Đánh giá quy định về chủ thể nhận bảo lĩnh và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể của Việt Nam và Anh

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo lĩnh nghiên cứu so sánh pháp luật tố tụng hình sự anh và kinh nghiệm cho viêt nam (Trang 65 - 68)

Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP BẢO LĨNH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Chương 2. SO SÁNH QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ ANH VỀ BIỆN PHÁP BẢO LĨNH

2.5. Chủ thể nhận bảo lĩnh và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể

2.5.3. Đánh giá quy định về chủ thể nhận bảo lĩnh và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể của Việt Nam và Anh

- Về chủ thể nhận bảo lĩnh:

Quy định về chủ thể nhận bảo lĩnh là điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa biện pháp bảo lĩnh ở Anh và Việt Nam. Pháp luật TTHS Anh quy định bảo lĩnh là hình thức tự cam kết giữa người nhận bảo lĩnh với cơ quan áp dụng bảo lĩnh. Trong khi đó, BLTTHS năm 2015 của Việt Nam lại quy định phải có bên thứ ba đứng ra nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo. Chính vì nước Anh không quy định bên thứ ba nhận bảo lĩnh, nên cơ quan tố tụng (cảnh sát, tòa án) sẽ là chủ thể duy nhất giám sát và quản lý người nhận bảo lĩnh. Theo quan điểm của cá nhân tác giả, thì việc có quy định chủ thể thứ ba đứng ra nhận bảo lĩnh hay không cũng không quan trọng, miễn là hiệu quả giám sát và quản lý tốt để đảm bảo được mục đích áp dụng biện pháp bảo lĩnh. Điều này đã được thể hiện trong thủ tục áp dụng biện pháp bảo lĩnh đã trình bày ở mục 2.4.2, khi pháp luật TTHS Anh quy định rất nhiều điều kiện có thể kèm theo để tăng cường sự giám sát và quản lý người nhận bảo lĩnh.

Về quy định của Việt Nam, BLTTHS năm 2015 đã tiến bộ hơn so với BLTTHS năm 2003 khi bổ sung thêm những tiêu chuẩn, điều kiện đối với hình thức cá nhân nhận bảo lĩnh, nhưng lại chưa đề cập đến những tiêu chuẩn, điều kiện đối với hình thức cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh. Ngoài ra, với hình thức cá nhân nhận bảo lĩnh, luật còn quy định “trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người”. Xo- ay quanh vấn đề này thì còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Hiện nay, có ý kiến cho rằng quy định phải có ít nhất 02 người đối với trường hợp chủ thể nhận bảo lĩnh là cá nhân là “…vừa thừa, vừa không đúng về mặt ngữ nghĩa… làm cho nó biến

thành hình thức bảo lĩnh tập thể” nên đề nghị bỏ quy định này51. Tuy nhiên, ý kiến trên chưa thực sự thuyết phục bởi khi có hai người hoặc nhiều hơn đứng ra nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo thì khả năng giám sát hành vi, tư cách của bị can, bị cáo sẽ cao hơn là khi số người đứng ra nhận bảo lĩnh chỉ có một.

- Về trách nhiệm pháp lý của các chủ thể:

So với BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 đã có một thay đổi mới khi quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân để bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì sẽ bị phạt tiền tùy theo tính chất, mức độ vi phạm52. Tuy nhiên, luật chỉ quy định chung chung về hình thức phạt tiền, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể mức tiền phạt là bao nhiêu, gây khó khăn cho việc thực hiện.

Về phía pháp luật TTHS Anh, vì không yêu cầu phải có chủ thể thứ ba đứng ra nhận bảo lĩnh, nên đã quy định rất rõ ràng và chặt chẽ về những chế tài mà người nhận bảo lĩnh phải chịu trong trường hợp họ vi phạm những cam kết với cảnh sát và tòa án. Điểm đáng chú ý là pháp luật TTHS Anh phân định rõ ràng trường hợp người nhận bảo lĩnh không có mặt tại cơ quan tố tụng và trường hợp người nhận bảo lĩnh vi phạm những điều kiện bảo lĩnh đã cam kết. Đối với trường hợp đầu, nếu người nhận bảo lĩnh không có mặt tại đồn cảnh sát hoặc tòa án đúng thời gian và địa điểm đã cam kết, thì họ sẽ bị bắt mà không cần lệnh bắt và có thể bị truy cứu TNHS về một tội danh mới. Pháp luật TTHS Anh cũng quy định cụ thể mức tiền phạt mà người nhận bảo lĩnh có thể phải chịu trong trường hợp họ vi phạm cam kết. Đối với trường hợp thứ hai, pháp luật vẫn cho người bị buộc tội một cơ hội để được tiếp tục nhận bảo lĩnh, bằng cách thay đổi hoặc bổ sung các điều kiện kèm theo, tùy vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm. Đây là những điểm tiến bộ mà các nhà làm luật Việt Nam có thể xem xét để học tập.

51 Nguyễn Vạn Nguyên (1995), Các BPNC và những vấn đề nâng cao hiệu quả của chúng, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr.138

52 Khoản 6 Điều 121 BLTTHS năm 2015.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đã trình bày khá rõ quy định của pháp luật thực định về biện pháp bảo lĩnh của Anh và Việt Nam để có cái nhìn tổng quát về chế định bảo lĩnh ở hai nước. Biện pháp bảo lĩnh lần đầu xuất hiện ở Việt Nam trong BLTTHS năm 1988, sau đó được kế thừa và phát triển bởi BLTTHS năm 2003 và mới nhất là BLTTHS năm 2015. Trong khi đó, bảo lĩnh là một chế định đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử lập pháp của Anh, chính thức được công nhận lần đầu tiên tại Đạo luật về Bảo lĩnh năm 1976 và liên tục được cập nhật, sửa đổi, bổ sung ở những Đạo luật sau đó.

Qua việc tham khảo biện pháp bảo lĩnh trong pháp luật TTHS của Anh, có thể nhận thấy những quy định của pháp luật về chế định bảo lĩnh trong TTHS Anh có nhiều điểm tương đồng với chế định bảo lĩnh trong pháp luật TTHS Việt Nam. Chế định bảo lĩnh trong TTHS của cả hai nước đều xem bảo lĩnh là hình thức cam kết giữa đối tượng nhận bảo lĩnh và cơ quan có thẩm quyền áp dụng bảo lĩnh, chứ không yêu cầu áp dụng đồng thời với việc đặt tiền bảo lĩnh như ở một số nước khác trên thế giới.

Bên cạnh những điểm tương đồng thì chắc chắn quy định của pháp luật TTHS hai nước cũng có nhiều điểm khác biệt. Vì vậy, luận văn đã nghiên cứu so sánh những điểm giống và khác nhau trong việc quy định về biện pháp bảo lĩnh của hai nước lần lượt trên những phương diện như: căn cứ áp dụng, căn cứ hủy bỏ và thay thế; đối tượng áp dụng và những trường hợp không được áp dụng; thẩm quyền và thời hạn áp dụng; thủ tục áp dụng; chủ thể nhận bảo lĩnh và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể. Điều này giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quát, đầy đủ và toàn diện hơn nhằm khắc phục những thiếu sót của pháp luật nước nhà.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo lĩnh nghiên cứu so sánh pháp luật tố tụng hình sự anh và kinh nghiệm cho viêt nam (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)