phần để thờ phụng ông bà cha mẹ. Không những vậy, Điều 390 quy định: “Như người cha làm trưởng họ lấy ruộng đất mấy nơi làm phần hương hỏa, đến khi con làm trưởng họ, thì lại đem ruộng đất hương hỏa của cha nhập cả vào phần các con, chia ra xem mỗi phần được bao nhiêu mới lấy một phần 20 làm hương hỏa, cháu làm trưởng họ cũng thế”. Nghĩa là, nếu di sản hương hỏa được truyền từ đời này đến đời khác thì đem di sản này cộng vào gia tài của người ăn hương hỏa để trích 1/20 làm mức tối đa cho hương hỏa. Người viết cho rằng cần thiết kề thừa giá trị hợp lý của BLHĐ trong cách xác định số phần di sản
60 http://tuphap.wordpress.com/2013/06/03/tu-quy-dinh-ve-di-san-dung-vao-viec-tho-cung-va-di-tang/ truy cập lúc: 16h ngày 03/6/2014.
66
hương hỏa, nó giải quyết được tranh chấp khi di chúc đề cập đến di sản hương hỏa nhưng không định rõ số phần là bao nhiêu.
Hai là, pháp luật không quy định quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản.
BLDS gọi tên người hưởng di sản hương hỏa là “người quản lý”, tức người có quyền chiếm hữu và có quyền khai thác các lợi ích mà không được phép định đoạt di sản này.
Có thể nói “di sản thờ cúng được lập, quản lý, được chuyển dịch như một khối tài sản vừa không có chủ sở hữu, vừa thuộc về tất cả những người có quyền và lợi ích liên quan đến thờ cúng”61. Hiện nay, BLDS dựa vào nội dung di chúc hoặc sự thỏa thuận của những người thừa kế để xác định nghĩa vụ của người quản lý di sản này, người viết cho rằng quy định này là không hợp lý. Bởi lẽ, nếu trong di chúc không đề cập và những người thừa kế khác cũng không có sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ quản lý, thì không có cơ sở để xác định những hành vi nào là vi phạm. Giả sử rằng, tại thời điểm mở thừa kế những người thừa kế không đề cập đến nghĩa vụ, nhưng tại thời điểm tranh chấp hoặc vì bất đồng lợi ích mà những người này lập bản thỏa thuận nghĩa vụ để xác định hành vi của người quản lý là vi phạm, thì Tòa án có căn cứ vào bản thỏa thuận trên hay không?
Nghĩa vụ thờ cúng được hình thành dựa trên phong tục tập quán của từng địa phương và được thay đổi theo chiều dài lịch sử. Phong tục dưới thời kỳ nhà Lê được sách Lễ ký vạch rõ: “Do lòng yêu thương cha mẹ nên có sự tôn thờ tổ tiên. Do sự tôn thờ tổ tiên nên có sự kính trọng người trưởng họ. Do có sự kính trọng người trưởng họ nên có sự đoàn kết chặt chẽ trong họ tộc. Do có sự đoàn kết trong họ tộc nên nhà thờ họ được tôn nghiêm. Do chỗ nhà thờ họ được tôn nghiêm nên xã tắc được coi trọng”.
Tư tưởng “gốc của nước là nhà” đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi một con người. Xuất phát từ quan niệm này, BLHĐ xác định rõ ai là người có quyền thừa kế hương hỏa, những hành vi cấm đoán đối với di sản này. Người này luôn bị kiểm tra, giám sát nếu sa đọa nhân cách, phế tật thì bị tước quyền (Điều 389). BLHĐ không quy định cụ thể những công việc cần làm mà đưa ra những nghĩa vụ chung như: lo tế lễ, chăm lo mồ mả và bảo quản, coi sóc nhà thờ họ (Điều 375).
Hiện nay, thờ cúng tổ tiên, ông bà là trách nhiệm và bổn phận của con cháu, tuy nhiên nó không còn là gánh nặng như xã hội phong kiến. Thay vào đó, không ít trường hợp con cháu vì lợi ích kinh tế riêng mà sử dụng không đúng mục đích của di sản này.
Do đó, nhằm tạo ra tiêu chí xác định nghĩa vụ thờ cúng, nâng cao trách nhiệm của
61 Nguyễn Ngọc Điện (1999), Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật Dân sự Việt Nam, sđd, tr. 270.
67
người thừa kế di sản hương hỏa và tránh tranh chấp không đáng xảy ra, cần thiết luật hóa quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản hương hỏa.
Bên cạnh đó, hiện nay nhiều dòng họ đang cố gắng khôi phục lại nhà thờ họ, tuy nhiên nó đã thuộc sở hữu của người khác, vậy nên tình trạng tranh chấp diễn ra khá phức tạp. Người viết cho rằng, cần có những quy phạm linh hoạt để giải quyết các tranh chấp liên quan đến nhà thờ họ có từ lâu đời (năm đời chẳng hạn). Không nên dựa vào trạng thái pháp lý thực tế của tài sản và giá trị kinh tế của nó, mà nên có những quy phạm ngoại lệ để giải quyết. Theo đó, một mặt bảo tồn nét văn hóa của dân tộc bằng cách duy trì, tu bổ các nhà thờ họ, mặt khác có những chính sách hợp lý đối với quyền và lợi ích của người đang là chủ sở hữu tài sản này.
Ba là, thời gian và cách thức xử lý di sản hương hỏa không hợp lý. Khoản 1 Điều 670 quy định: “Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật”. Quy định này khó hiểu, khó áp dụng và nếu áp dụng thì không phù hợp với phong tục thờ cúng của nhân dân ta. Có những vấn đề mà pháp luật giải quyết không triệt để sau:
Vấn đề thứ nhất, luật quy định rằng khi tất cả những người thừa kế theo di chúc chết, di sản sẽ thuộc về người quản lý nếu người này thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di chúc. Vậy trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc chết, nhưng người quản lý di sản không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di chúc, thì di sản đó giải quyết như thế nào? Nghiên cứu BLHĐ cho thấy, trong mọi trường hợp pháp luật chỉ cho phép người hưởng thừa kế di sản này phải thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc. Họ phải là con trai hoặc cháu trai của người lập di chúc, trong trường hợp không có con trai, cháu trai pháp luật chỉ cho phép con gái quản lý lúc còn sống. Con gái mang thân phận “nữ nhi ngoại tộc”, khi chết phải trả di sản này lại cho cháu gái. Vậy nên, trừ trường hợp gia đình tuyệt tử, di sản loại này luôn được quản lý bởi con cháu trong dòng tộc.
Để giải quyết vấn đề mà BLDS bỏ ngỏ nêu trên, người viết cho rằng cần kế thừa những hạt nhân hợp lý trong việc “trả lại di sản hương hỏa” của BLHĐ. Theo đó, nếu người đang quản lý di sản không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc, thì trước khi chết phải trả lại di sản này cho người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc. Những người này thường là cháu nội hoặc cháu ngoại, họ sẽ có hai cách giải quyết: “Thứ nhất, tiếp tục thỏa thuận với nhau để chỉ định người quản lý di sản và thực hiện nghĩa vụ thờ cúng. Thứ hai, những người thừa kế trong hàng được
68
hưởng có quyền chia di sản đó theo quy định tại Điều 676”62. Người viết đồng ý với quan điểm thứ nhất, điều này không trái nguyên tắc của pháp luật dân sự và cũng phù hợp với phong tục thờ cúng trong dân gian, thông thường cháu (đời thứ ba) thậm chí là chắt (đời thứ tư) vẫn thờ cúng, chăm lo mồ mả cho ông bà.
Vấn đề thứ hai, theo quy định của Khoản 1 nêu trên thì “nếu người quản lý di sản đồng thời là người thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di chúc và khi tất cả cả những người thừa kế theo di chúc chết, thì người này trở thành chủ sở hữu của di sản hương hỏa”63. Như vậy, khi sự kiện những người thừa kế theo di chúc chết xảy ra, thì di sản trên sẽ tự động thay đổi tư cách pháp lý từ di sản hương hỏa thành tài sản riêng của người quản lý. Người này có quyền thực hiện các giao dịch trao đổi, mua bán, tặng cho tài sản mà không trái với quy định của pháp luật. Người viết cho rằng, việc chấm dứt tư cách pháp lý này không hợp lý, thời hạn tư cách di sản thờ cúng quá ngắn và trên thực tế nó không phù hợp với phong tục thờ cúng.
Cùng nhìn tư cách pháp lý và thời hạn di sản thờ cúng trong BLHĐ thấy rằng, di sản hương hỏa không bao giờ được phép chuyển thành tài sản riêng của người quản lý.
Những đời con cháu hết để tang (năm đời), không còn nghĩa vụ thờ cúng thì ruộng đất hương hỏa chuyển thành ruộng tế, nó không thuộc đối tượng được phép giao dịch.
Người viết cho rằng, để duy trì truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của nhân ta và để chống lại sự lai căng văn hóa, nên kéo dài tư cách pháp lý của loại di sản này đến các đời sau.