Đánh giá quy định về thủ tục áp dụng biện pháp bảo lĩnh của Việt Nam và Anh

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo lĩnh nghiên cứu so sánh pháp luật tố tụng hình sự anh và kinh nghiệm cho viêt nam (Trang 59 - 62)

Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP BẢO LĨNH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Chương 2. SO SÁNH QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ ANH VỀ BIỆN PHÁP BẢO LĨNH

2.4. Thủ tục áp dụng biện pháp bảo lĩnh

2.4.3. Đánh giá quy định về thủ tục áp dụng biện pháp bảo lĩnh của Việt Nam và Anh

So với BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục áp dụng biện pháp bảo lĩnh. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân của tác giả, BLTTHS năm 2015 vẫn còn thiếu sót như sau:

Thứ nhất, về thủ tục xác nhận giấy cam đoan của bị can, bị cáo. Đối với bên nhận bảo lĩnh, bắt buộc phải có giấy cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 121 BLTTHS năm 2015. Trường hợp nếu là cá nhân nhận bảo lĩnh thì phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm

45 Mục 3 Đạo luật về Bảo lĩnh năm 1976.

việc, học tập; trường hợp nếu là cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh thì phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó46. Luật chỉ quy định việc xác nhận nhưng không nêu rõ phải xác nhận như thế nào, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng, khi luật còn chung chung như hiện nay, thì các CQTTHT chỉ cần hướng dẫn người nhận bảo lĩnh viết đơn cam kết, có chữ ký, đóng dấu của chính quyền địa phương hay cơ quan, tổ chức là được, tức là xác nhận về nội dung giấy cam đoan. Theo quan điểm thứ hai, thì “luật đã đòi hỏi tiêu chuẩn của người nhận bảo lĩnh thì phải có nơi xác nhận”47, tức là xác nhận cả về nơi làm việc, nơi cư trú lẫn tiêu chuẩn nhân thân của họ. Điều này vô hình chung sẽ dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các địa phương với nhau.

Theo tác giả, nội dung mà chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức cần phải xác nhận đó chính là nhân thân và nơi cư trú của những người đứng ra bảo lĩnh cho bị can, bị cáo. Bởi lẽ ở góc độ quản lý thì cơ quan, tổ chức hay chính quyền địa phương là nơi gần gũi nhất, có thể nắm được lý lịch, quá trình sinh hoạt của người nhận bảo lĩnh. Việc xác nhận nội dung giấy cam đoan là không cần thiết khi giấy này đã là sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa bên nhận bảo lĩnh và CQTHTT.

Thứ hai, về nghĩa vụ phải cam đoan, BLTTHS năm 2015 quy định bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện một số nghĩa vụ, nhưng các nghĩa vụ được nêu trong giấy cam đoan đều xuất phát từ mục đích chung của việc áp dụng biện pháp bảo lĩnh. Ngoài ra thì BLTTHS năm 2015 không quy định bất kỳ một biện pháp, điều kiện hay nghĩa vụ nào khác, bên cạnh việc bị can, bị cáo phải chịu sự giám sát của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh. Trong khi đó, pháp luật TTHS Anh lại quy định rất nhiều điều kiện kèm theo khi áp dụng biện pháp bảo lĩnh đối với một người. Mục đích của những điều kiện này là để tăng cường sự giám sát, quản lý của cơ quan áp dụng bảo lĩnh (cảnh sát, tòa án) đối với người nhận bảo lĩnh. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc điểm kinh tế và xã hội mà một số điều kiện không phù hợp với thực trạng của Việt Nam, chẳng hạn như việc quy định gắn vòng điện tử. Vì vậy, có thể xem xét nghiên cứu học hỏi một số điều kiện áp dụng kèm theo trong trường hợp đặc biệt. Chẳng hạn như điều kiện yêu cầu bị can,

46 Khoản 2 Điều 121 BLTTHS năm 2015.

47 Phạm Ngọc Ánh, “Băn khoăn chuyện bảo lĩnh trong án hình sự”, Pháp luật TP. Hồ Chí Minh Online [http://plo.vn/plo/ban-khoan-chuyen-bao-linh-trong-an-hinh-su-106315.html] (truy cập ngày 22/1/2018)

bị cáo phải báo cáo tại CQTHTT một cách thường xuyên, theo tuần hoặc theo tháng.

Thứ ba, thủ tục về sự đồng ý nhận bảo lĩnh của bị can, bị cáo. Việc quy định người nhận bảo lĩnh phải làm đơn cho bị can, bị cáo là điểm giúp phân biệt bảo lĩnh với biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú và đặt tiền để bảo đảm, khi mà người nhận bảo lĩnh làm cam đoan chứ không phải do chính bị can, bị cáo cam đoan. Tuy nhiên, luật lại thiếu sót khi chưa quy định việc đồng ý được bảo lĩnh của bị can, bị cáo.

Bảo lĩnh là một BPNC đòi hỏi ý thức tự nguyện, tự giác rất cao để có thể thực hiện đúng những nghĩa vụ đã cam kết. Vì vậy, giấy cam đoan phải được thực hiện dựa trên cơ sở tự nguyện về ý chí của hai bên: bên nhận bảo lĩnh và bên được bảo lĩnh.

Tức là bên cạnh việc cá nhân, cơ quan, tổ chức tự nguyện thực hiện những nghĩa vụ khi cam kết nhận bảo lĩnh thì còn phải có sự đồng ý của bị can, bị cáo. Có quy định cụ thể trong luật về sự đồng ý của bị can, bị cáo thì mới tạo cơ sở pháp lý về trách nhiệm của người được bảo lĩnh trong việc tuân thủ những điều kiện đặt ra khi được bảo lĩnh. Đó là sự thống nhất ý chí của hai bên trước khi thực hiện thủ tục cam đoan, nhằm ràng buộc họ phải cùng có trách nhiệm khi đã cam đoan.

Thứ tư, thủ tục bàn giao đối tượng nhận bảo lĩnh, vốn là một thủ tục quan trọng khi xác định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ cam kết, nhưng lại chưa được BLTTHS năm 2015 đề cập đến. Từ thời điểm này, bên nhận bảo lĩnh có nghĩa vụ giám sát, quản lý bị can, bị cáo được bảo lĩnh, đồng thời phải chịu trách nhiệm pháp luật trước Nhà nước trong trường hợp để cho bị can, bị cáo vi phạm những cam kết khi xin bảo lĩnh như: bỏ trốn, không có mặt theo yêu cầu triệu tập,… Bên cạnh đó, bên được bảo lĩnh là bị can, bị cáo cũng phải có nghĩa vụ trước Nhà nước và đối với bên nhận bảo lĩnh trong việc tuân thủ đúng những cam kết của mình.

Thứ năm, thủ tục thông báo. BLTTHS năm 2015 chỉ quy định khái quát là cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lĩnh48. Tuy nhiên, điều luật lại chưa quy định cơ quan nào, cá nhân nào là chủ thể thông báo, hình thức thông báo, thời điểm thông báo và khi nào thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo. Thiếu sót trong việc quy định nội dung này vô hình chung tạo ra sự tùy nghi cho CQTHTT, muốn thông báo như thế nào phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, tạo ra sự quan liêu, mang tính hình thức.

48 Khoản 2 Điều 121 BLTTHS năm 2015.

Thứ sáu, thủ tục chấm dứt việc bảo lĩnh trước khi xảy ra việc vi phạm nghĩa vụ cam kết, trong trường hợp bên nhận bảo lĩnh muốn đơn phương chấm dứt nghĩa vụ của mình, không tiếp tục nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo. Việc cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là trên cơ sở tự nguyện. Vì vậy, khi họ thấy mình không còn đủ điều kiện để giám sát, theo dõi và giáo dục bị can, bị cáo hoặc không đủ khả năng chịu trách nhiệm về việc nhận bảo lĩnh đối với người mà mình đã nhận bảo lĩnh thì họ có thể xin chấm dứt việc nhận bảo lĩnh. Bổ sung quy định về thủ tục chấm dứt việc nhận bảo lĩnh phần nào nhằm làm làm giảm bớt tâm lý ngại đụng chạm đến pháp luật của bên nhận bảo lĩnh. Cá nhân, tổ chức xin chấm dứt việc nhận bảo lĩnh cũng phải làm đơn đề nghị CQTHTT giải quyết, trong đó phải nêu rõ lý do chính đáng của mình.

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo lĩnh nghiên cứu so sánh pháp luật tố tụng hình sự anh và kinh nghiệm cho viêt nam (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)