Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ PHÁ SẢN TỔ CHỨC TÍN DỤNG
1.1. Tổ chức tín dụng
1.1.2. Hoạt động của tổ chức tín dụng và vấn đề phá sản tổ chức tín dụng
Gi vai trò trung gian thương mại trong nền kinh tế, các hoạt động thường xuyên và chủ yếu của các TCTD bao gồm: hoạt động huy động vốn; hoạt động cấp tín dụng; hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, bên cạnh đó, các TCTD còn tiến hành một số hoạt động kinh doanh khác.
Trước hết, là một trung gian tài chính đi vay để cho vay, TCTD tiến hành các hoạt động nghiệp vụ của mình thông qua việc sử dụng không chỉ bằng vốn tự có mà chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ khách hàng. Theo quy định của pháp luật ngân hàng, TCTD có thể huy động vốn thông qua các hình thức như: nhận tiền gửi (có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác); phát hành các giấy tờ có giá; vay vốn của Ngân hàng Nhà nước hoặc của các TCTD khác.
Là doanh nghiệp kinh doanh vốn, các TCTD tìm kiếm lợi nhuận bằng cách đi vay để cho vay. Để huy động vốn, các TCTD đưa ra các điều kiện thuận lợi cho người gửi tiền, tiếp đó, để thu được lợi nhuận, TCTD phải tìm cách để cho vay nh ng gì đã vay được, đây chính là hoạt động cấp tín dụng của các TCTD. Hoạt động cấp tín dụng của TCTD là việc TCTD chuyển giao cho khách hàng là tổ chức, cá nhân hay một TCTD khác) một khoản tiền, tài sản với nguyên tắc có hoàn trả sau một thời gian nhất định cả vốn gốc và lãi cũng như phí tín dụng (nếu có) theo thỏa thuận36. Theo quy định của pháp luật ngân hàng, TCTD được cấp tín dụng cho cá nhân, tổ chức dưới các hình thức: cho vay; chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác; bảo lãnh; cho thuê tài chính; bao thanh toán.
Bên cạnh đó, TCTD cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản thông qua các hoạt động như: thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, th ngân hàng, dịch vụ thu hộ, chi hộ và thực hiện các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận37. Tuy nhiên, chỉ có các TCTD đều được phép cung
36 Trường Đại học Luật Tp.HCM (2010), tlđd (6), tr.143.
37 Xem khoản 6 Điều 98 Luật các tổ chức tín dụng 2010.
ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản, trong khi, các TCTD phi ngân hàng không được tiến hành hoạt động này.
Ngoài hoạt động huy động vốn, cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản được xem là hoạt động thường xuyên, các TCTD còn cung ứng các dịch vụ ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng và tiến hành các hoạt động khác như: D ng vốn điều lệ và quỹ dự tr để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và các TCTD khác; Tham gia thị trường tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước tổ chức; Kinh doanh ngoại hối; Ủy thác, nhận làm ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng; Dịch vụ ngân hàng điện tử; Lập công ty độc lập để kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán,… theo quy định của pháp luật; Cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính,…
Các hoạt động kể trên là nh ng hoạt động kinh doanh thường xuyên, đồng thời cũng là nh ng hoạt động đem lại lợi nhuận cho các TCTD, tuy nhiên, vị thế trung gian tài chính cũng đem lại cho TCTD nh ng thách thức riêng. Bên cạnh nh ng TCTD kinh doanh rất hiệu quả là một số TCTD làm ăn thua lỗ, đứng trước bờ vực phá sản. Quan điểm về vấn đề phá sản của các TCTD tại Việt Nam hiện nay như thế nào, sự bất cập của quan điểm này về mặt lý luận và thực tiễn, lí do phải tạo ra cơ chế giải quyết phá sản công bằng gi a TCTD với các DN, HTX kinh doanh trong các lĩnh vực ngành nghề khác, c ng với một số đặc th cần lưu ý khi chấp nhận cho phá sản TCTD,… sẽ được tác giả trình bày trong các phần tiếp theo của luận văn.
1.1.2.2. Vấn đề phá sản tổ chức tín dụng tại Việt Nam
Kinh doanh ngân hàng là một trong nh ng ngành kinh doanh chứa đựng rủi ro rất lớn, bởi cả “nguyên liệu” và “sản phẩm” của hoạt động kinh doanh này đều là
“tiền” – vốn là “hàng hóa” có tính nhạy cảm và tính xã hội hóa cao. Hơn n a, nguồn vốn chủ yếu mà TCTD sử dụng trong kinh doanh là vốn huy động từ các chủ thể khác trong nền kinh tế, trong khi vốn chủ sở h u của TCTD lại chiếm tỉ trọng rất thấp38. Vì vậy, pháp luật các quốc gia thường có nh ng quy định nghiêm ngặt về vấn đề đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD như: các quy định về cấp phép thành lập các TCTD, các quy định về đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động của TCTD (quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; Giới hạn tín dụng; tỷ lệ khả năng chi trả; giới hạn góp vốn, mua cổ phần; tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động), bảo hiểm tiền gửi, quy định về kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng... Các quy định này có vai trò nhất định trong việc ngăn ngừa, bảo vệ và hạn chế tới mức thấp nhất các cuộc khủng hoảng ngân hàng có thể xảy ra, góp phần bảo vệ quyền và lợi
38 Điển hình như các ngân hàng thương mại, thông thường, vốn tự có chỉ chiếm từ 5% đến 10% tổng nguồn vốn (tham khảo Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM (2010), Quản trị Ngân hàng thương mại hiện đại, NXB Phương Đông, Tp.HCM, tr.57).
ích của người gửi tiền, đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống các TCTD cũng như nền tài chính quốc gia. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh và rủi ro là hai phạm tr có quan hệ mật thiết với nhau. Khởi nghiệp kinh doanh đồng nghĩa với việc, chủ thể kinh doanh phải biết chấp nhận nh ng rủi ro có thể tới với mình bất cứ khi nào. Khi các rủi ro này tích tụ quá lớn, khủng hoảng trong nội bộ doanh nghiệp diễn ra khiến cho bản thân doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, không có khả năng thanh toán các khoản nợ cho chủ nợ, tiền lương cho người lao động, các khoản nợ thuế,... việc đối mặt với nguy cơ phá sản là khó tránh khỏi.
Được coi là “trung tâm tiếp nhận và biến đổi các rủi ro trong nền kinh tế”39, hoạt động kinh doanh của các TCTD không nằm ngoài xu thế tất yếu trên. Có thể nói, trong hoạt động kinh doanh ngân hàng hầu như không có loại nghiệp vụ nào lại không chứa đựng rủi ro. Các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng có thể kể đến như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro đạo đức, do mắc lỗi về công nghệ dẫn đến sai lệch trong sổ sách kế toán, hoặc rủi ro do sự thay đổi, biến động của chính sách kinh tế vĩ mô,... Các rủi ro này xảy ra ở nh ng mức độ khác nhau, rủi ro cấp độ nhẹ cũng làm cho TCTD không thu đủ vốn, lãi hoặc bị mất cả vốn lẫn lãi dẫn đến thua lỗ. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, TCTD sẽ đối đầu với nguy cơ phá sản.
Rủi ro là có thực và tình trạng các TCTD mất khả năng thanh toán trong một, một số thời điểm nhất định, gây bất ổn cho nền kinh tế là có thực, nhất là trong thời gian vừa qua, khi hoạt động kinh doanh của hệ thống các TCTD bộc lộ nhiều khiếm khuyết, kém hiệu quả. Dư luận xã hội đã lên án rất nhiều, đồng thời, các kiến nghị về việc nên/ phải cho phá sản TCTD yếu kém là không ít. Song, tại Việt Nam, “phá sản TCTD luôn là vấn đề phức tạp nhất không chỉ đối với các nhà hoạt định, thực hiện chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia mà đối với cả các nhà lập pháp và cả cơ quan tư pháp”40. Trên thực tế, chúng ta đang để xảy ra tình trạng với nh ng người thành lập ngân hàng thương mại, khi kinh doanh có lãi thì họ được hưởng, khi họ khó khăn thì Nhà nước lại đứng ra bảo đảm tính thanh khoản, thậm chí còn lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) để chuyển nợ xấu từ ngân hàng thương mại sang đó, làm sạch sổ sách cho ngân hàng. Trong khi hệ thống tài chính của Việt Nam hiện dễ bị ảnh hưởng bởi rủi ro đạo đức, nếu các ngân hàng có được sự đảm bảo ngầm của Chính phủ để tránh sụp đổ, họ sẽ không ngần ngại đi vay hoặc cho vay quá nhiều41. Vì vậy, đã có thời gian, các nhà đầu tư chạy đua thành lập ngân hàng, mở chi nhánh, phòng giao dịch để thực hiện hoạt
39 Lê Văn Tư – Lê Tùng Vân – Lê Nam Hải (2000), tlđd (28), tr 47.
40 Nguyễn Văn Vân (2002), tlđd (3), tr 78 - 112.
41 Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (2012), Báo cáo tài chính vĩ mô 2012: Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu, tr.252.
động kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận trong khi lại thiếu quan tâm đến việc quản trị, kiểm soát rủi ro, nợ xấu, đảm bảo thanh khoản,... Đến khi gặp rắc rối, Chính phủ ra tay cứu trợ bằng các nguồn quỹ công, và điều này cũng tương tự như tư nhân hóa lợi nhuận và xã hội hóa tổn thất42. Tuy nhiên, việc duy trì sự bảo hộ kể trên đối với các TCTD bộc lộ khá nhiều bất cập.
Trước hết, chúng ta đều biết rằng, pháp luật quy định và đảm bảo quyền bình đẳng trong kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. TCTD d được tổ chức và hoạt động dưới bất kì hình thức nào, bản thân nó cũng là một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, theo quy định của Luật phá sản 2004, mọi doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật đều có thể là đối tượng của thủ tục phá sản. Vì vậy, TCTD cũng có thể là đối tượng phá sản và việc phá sản của TCTD, ở mức độ nào đó, cũng nên được nhìn nhận bình thường như nh ng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề khác.
Hơn thế n a, nếu chúng ta lí giải rằng, sở dĩ các TCTD được đối đãi đặc biệt vì nếu để TCTD phá sản sẽ ảnh hưởng đến người gửi tiền, gây bất ổn cho nền kinh tế thì cũng không hợp lý. Bởi, hoạt động gửi tiền của tổ chức, cá nhân, hoạt động cho vay của các TCTD, về bản chất là nh ng hợp đồng dân sự , do đó, nếu rủi ro có xảy ra trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng cũng là chuyện bình thường43. Đối với hoạt động gửi tiền, người gửi tiền có quyền gửi tiển vào TCTD nào và ít nhiều họ cũng được hưởng nh ng lợi ích nhất định. Trong trường hợp TCTD lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán hoặc phá sản, người gửi tiền còn được chi trả bảo hiểm tiền gửi. Khi TCTD tham gia bảo hiểm tiền gửi phá sản, số tiền gốc và tiền lãi vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm của người gửi tiền sẽ được giải quyết trong quá trình xử lý tài sản theo quy định của pháp luật44. Đối với hoạt động cho vay của các TCTD, khi trước quyết định cấp tín dụng, TCTD hoàn toàn có quyền tự chủ trong việc lựa chọn khách hàng. Thêm vào đó, hầu hết các khoản cho vay của TCTD là cho vay có bảo đảm, dựa vào các công cụ phân tích, định giá tài sản, TCTD có thể đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng để quyết định quy mô và thời hạn cho vay. Tất nhiên, cả người gửi tiền và TCTD không thể tránh được các rủi ro nhất định trong quá trình đi vay và cho vay, song, suy cho c ng, rủi ro vốn là thuộc tính cố h u của kinh tế thị trường mà bất cứ chủ thể nào cũng có thể phải đối mặt.
Với 01 Ngân hàng thương mại Nhà nước, 01 Ngân hàng chính sách xã hội, 37 Ngân hàng Thương mại cổ phần, 04 Ngân hàng liên doanh, 05 Ngân hàng 100%
42 Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (2012), tlđd (41), tr 252.
43 Nguyễn Việt Khoa (2012), Vì sao lại không cho Ngân hàng thương mại phá sản?, truy cập ngày 10/6/2013 tại website http://phapluatkinhdoanh.edu.vn/news/detail/vi-sao-lai-khong-cho-ngan-hang-pha-san--74.html.
44 Xem Điều 27 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012.
vốn nước ngoài, 50 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, 18 Công ty tài chính, 12 Công ty cho thuê tài chính và 968 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, hoạt động của hệ thống TCTD Việt Nam đóng góp vai trò lớn trong việc cung ứng nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong nước và đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng45. Trong giai đoạn kinh tế ổn định, hoạt động của hệ thống ngân hàng phát triển mạnh mẽ, nhưng khi lạm phát tăng cao, nền kinh tế vĩ mô gặp bất ổn thì yếu kém của hệ thống ngân hàng cũng bắt đầu bộc lộ rõ, mà biểu hiện dễ thấy là tình trạng thanh khoản kém, sai lệch về cơ cấu thời hạn, cơ cấu đồng tiền và đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng nợ xấu46. Thêm vào đó, lâu nay chúng ta thường né tránh chuyện phá sán TCTD vì lo ngại nh ng ảnh hưởng nghiêm trọng của phá sản TCTD đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia mà quên rằng, chính thủ tục phá sản có nh ng ưu điểm nổi trội của nó. Như đã trình bày, phá sản không đồng nghĩa với việc chấm dứt hoạt động của DN, HTX mà có thể tạo ra cơ hội để DN, HTX thực hiện tái cấu trúc, trở lại hoạt động bình thường thông qua thủ tục phục hồi. Chỉ khi DN, HTX không thể phục hồi, việc cho phá sản mới được đặt ra.
Theo logic đó, phá sản TCTD là sự đào thải cần thiết các TCTD đã yếu kém, làm lành mạnh hóa môi trường kinh doanh. Chính vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới xem tuyên bố phá sản TCTD như là một hiện tượng rất bình thường. Lịch sử thế giới đã không ít lần chứng sự sụp đổ có hệ thống của các ngân hàng, thậm chí là nh ng ngân hàng có lịch sử lâu đời, có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến công chúng.
Điển hình là Hoa Kỳ, chỉ từ đầu năm 2008 tới tháng 8/2013, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính 2007 - 2009, 482 ngân hàng đã phá sản47, trong đó, đặc biệt phải kể đến vụ phá sản ngân hàng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ - Washington Mutual hay trường hợp phá sản cả ngân hàng lớn thứ tư nước Mỹ - Lehman Brothers. Ngược dòng lịch sử, trong cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới 1929 – 1933, hơn 9.000 ngân hàng của Hoa Kỳ bị xóa tên. Năm 1995, nước Anh cũng chứng kiến sự sụp đổ của Barings Bank - ngân hàng có lịch sử lâu đời và có uy tín nhất London48. Gần hơn, ở Châu Á, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 1997-1998, các nước trong khu vực như Indonesia đã cho phá sản 64 ngân hàng (chiếm tỷ lệ 18%
45 Số liệu thống kê tính đến ngày 31/12/2013. Tham khảo tại website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vilg/vilgpages_hethongtctd/cactochuctindung, truy cập ngày 30/5/2014.
46 Trong phạm vi của đề tài, tác giả không đi vào trình bày và phân tích cụ thể nh ng khó khăn, bất cập mà các TCTD Việt Nam hiện đang gặp phải. Một số thông tin liên quan đến nh ng khó khăn của hệ thống TCTD Việt Nam được tác giả đính kèm tại Phụ lục I – Nh ng bất ổn của hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam.
47 Tổng hợp của tác giả từ website của Cơ quan bảo hiểm tiền gửi Liên bang Hoà Kỳ http://www.fdic.gov/bank/individual/failed/banklist.html, truy cập ngày 20/5/2013.
48 Xuân Hoà (2008), Mười hai vụ phá sản ngân hàng tồi tệ nhất trong lịch sử, truy cập ngày 10/6/2013 tại website http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nhan/muoi-hai-vu-pha-san-ngan-hang-toi-te-nhat-lich- su-2694024.html
tổng số ngân hàng), Hàn Quốc cho đóng cửa 5 ngân hàng thương mại, 17 ngân hàng bán buôn và hơn 100 tổ chức tài chính (chiếm tỷ lệ 13% tổng số các TCTD), Thái Lan cũng cho đóng cửa 57 công ty tài chính49,... Thiệt hại đối với các nền kinh tế kể trên sau các biến cố của hệ thống ngân hàng là không nhỏ, tuy nhiên, vượt lên nh ng tổn thất đó, các quốc gia này vẫn có nh ng giải pháp phát triển kinh tế - tài chính hợp lý, khôi phục sự ổn định của hệ thống ngân hàng.
Với nền kinh tế thị trường còn non yếu, Việt Nam không thể để xảy ra đổ v ngân hàng như của Anh, Mỹ,... Tuy nhiên, để nền kinh tế thị trường phát triển theo đúng nghĩa của nó, cần nhìn nhận vấn đề phá sản TCTD với tư duy tích cực hơn. Đã đến lúc phải coi phá sản TCTD cũng là một biện pháp để đổi mới và cải tổ hoạt động sản xuất kinh doanh của TCTD gặp khó khăn, loại bỏ, đào thải nh ng TCTD yếu kém nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường. Một khi coi phá sản là lựa chọn cuối c ng khi biện pháp tái cấu trúc không phát huy hiệu quả, không có lẽ nào chúng ta lại vẫn tiếp tục duy trì các TCTD yếu kém, làm ảnh hưởng đến sự an toàn, lành mạnh của hệ thống các TCTD cả nước. Bởi, việc cố gắng duy trì hoạt động của các TCTD yếu kém, chẳng khác nào chúng ta đổ tiền vào nuôi một con bệnh đã đến giai đoạn di căn, mà thực ra việc “buộc phải phá sản nh ng ngân hàng yếu kém là một sự trừng phạt có ý nghĩa và đ tốn kém hơn nhiều so với bất kỳ sự cam kết nào khác của Chính phủ”50. Sự cần thiết phải “chôn” nh ng “cái xác biết đi”51 hơn là cố gắng duy trì nó, hay là việc chấp nhận cho phá sản TCTD, như đã phân tích, là một tất yếu. Tuy nhiên, nói như vậy, không có nghĩa là phải đồng nhất TCTD với các DN, HTX hoạt động trong nh ng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác. Xuất phát từ nhừng đặc trưng riêng có của TCTD và ảnh hưởng của phá sản TCTD đối với nền kinh tế, việc cho phá sản TCTD phải được coi là lựa chọn cuối cùng, sau khi các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của TCTD không phát huy hiệu quả.