Đối tượng áp dụng biện pháp bảo lĩnh và những trường hợp không được áp dụng

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo lĩnh nghiên cứu so sánh pháp luật tố tụng hình sự anh và kinh nghiệm cho viêt nam (Trang 46 - 49)

Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP BẢO LĨNH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Chương 2. SO SÁNH QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ ANH VỀ BIỆN PHÁP BẢO LĨNH

2.2. Đối tượng áp dụng biện pháp bảo lĩnh và những trường hợp không được áp dụng

2.2.1. Đối tượng áp dụng biện pháp bảo lĩnh và những trường hợp không được áp dụng theo quy định của Việt Nam

- Đối tượng áp dụng biện pháp bảo lĩnh theo quy định của Việt Nam:

Điều 121 BLTTHS năm 2015 quy định đối tượng bị áp dụng biện pháp bảo lĩnh chỉ có thể là bị can hoặc bị cáo. Bị can theo quy định tại Điều 60 BLTTHS năm 2015 là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự; bị cáo theo quy định tại Điều 61 BLTTHS năm 2015 là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.

- Những trường hợp không được áp dụng biện pháp bảo lĩnh theo quy định của Việt Nam:

Pháp luật TTHS Việt Nam quy định bảo lĩnh là BPNC thay thế biện pháp tạm giam, nhưng lại không quy định cụ thể những trường hợp nào không được áp dụng biện pháp bảo lĩnh. Hiện nay theo điều luật quy định thì tất cả bị can, bị cáo thuộc trường hợp có khả năng tạm giam hoặc đang bị tạm giam, đều có thể được CQTHTT xem xét dựa trên tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và có nhân thân tốt mà cho bị can, bị cáo được bảo lĩnh tại ngoại để thay thế tạm giam.

Đây là một bất cập, gây khó khăn cho việc áp dụng biện pháp này.

2.2.2. Đối tượng áp dụng biện pháp bảo lĩnh và những trường hợp không được áp dụng theo quy định của Anh

- Đối tượng áp dụng biện pháp bảo lĩnh theo quy định của Anh:

Căn cứ vào Mục 4 Đạo luật về Bảo lĩnh năm 1976, thì bảo lĩnh có thể áp dụng cho người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam.

- Những trường hợp không được áp dụng theo quy định của Anh:

Trước đây, Đạo luật về Bảo lĩnh năm 1976 khi công nhận quyền bảo lĩnh của công dân, đã quy định rằng bất kể họ có vi phạm tội danh gì thì cũng đều có khả năng được nhận bảo lĩnh như nhau. Tuy nhiên, theo thời gian thì quy định đó đã được sửa đổi, bổ sung bởi nhiều Đạo luật khác nhau. Căn cứ theo hướng dẫn về bảo lĩnh của Cơ quan Công tố Hoàng Gia Anh35 thì một người có thể sẽ không được áp dụng biện pháp bảo lĩnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

+ Họ bị buộc tội giết người.

Quy định tại Mục 115 Đạo luật về Tư pháp và Vụ chết bất thường năm 2009 (Coroners and Justice Act 2009) đã xóa bỏ quyền bảo lĩnh của một người trong trường hợp họ bị buộc tội giết người.

+ Họ bị buộc tội ngộ sát và những hành vi xâm hại tình dục nghiêm trọng.

Quy định tại Mục 25 Đạo luật về Tư pháp Hình sự và Trật tự Công cộng năm 1994 đã xóa bỏ quyền bảo lĩnh của một người trong trường hợp họ bị buộc tội ngộ sát, hiếp dâm hoặc có những hành vi xâm hại tình dục nghiêm trọng.

+ Họ là người sử dụng ma túy hạng A.

Mục 19 Đạo luật Tư pháp Hình sự năm 2003 đã xóa bỏ quyền bảo lĩnh của những người sử dụng ma túy hạng A. Theo quy định của Đạo luật về Lạm dụng Ma túy năm 1971 (Misuse of Drugs Act 1971) thì ma túy được chia làm 3 hạng A, B và

35 “Bail – Legal Guidance”, The Crown Prosecution Service [https://www.cps.gov.uk/legal-guidance/bail]

(truy cập ngày 22/1/2018).

C. Trong đó, ma túy hạng A bao gồm các loại như: heroin, cocain, methadone, thuốc lắc (MDMA), ma túy tem giấy (LSD) và nấm ảo giác (magic mushrooms).

Nếu người bị buộc tội rơi vào một trong ba trường hợp nêu trên, Tòa án vẫn có thểm xem xét cân nhắc cho họ nhận bảo lĩnh nếu có những lý do chính đáng, nhưng trong thực tế khả năng này rất ít khi xảy ra. Ngoài ra, nếu như người đó thuộc những trường hợp ngoại lệ không được áp dụng “quyền bảo lĩnh” tại Phần I Bảng phụ lục 1 Đạo luật về Bảo lĩnh năm 1976 như đã trình bày ở mục 2.1.2.2, thì họ cũng có thể sẽ không được nhận bảo lĩnh.

2.2.3. Đánh giá quy định về đối tượng áp dụng biện pháp bảo lĩnh và những trường hợp không được áp dụng của Việt Nam và Anh

- Về đối tượng áp dụng biện pháp bảo lĩnh:

Có thể thấy rằng đối tượng áp dụng biện pháp bảo lĩnh theo quy định của pháp luật TTHS Anh có phạm vi rộng hơn so với quy định của Việt Nam. Nếu như ở Việt Nam, đối tượng áp dụng biện pháp bảo lĩnh chỉ có thể là bị can hoặc bị cáo, tức là những người đã bị khởi tố về hình sự hoặc đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử, thì đối tượng áp dụng biện pháp bảo lĩnh ở Anh là những người bị buộc tội, bao gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam. Quy định này xuất phát từ việc pháp luật TTHS Anh xem bảo lĩnh là một quyền cơ bản của công dân, chứ không phải là một biện pháp cưỡng chế như trong quy định của BLTTHS năm 2015. Việc quy định đối tượng áp dụng rộng như vậy giúp nâng cao khả năng áp dụng biện pháp bảo lĩnh trong thực tế, cụ thể là bảo lĩnh có thể được áp dụng ở bất kỳ một giai đoạn nào của tiến trình tố tụng, kể cả trước hoặc sau khi một người bị khởi tố. Thậm chí, ở Anh thì người có hành vi vi phạm pháp luật có thể được cảnh sát xem xét cho nhận bảo lĩnh và được trả tự do ngay tại nơi bị bắt mà cảnh sát không cần phải giải họ về đồn cảnh sát. Trường hợp này được gọi là “bảo lĩnh đường phố”.

Mặc dù BLTTHS năm 2015 giới hạn đối tượng áp dụng biện pháp bảo lĩnh là bị can, bị cáo nhưng lại không quy định thêm bất kỳ điều kiện gì kèm theo, không có một giới hạn nào về loại tội mà bị can, bị cáo phạm phải. Nghĩa là bất kỳ bị can, bị cáo nào, dù là người nước ngoài hay người Việt Nam, kể cả người không có quốc tịch phạm bất cứ loại tội nào mà có đủ các căn cứ theo quy định của pháp luật thì đều có thể xem xét giải quyết cho áp dụng biện pháp bảo lĩnh.

Xác định rõ đối tượng nào có thể áp dụng biện pháp bảo lĩnh là một vấn đề hết sức quan trọng. Tuy nhiên, Điều 121 BLTTHS năm 2015 lại chưa quy định cụ thể về vấn đề này nên gây không ít khó khăn cho việc áp dụng biện pháp bảo lĩnh trong

thực tế đồng thời dễ dẫn đến tình trạng áp dụng một cách tùy tiện. Do bảo lĩnh là BPNC có tính ít nghiêm khắc hơn so với một số BPNC khác nên theo logic thông thường, biện pháp bảo lĩnh chỉ có thể được áp dụng đối với những bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng, có nhân thân tốt, có nơi cư trú rõ ràng và có người hoặc tổ chức đủ uy tín làm đơn xin bảo lĩnh.

Ngoài ra, theo quy định của khoản 4 Điều 119 BLTTHS năm 2015 thì đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng BPNC khác. Theo tác giả, đối với những đối tượng này, việc áp dụng biện pháp bảo lĩnh (hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú) là phù hợp hơn cả. Tư tưởng này cần được phản ánh trong nội dung của Điều 121 quy định về bảo lĩnh.

- Về những trường hợp không được áp dụng biện pháp bảo lĩnh:

Pháp luật TTHS Anh cũng tiến bộ hơn so với Việt Nam khi đã quy định cụ thể và rõ ràng những trường hợp không được áp dụng biện pháp bảo lĩnh. Đây là một điểm thiếu sót mà các nhà làm luật Việt Nam cần khắc phục. Khi xem xét căn cứ áp dụng biện pháp bảo lĩnh, pháp luật TTHS Anh quy định tòa án phải kiểm tra hồ sơ của bị cáo về việc nhận bảo lĩnh trước đó36. Trong trường hợp nếu một người đã từng vi phạm những cam kết khi nhận bảo lĩnh trước đó, thì họ có thể sẽ không được tiếp tục nhận bảo lĩnh. Bên cạnh đó, pháp luật TTHS Anh cũng quy định đối với trường hợp bị cáo là trẻ em hoặc người chưa thành niên thì cũng có thể sẽ không được áp dụng biện pháp bảo lĩnh “nhằm mục đích bảo vệ sự an toàn của chính họ hoặc vì lợi ích của họ”37. Đây là những quy định hay, đáng để học tập, bổ sung vào BLTTHS năm 2015.

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo lĩnh nghiên cứu so sánh pháp luật tố tụng hình sự anh và kinh nghiệm cho viêt nam (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)