Chương 2. BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUẬT NHÀ LÊ THẾ KỶ XV - NHỮNG GIÁ TRỊ CẦN THAM KHẢO HIỆN NAY
2.5. Những giá trị cần tham khảo về quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật nhà Lê thế kỷ XV
2.5.2. Giá trị cần tham khảo trong các quy định về bảo vệ quyền sở hữu
Hiện nay, tội xâm phạm quyền sở hữu được quy định tại chương XIV BLHS 1999 bao gồm 15 tội với các tên gọi khác nhau. Trong đó có 8 tội được mô tả hành vi và 6 tội chỉ nêu tên mà không mô tả dấu hiệu gồm: bắt cóc chiếm đoạt tài sản, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, trộm cắp, cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản, vô ý gây thiệt hại tài sản của người khác. Do không mô tả dấu hiệu hành vi trong luật, nên
62 Phùng Trung Tập (2013), “Từ quy định về di sản vào việc thờ cúng và di tặng”, Nghiên cứu lập pháp, (09), tr.38.
63 Phùng Trung Tập (2013), “Từ quy định về di sản vào việc thờ cúng và di tặng”, Tlđd, tr.36.
69
Tòa án các cấp và địa phương khác nhau dựa vào cách hiểu của những lý luận khoa học pháp lý, gây ra hiện tượng áp dụng không thống nhất, dẫn đến oan sai hay bỏ lọt tội phạm khi không có đủ cơ sở để chứng minh. Vậy nên, cần thiết luật hóa mô tả hành vi đối với các tội xâm phạm quyền sở hữu vào luật. Theo đó, trộm cắp được hiểu là lẻn vào nhà người khác, lén lút chiếm đoạt tài sản; công nhiên chiếm đoạt được mô tả bởi dấu hiệu kẻ phạm tội dựa vào tình huống khách quan như có trộm cắp, thiên tai hay dựa vào tình trạng nạn nhân không có khả năng quản lý, bảo vệ tài sản mà ngang nhiên chiếm đoạt.
Thứ hai, bổ sung yếu tố chất vào cấu thành tội phạm và định khung hình phạt. Tội xâm phạm quyền sở hữu trong BLHĐ có cấu thành tội phạm hình thức, tức tội phạm hoàn thành khi có hành vi chuyển dịch trái phép tài sản của người khác, mà không cần thiết phải lấy được hay chưa. Bên cạnh đó, mặc dù có cùng tính chất hành vi nhưng hình phạt nặng hay nhẹ phụ thuộc vào giá trị, vai trò của tài sản đó với nền kinh tế. Theo đó, nếu chỉ chiếm đoạt các tài sản thông thường như: vật dụng, heo, gà, cá mè thì hình phạt sẽ nhẹ hơn việc chiếm đoạt ruộng đất, nhà cửa hay các đồ vật trong lăng miếu.
Xét các tội xâm phạm quyền sở hữu trong BLHS 1999 thì ngoại trừ cướp, cưỡng đoạt, cướp giật, bắt cóc chiếm đoạt tài sản thì các tội khác đều mang cấu thành vật chất. Dựa vào định lượng giá trị tài sản bằng một số tiền cụ thể để xây dựng cấu thành tội phạm và định khung hình phạt, nếu giá trị càng lớn thì mức hình phạt càng cao.
Tiêu chí này mặc dù tạo ra sự minh bạch trong cách áp dụng, nhưng nó lại đánh đồng vai trò của các loại tài sản hoặc một số tài sản không thể xác định chính xác được giá trị bao nhiêu tiền như: ruộng đất, đồ cổ hoặc các đồ vật trong lăng miếu… Do đó, người viết cho rằng bên cạnh định lượng tài sản thì cần phải căn cứ vào yếu tố chất để xây dựng cấu thành tội phạm cũng như định khung hình phạt.
Thứ ba, bổ sung các hành vi vi phạm các quy định về sử dụng đất đai. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do đó vấn đề bảo vệ quyền sở hữu đất đai không được đặt ra.
Nhà nước chỉ công nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đồng thời đặt ra các quy phạm xác định nghĩa vụ trong quá trình sử dụng, cũng như chế tài hình sự để xử lý vi phạm. BLHS 1999 quy định tội phạm này tại Điều 173, tuy nhiên trong quá trình áp dụng gặp nhiều khó khăn trong việc định tội danh. Điều luật này ghi nhận bốn hành vi sau đây được xem là vi phạm: lấn chiếm, chuyển quyền sử dụng đất trái pháp luật, sử dụng đất trái với quy định của pháp luật, sử dụng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích
70
mà còn vi phạm. Các dạng hành vi này chưa đầy đủ với thực tế hiện nay, có hành vi không có sự tách bạch tính chất.
Nghiên cứu những quy định về cách thức sử dụng đất trong BLHĐ ở chương Điền sản, các nhà làm luật thời này đã tách bạch, mô tả chi tiết từng hành vi vi phạm cụ thể như: chiếm đoạt ruộng đất, giấu ruộng đất công để trốn thuế, bán ruộng đất công được cấp, ức hiếp để mua ruộng đất, cày cấy ruộng đất công mà nói dối cày cho quan ti để miễn thuế.... Việc định tội danh chi tiết và đầy đủ này tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xử lý tội phạm. Người viết cho rằng, cần kế thừa tư duy “rạch ròi, chi tiết” của BLHĐ để bổ sung những hành vi có tính chất nguy hiểm được ghi nhận tại Điều 140 luật Đất đai năm 2013 vào BLHS như: sử dụng đất hoặc sử dụng không đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, huỷ hoại đất hoặc các hành vi khác mà đáp ứng được tính chất nguy hiểm được đề cập ở Điều 173 BLHS.
Bên cạnh đó Điều 173 BLHS xem “lấn chiếm” đất được cấu thành một tội phạm, tuy nhiên lấn đất và chiếm đất là hai loại hành vi khác nhau, lấn là “mở rộng phạm vi, chiếm sang phạm vi của cái khác”, chiếm là “lấy về cho mình bằng bạo lực hoặc dựa vào quyền thế”. BLHĐ quy định hai hành vi này ở những tội danh khác nhau, tội chiếm đất bao gồm: chiếm ruộng đất công; ruộng đất của người khác mà nhận càn là của mình; nhà quyền thế chiếm đoạt ruộng đất, ao đầm của lương dân... và tội lấn đất bao gồm: lấn ranh ruộng đất của kẻ khác, nhổ bỏ trụ mốc giới hạn hay tự ý lập ranh mốc bờ ranh khác. Do đó, người viết cho rằng cần phải tách hành vi lấn chiếm thành hai hành vi “lấn” và “chiếm”.
Thứ tư, sửa đổi các quy định đảm bảo thi hành án hình phạt tiền. Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung cho tất cả các tội xâm phạm quyền sở hữu, với mức thấp nhất là năm triệu đồng và cao nhất là năm trăm triệu đồng. Xuất phát từ hành vi chiếm đoạt, hủy hoại tài sản của người khác mà các nhà làm luật áp dụng hình phạt tiền nhằm “tước của người phạm tội một khoản tiền nhất định…tước đi quyền lợi vật chất của người bị kết án, tác động đến tình trạng tài sản của họ”64. Tuy nhiên, hiện nay cơ chế thi hành án của hình phạt này còn bất hợp lý, dẫn đến không đạt được mục đích như mong muốn.
Theo đó, Điều 30 BLHS 1999 quy định: “Tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Toà án quyết định trong bản án” và cơ quan có thẩm quyền thi hành là cơ quan thì hành án dân sự (Điều 1 Luật Thi hành án Dân sự năm
64 Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, tr.181.
71
2008). Có ý kiến cho rằng: “Quy định này mang tính chất mở để Tòa án xác định thời hạn thi hành hình phạt tiền một cách hợp lý, đồng thời thể nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa”65. Người viết thừa nhận quan điểm này, tuy nhiên mặt trái nó tạo ra kẽ hở cho Tòa án tùy tiện quyết định số lần và mức nộp của từng lần. Bên cạnh đó, hiện nay luật không quy định cụ thể về thời hạn tối đa hay tối thiểu thi hành hình phạt tiền và cũng “không có quy định cụ thể về hình thức xử lý đối với người bị kết án cố tình chây ỳ, dây dưa không chịu nộp phạt hoặc không có khả năng nộp phạt”66. Do đó, mặc dù hình phạt tiền mang ý nghĩa thiết thực nhưng cơ chế thi hành không hợp lý, làm cho hình phạt này chưa thể hiện được tính cưỡng chế của pháp luật.
Nghiên cứu pháp luật nhà Lê thế kỷ XV thấy rằng, việc thu tiền bồi thường hay tiền phạt phải tuân theo thời hạn và cách thức thu nhất định. Theo đó, Đoạn 2, Lệ sai thu tiền chuộc, phạt, bồi thường, tạ QTKTĐL quy định: “Vụ kiện nào ở nha môn mà khám luận đã vượt ngoài thời gian xét, chiếu trong 1 năm luận xét bao nhiêu án có tiền chuộc, phạt, bồi thường, tạ. Nếu cuối năm làm tờ trình phải nộp tại Hình phiên, Hình phiên chuyển nộp tại Chánh đường, không được chậm trễ giấu giếm” hay quy định trực tiếp phương thức nộp như Đoạn 2, Lệ kiện tụng sự ức hiếp: “…tài vật đáng giá 30 quan trở xuống thì phạt tiền quý, giam thu ngay” hoặc cho một thời hạn nhất định như:
tịch thu tang vật trị giá 1000 quan trở lên phải thu trong vòng 5 tháng, từ 500 quan trở lên hạn thu là 3 tháng , từ 100 quan trở lên hạn thu là một tháng rưỡi, từ 9 quan trở xuống hạn thu là 1 tháng (Điều 697 BLHĐ). Như vậy, tùy từng trường hợp hay giá trị của tài sản mà pháp luật buộc người có trách nhiệm nộp phải thực hiện ngay hoặc trong thời gian cho phép, nếu cố tình dây dưa, trốn tránh không chịu nộp thì đánh 80 trượng, quá hạn lâu thì xử biếm. Luật cũng dự liệu trường hợp kẻ phạm tội không có khả năng thi hành án ngay hay rơi vào tình trạng nghèo khổ cùng cực thì được phép trình quan để quan tâu lên vua.
Để hình phạt tiền đáp ứng được mục đích, người viết cho rằng cần kế thừa những quy phạm hợp lý về phương thức và thời gian thu tiền phạt trong pháp luật nhà Lê. Cùng với đó xây dựng các chế tài hình sự để xử lý những hành vi giây dưa, trốn tránh không thi hành, người viết đồng ý với quan điểm “khởi tố hành vi chây ỳ không chịu nộp phạt tại Điều 304 BLHS 1999 với dấu hiệu tội phạm không chấp hành án”67.
65 Lý Văn Tầm (2013), “Một số ý kiến về hình phạt tiền theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999”, Kiểm sát, (04), tr.21.
66 Vũ Thế Đoàn (2011), “Hình phạt tiền quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 và một số kiến nghị sửa đổi”, Tòa án Nhân dân, (01), tr.7.
67 Lý Văn Tầm (2013), “Một số ý kiến về hình phạt tiền theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999”, Tlđd, tr.22.
72
Ngoài ra, BLHĐ không phân biệt hình phạt chính hay bổ sung, dó đó hình phạt tiền được áp dụng khá linh hoạt, còn hiện nay trừ tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 142 BLHS) thì các tội còn lại áp dụng hình phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung, do đó nó có thể hoặc không áp dụng. Người viết cho rằng vì đa số (11 trên 13) hành vi xâm phạm quyền sở hữu đều nhằm mục đích chiếm đoạt, hủy hoại tài sản của người khác, do đó hình phạt tiền đối người phạm tội đem lại hiệu quả khá cao. Người phạm tội sẽ ý thức được nếu xâm phạm tài sản của người khác thì pháp luật cũng sẽ ít nhiều tước đoạt tài sản của mình. Do đó, nên mở rộng số lượng điều luật áp dụng hình phạt tiền với tư cách là hình phạt chính.
73
KẾT LUẬN
Đến thế kỷ XV, đặc biệt giai đoạn (1460 – 1497) tình hình chính trị xã hội bước vào giai đoạn ổn định, vua Lê Thánh Tông đã ban hành nhiều chính sách phát triển kinh tế trong cả nước, cùng với đó hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu. Có thể tổng kết chế định này qua các khía cạnh sau:
Thứ nhất, pháp luật nhà Lê ghi nhận ba hình thức sở hữu gồm: sở hữu nhà nước, sở hữu chung và sở hữu tư nhân. Trong đó sở hữu nhà nước luôn giữ vị trí thống trị, chi phối các hình thức sở hữu khác; sở hữu chung làng xã ngày bị thu hẹp và sở hữu tư nhân được mở rộng bằng các con đường khác nhau.
Thứ hai, chủ sở hữu khá đa dạng từ nhà nước, làng xã, chùa chiền, quan lại quý tộc và nông dân, quyền và lợi ích tài sản của các chủ thể này phụ thuộc vào đẳng cấp, địa vị trong xã hội.
Thứ ba, pháp luật tạo ra cơ chế nhằm cân bằng địa vị kinh tế của người phụ nữ bằng các con đường khác nhau như: được cấp đất khẩu phần; được quyền quyết định đối với tài sản riêng và tài sản chung; được quyền để lại hay nhận thừa kế.
Thứ tư, pháp luật bảo vệ quyền sở hữu bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó pháp luật hình sự mang tính nghiêm khắc nhất, tước đoạt quyền lợi kinh tế, nhân phẩm, sức khỏe hay mạng sống của kẻ phạm tội. BLHĐ định danh tội xâm phạm quyền sở hữu khá sát với pháp luật hiện đại.
Thứ năm, biện pháp bảo vệ quyền sở hữu bằng pháp luật dân sự một mặt buộc các bên tham gia giao dịch phải đáp ứng các điều kiện luật định, mặt khác xây dựng các chế tài khi vi phạm các điều kiện đó. Tiếp đó, luật cũng xây dựng trách nhiệm dân sự như hoàn trả tài sản hay bồi thường thiệt hại, buộc những người có hành vi vi phạm hợp đồng hay trái pháp luật phải khôi phục, hoàn trả trạng thái tài sản hay phải bồi thường thiệt hại đó. Cuối cùng, pháp luật nhà Lê quy định các biện pháp ghi nhận và bảo vệ quyền của người thừa kế, đặc biệt là người phụ nữ.
Thứ sáu, để bảo vệ quyền sở hữu, ngoài biện pháp hình sự và dân sự, pháp luật còn xây dựng trình tự thủ tục, hướng dẫn cách thức để chủ sở hữu, những người cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm yêu cầu cơ quan nhà nước bảo vệ quyền lợi đó.
Từ những vấn đề được được trình bày tại chương 1 và chương 2 có thể thấy rằng chế định về quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu trong BLHĐ cũng như các văn bản khác của nhà nước thời Lê sơ đã đạt đến đỉnh cao về trình độ lập pháp. “Từ kế kỷ XV cho đến đầu thế kỷ XIX các nước trong vùng Đông Nam Á cũng chưa có Bộ luật
74
nào sánh được với Bộ luật Hồng Đức – Bộ luật góp phần đáng kể trong việc ổn định tình hình xã hội và củng cố nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, tạo nên sức mạnh cho nhà nước Lê sơ”68. Trong quá trình tìm hiểu những giá trị mà pháp luật thời này đã đạt được, người viết đã liên hệ chế định này ở pháp luật nước ta hiện nay, bên cạnh những giá trị kế thừa, tiến bộ thì có những quy định còn bất cập, bỏ ngỏ. Do đó, người viết đã đưa ra một số kinh nghiệm cần tham khảo để hoàn thiện chế định quyền sở hữu và biện pháp bảo vệ quyền sở hữu hiện nay.
Mặc dù nghiên cứu nghiêm túc nhưng khả năng còn hạn chế, việc tiếp cận tài liệu còn gặp nhiều khó khăn do đó không tránh khỏi thiếu sót, người viết mong nhận được ý kiến đóng góp của cô thầy cũng như các bạn. Em xin chân thành cảm ơn đến thầy hướng dẫn đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành khóa luận này cũng như các thầy cô và các bạn đã chú ý xem xét.
68 Đỗ Đức Hồng Hà (2005), “Một số giá trị về nội dung của Bộ luật Hồng Đức”, Nhà nước và Pháp luật, (06), tr.25.
75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản pháp luật.
1. Bộ luật Dân Sự năm 2005.
2. Bộ luật Hình Sự năm 1999.
3. Bộ luật Hồng Đức.
4. Hồng Đức Thiện Chính Thư.
5. Quốc Triều Khám Tụng Điều Lệ.
6. Quốc Triều Thư Khế Thể Thức.
7. Thiên Nam Dư Hạ Tập.
B. Các tài liệu tham khảo
1. Bộ Tư Pháp - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (2008), Một số vấn đề về Pháp luật dân sự Việt Nam Từ thế kỷ XV đến thời kỳ Pháp thuộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bùi Xuân Đính (2005), Nhà nước và pháp luật thời phong kiến Việt Nam – những suy ngẫm, Nxb Tư Pháp, Hà Nội.
3. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 8; tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. C.Mác (1964), Góp phầnphê phán kinh tế - Chính trị học, Nxb Sự thật, Hà Nội.
5. Đặng Việt Thủy - Đặng Thành Trung (2008), 54 vị Hoàng đế Việt Nam, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
6. Đào Lệ Thu (2004), “Một số ý kiến trao đổi về các tội xâm phạm chế độ quản lý và sử dụng đất đai”, Tòa án Nhân dân, (19).
7. Đỗ Đức Hồng Hà (2005), “Một số giá trị về nội dung của Bộ luật Hồng Đức”, Nhà nước và Pháp luật, (06).
8. Doãn Chính (2011), Tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Dương Đăng Huệ (2005), “Một số vấn đề về sở hữu ở nước ta hiện nay”, Nghiên cứu Lập pháp, (04).
10. Hồ Sỹ Sơn (2010), “Bàn về khái niệm, bản chất, nội dung và giới hạn của trách nhiệm hình sự”, Nhà nước và Pháp luật, (06).