Thẩm quyền và thời hạn áp dụng biện pháp bảo lĩnh theo quy định của Việt Nam

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo lĩnh nghiên cứu so sánh pháp luật tố tụng hình sự anh và kinh nghiệm cho viêt nam (Trang 49 - 55)

Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP BẢO LĨNH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Chương 2. SO SÁNH QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ ANH VỀ BIỆN PHÁP BẢO LĨNH

2.3. Thẩm quyền và thời hạn áp dụng biện pháp bảo lĩnh

2.3.1. Thẩm quyền và thời hạn áp dụng biện pháp bảo lĩnh theo quy định của Việt Nam

2.3.1.1. Thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo lĩnh theo quy định của Việt Nam Theo quy định tại khoản 1 Điều 121 BLTTHS năm 2015 thì bảo lĩnh là BPNC thay thế tạm giam. Do vậy, chúng ta cần hiểu rằng biện pháp bảo lĩnh được áp dụng khi bị can, bị cáo đang bị tạm giam, nếu có đủ các điều kiện quy định và xét thấy cần thiết thay đổi biện pháp tạm giam thì người có thẩm quyền quyết định áp dụng để thay thế biện pháp tạm giam.

36 Mục 9 Bảng phụ lục 1 Đạo luật về Bảo lĩnh năm 1976.

37 Mục 3 Phần I Bảng phụ lục 1 Đạo luật về Bảo lĩnh năm 1976.

Thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo lĩnh được quy định tại khoản 4 Điều 121 BLTTHS năm 2015 dẫn chiếu về khoản 1 Điều 113 BLTTHS năm 2015, theo đó những người có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam sẽ có quyền quyết quyết định cho bảo lĩnh. Cụ thể bao gồm những chủ thể sau đây:

- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT các cấp;

- Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND và Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS quân sự các cấp;

- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

Trong giai đoạn điều tra: Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bảo lĩnh sẽ do Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT các cấp quyết định.

Trong giai đoạn truy tố: Sau khi nhận hồ sơ vụ án, VKS có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ BPNC nói chung và biện pháp bảo lĩnh nói riêng. Thẩm quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp bảo lĩnh sẽ do Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND và Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS quân sự các cấp quyết định.

Trong giai đoạn xét xử: Thẩm quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bảo lĩnh sẽ do Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND và Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử và Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ra quyết định.

Như vậy, thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo lĩnh cũng như biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền để bảo đảm được quy định giống nhau, do cùng là các BPNC không giam giữ. Thẩm quyền áp dụng các biện pháp này được phân công cho nhiều cơ quan với nhiều chủ thể khác nhau tùy thuộc vào các giai đoạn tố tụng.

VKSND có chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp sẽ kiểm tra, giám sát các hoạt động này. Quy định của BLTTHS năm 2015 cũng đã nêu rõ người có thẩm quyền ở những chức danh nào, thuộc cơ quan nào nhằm xác định rõ trách nhiệm của cá nhân, cơ quan khi ra quyết định, không quy định chung chung, khó phân biệt trách nhiệm như trước, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các CQTHTT khi áp dụng sai. Đây là một bước tiến mới, tạo điều kiện cho mỗi cơ quan, mỗi chủ thể có thẩm quyền cần thận trọng, chính xác hơn khi áp dụng, cần cân nhắc giữa quyền

hạn và trách nhiệm, hạn chế những sai phạm khi áp dụng, nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với mỗi chủ thể.

2.3.1.2. Thời hạn áp dụng biện pháp bảo lĩnh theo quy định của Việt Nam Thời hạn áp dụng biện pháp bảo lĩnh được hiểu là khoảng thời gian mà các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với bị can, bị cáo khi có cá nhân hoặc tổ chức làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử và đảm bảo sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của các CQTHTT38.

Khoản 5 Điều 121 BLTTHS năm 2015 quy định thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Theo đó, thời hạn bảo lĩnh được chia làm hai giai đoạn, đó là:

- Thứ nhất, thời hạn bảo lĩnh đặt ra trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

“Thời hạn điều tra được tính từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự (kể cả trường hợp vụ án do các cơ quan khác ra quyết định khởi tố như đơn vị bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm... chuyển đến) cho đến khi CQĐT làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc đình chỉ vụ án”39. Theo quy định tại Điều 172 BLTTHS năm 2015 thì thời hạn điều tra được quy định cụ thể như sau: Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra. Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, CQĐT phải có văn bản đề nghị VKS gia hạn điều tra.

Việc gia hạn điều tra được quy định như sau: Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng; Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng; Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 172 BLTTHS năm 2015 thì đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể

38 Tô Thị Thu Trang (2014), Thời hạn của các BPNC trong TTHS Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, tr.65.

39 Hoàng Thị Minh Sơn (2010). “Một số bất cập trong quy định của BLTTHS về thời hạn điều tra và tạm giam để điều tra”, Tạp chí Luật học, (11), tr. 37.

kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng VKSND tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.

Thời hạn truy tố được tính kể từ ngày VKS nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra đến khi hoàn thành một trong các quyết định: truy tố bị can ra trước tòa án bằng bản cáo trạng, trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Thời hạn quyết định việc truy tố được quy định tại Điều 240 BLTTHS năm 2015 là: 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Trường hợp cần thiết, Viện trưởng VKS có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Thời hạn chuẩn bị xét xử được tính từ khi tòa án thụ lý vụ án đến khi Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra một trong các quyết định sau: Đưa vụ án ra xét xử; Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án. Thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định tại Điều 277 BLTTHS năm 2015 như sau: không quá 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho VKS cùng cấp.

Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được quy định tại Điều 346 BLTTHS năm 2015 như sau: Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.

Bảng 2.1: Thời hạn điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của BLTTHS năm 2015

Giai đoạn tố tụng

Thời hạn điều tra, truy tố, xét xử Ghi chú Tội ít Tội rất Tội Tội

nghiêm trọng

nghiêm trọng

nghiêm trọng

đặc biệt nghiêm trọng

Điều tra

2 tháng 3 tháng 4 tháng 4 tháng Lần đầu 2 tháng 3 tháng 4 tháng 4 tháng Gia hạn 1

2 tháng 4 tháng 4 tháng Gia hạn 2 4 tháng Gia hạn 3 Truy tố 20 ngày 20 ngày 30 ngày 30 ngày Lần đầu

10 ngày 10 ngày 15 ngày 30 ngày Gia hạn Xét xử

sơ thẩm

30 ngày 45 ngày 2 tháng 3 tháng Chuẩn bị xét xử 15 ngày 15 ngày 30 ngày 30 ngày Gia hạn

Xét xử phúc thẩm

60 ngày 60 ngày 60 ngày 60 ngày Tóa án tỉnh, Tòa án quân sự quân khu

90 ngày 90 ngày 90 ngày 90 ngày

Tòa án phúc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao, Tòa

án quân sự trung ương - Thứ hai, thời hạn bảo lĩnh đặt ra trong quá trình người bị áp dụng chuẩn bị đi thi hành án phạt tù.

Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.

2.3.2. Thẩm quyền và thời hạn áp dụng biện pháp bảo lĩnh theo quy định của Anh

2.3.2.1. Thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo lĩnh theo quy định của Anh

Thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo lĩnh trong pháp luật TTHS Anh thuộc về cảnh sát40 hoặc tòa án41.

Về thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo lĩnh của cảnh sát, pháp luật TTHS Anh quy định cảnh sát có thẩm quyền áp dụng bảo lĩnh đối với người bị tình nghi trước hoặc sau khi khởi tố.

Đối với trường hợp bảo lĩnh trước khi khởi tố, Mục 30A (1A) (b) Đạo luật Cảnh sát và Chứng cứ hình sự năm 1984 quy định sĩ quan cảnh sát với cấp bậc từ thanh tra (inspector) trở lên sẽ có thẩm quyền cho phép một người nhận bảo lĩnh.

40 Mục 37 Đạo luật Cảnh sát và Chứng cứ hình sự năm 1984.

41 Mục 4 Đạo luật về Bảo lĩnh năm 1976.

Đối với trường hợp bảo lĩnh sau khi khởi tố, Mục 38 Đạo luật Cảnh sát và Chứng cứ hình sự năm 1984 quy định cảnh sát trại giam (custody officer) có thẩm quyền cho phép một người nhận bảo lĩnh.

Về thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo lĩnh của Tòa án, pháp luật TTHS Anh quy định Tòa Sơ thẩm (Magistrates’ Court), Tòa án Hoàng gia (Crown Court), Tòa Phúc thẩm (Court Of Appeal) và Tòa án Cấp cao (Hight Court) có thẩm quyền cho phép bị cáo nhận bảo lĩnh.

Đối với Tòa Sơ thẩm, Mục 43 Đạo luật về Tòa án Sơ thẩm năm 1980 (Magis- trates’ Courts Act 1980) quy định Tòa Sơ thẩm có thẩm quyền xem xét áp dụng bảo lĩnh trong trường hợp một người đang bị tam giam và nộp đơn xin bảo lĩnh; trường hợp bị cáo trước đó đã được nhận bảo lĩnh của cảnh sát và yêu cầu tiếp tục được nhận bảo lĩnh; vụ án đang bị tạm hoãn; hoặc vụ án đang được chuyển đến Tòa án Hoàng Gia để xét xử;

Đối với Tòa án Hoàng gia. Mục 81 Đạo luật về Tòa án cấp cao năm 1981 (Senior Courts Act 1981) quy định Tòa án Hoàng gia có thẩm quyền xem xét áp dụng bảo lĩnh đối với trường hợp bị cáo đang bị tạm giam theo phán quyết của Tòa Sơ thẩm và gửi đơn kháng cáo đối với phán quyết đó lên Tòa án Hoàng gia để được nhận bảo lĩnh; hoặc vụ án đang được chuyển đến Tòa án Tối cao để xét xử.

Đối với Tòa Phúc thẩm, Mục 19 và Mục 36 Đạo luật về Kháng cáo Hình sự năm 1968 (Criminal Appeal Act 1968) quy định Tòa phúc thẩm có thể cho phép bị cáo nhận bảo lĩnh trong trường hợp bị cáo đó có đơn kháng cáo đối với bản án của Tòa án Hoàng gia.

Đối với Tòa án Tối cao, Mục 22 Đạo luật Tư pháp hình sự năm 1967 (Crimi- nal Justice Act 1967) quy định Tòa án Tối cao có thể cho phép nhận bảo lĩnh trong trường hợp Tòa Sơ thẩm hoặc Tòa án Hoàng gia từ chối bảo lĩnh, hoặc trong trường hợp có đơn kháng cáo đối với phán quyết của Tòa Phúc thẩm. Tuy nhiên, trong thực tế thì trường hợp này “rất hiếm khi xảy ra”42.

Trước khi cảnh sát hoặc tòa án đưa ra quyết định của mình về việc giam giữ một người hay cho phép họ nhận bảo lĩnh, thì Cơ quan Công tố Hoàng gia phải xem xét và đưa ra những lý do thích hợp về việc chấp nhận áp dụng biện pháp bảo lĩnh hay từ chối quyết định của cảnh sát và tòa án.

2.3.2.2. Thời hạn áp dụng biện pháp bảo lĩnh theo quy định của Anh

42 Lorna Elliott, “Police and Court Bail” [http://www.courtroomadvice.co.uk/police-court-bail.html] (truy cập ngày 22/1/2018)

Theo quy định của Mục 62, 63 Đạo luật về Cảnh sát và Tội phạm năm 2017 (The Policing and Crime Act 2017), thì thời gian tối đa mà một người có thể được nhận bảo lĩnh trước là 28 ngày. Nếu vượt quá thời hạn 28 ngày, thì có thể gia hạn bảo lĩnh tùy vào từng trường hợp như sau:

- Gia hạn bảo lĩnh từ trên 28 ngày đến 3 tháng. Trường hợp này phải có sự xem xét, phê chuẩn của cơ quan công tố.

- Gia hạn bảo lĩnh trên 3 tháng. Trường hợp này phải có sự xem xét, phê chuẩn của Tòa Sơ thẩm trở lên.

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo lĩnh nghiên cứu so sánh pháp luật tố tụng hình sự anh và kinh nghiệm cho viêt nam (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)