Về dấu hiệu xác định tổ chức tín dụng mất khả năng thanh toán và quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về phá sản đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 65 - 69)

Chương 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

2.3. M t s iến nghị g p phần hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về sản tổ chức tín dụng

2.3.3. Về dấu hiệu xác định tổ chức tín dụng mất khả năng thanh toán và quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng

Khác với Luật Phá sản 2004 và các Dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi) trước đó, Dự thảo 5 Luật Phá sản (sửa đổi) không đưa ra quy định về dấu hiệu xác định DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản mà chỉ giải thích từ ng “mất khả năng thanh toán”. Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Dự thảo 5 Luật Phá sản (sửa đổi), “mất khả năng thanh toán là tình trạng DN, HTX không thanh toán được khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu”. Theo quy định này, “một TCTD sẽ bị coi là mất khả năng thanh toán nếu không thanh toán được các khoản nợ khi chủ nợ có yêu cầu”.

Về quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với TCTD, Dự thảo 5 Luật Phá sản (sửa đổi) quy định thực hiện như quy định quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với các DN, HTX thông thường. Theo đó:

- Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chủ nợ có yêu cầu mà TCTD không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đến hạn;

- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nh ng nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày người lao động, đại diện công đoàn có yêu cầu mà TCTD không trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động. ;

- Người đại diện theo pháp luật của TCTD; Chủ tịch Hội đồng quản trị của TCTD là công ty cổ phần, chủ tịch Hội đồng thành viên của TCTD là công ty trách nhiệm h u hạn từ hai thành viên trở lên, chủ sở h u TCTD là công ty trách nhiệm h u hạn một thành viên có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi TCTD mất khả năng thanh toán;

- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông của TCTD là công ty cổ phần sở h u trên 20%

số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở h u dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp Điều lệ công ty quy định;

158 Xem thêm Phụ lục IV – Quy định pháp luật về phá sản tổ chức tín dụng của một số quốc gia trên thế giới.

- Thành viên của TCTD là hợp tác xã hoặc đại diện theo pháp luật của TCTD là hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

- TCTD có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán. Trong trường hợp này mà TCTD không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với TCTD đó.

Như đã trình bày, Tòa án chỉ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản TCTD khi đã có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà TCTD vẫn mất khả năng thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với TCTD159.

Quy định về dấu hiệu xác định TCTD mất khả năng thanh toán và về quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản TCTD kể trên cũng nảy sinh một số bất cập:

Trước hết, hiện Dự thảo 5 Luật Phá sản (sửa đổi) hiện vẫn không có quy định về quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với TCTD của các chủ thể như Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan thanh tra, cơ quan quản lý vốn, tổ chức kiểm toán, hoặc cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, Bảo hiểm tiền gửi,... khi nhận thấy TCTD mất khả năng thanh toán. Bên cạnh đó, quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản TCTD của Ngân hàng Nhà nước chỉ được quy định trong trường hợp TCTD không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của mình. Theo quan điểm của tác giả, pháp luật về phá sản cần bổ sung thêm quy định về quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản TCTD của các chủ thể này.

Thứ hai, như đã trình bày, không giống như các DN, HTX thông thường, một TCTD có thể rơi vào tình trạng mất thanh khoản tạm thời mà không bị mất khả năng thanh toán. Ngược lại, một TCTD vẫn có thể bị mất khả năng thanh toán trong khi không nhất thiết gặp phải nh ng khó khăn về thanh khoản. Trên thực tế, việc một TCTD không đáp ứng được nghĩa vụ thanh toán nợ khi đến hạn, cho thấy sự yếu kém, thiếu thanh khoản của nó và là chỉ báo về sự xuất hiện nh ng khó khăn tài chính. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, vấn đề thanh khoản của một TCTD có thể được giải quyết thông qua việc cho vay trên thị trường liên ngân hàng, hoặc thông qua việc mở rộng hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp của ngân hàng trung ương.

Chính vì vậy, quy định về dấu hiệu xác định DN, HTX mất khả năng thanh toán khi

159 Xem thêm Điều 98, Điều 5 Dự thảo 5 Luật Phá sản (sửa đổi) tại Phụ lục V – Trích Dự thảo 4 Luật Phá sản (sửa đổi).

áp dụng đối với TCTD là không ph hợp, bởi nó không thể phản ánh thực chất khả năng tài chính của TCTD.

Thứ ba, theo quy định, căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản TCTD của hầu hết các chủ thể đều dựa trên dấu hiệu về sự mất khả năng thanh toán, mà như đã trình bày, dấu hiệu này không thể phản ánh thực trạng tình hình tài chính của TCTD. Hơn n a, quy định về thời điểm phát sinh quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DN, HTX của chủ nợ có đảm bảo, chủ nợ có đảm bảo một phần, là sau ba tháng kể từ ngày chủ nợ có yêu cầu mà DN, HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đến hạn hoặc quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DN, HTX của người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nh ng nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở khi hết thời hạn ba tháng, kể từ ngày người lao động, đại diện công đoàn có yêu cầu mà DN, HTX không trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động có thể ph hợp. Tuy nhiên, khi áp dụng quy định này đối với TCTD thì thời gian nói trên là quá dài. Bởi, với ngành nghề kinh doanh chịu ảnh hưởng nhiều từ yếu tố lòng tin như hoạt động ngân hàng, chỉ cần một thông tin nhỏ liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán của TCTD, trong thời gian vài ba ngày cũng có thể gây ra sự sụp đổ của TCTD. Do vậy, sẽ không TCTD nào có thể tồn tại, nếu như chậm thanh toán các khoản nợ cho chủ nợ, chậm thanh toán lương cho người lao động trong thời gian kéo dài tới ba tháng.

Thiết nghĩ, quy định về dấu hiệu xác định TCTD lâm vào tình trạng phá sản có ảnh hưởng quan trọng đối với thủ tục giải quyết phá sản TCTD, bởi nó cho phép các cơ quan h u quan có thể can thiệp vào một TCTD ở giai đoạn đầu của khó khăn tài chính nhằm đảm bảo sự ổn định của hệ thống các TCTD. Với đặc th của hoạt động kinh doanh ngân hàng, để đánh giá một TCTD có thực sự rơi vào khó khăn tài chính hay không, cần phải có sự tham gia của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng160. Tại Việt Nam, việc xác định các dấu hiệu mất khả năng thanh toán cần được trao cho Ngân hàng Nhà nước với vai trò là cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng, vốn được giao nhiệm vụ bảo đảm sự ổn định của hệ thống TCTD, và có lợi thế thông tin trong việc đánh giá chính xác tình hình tài chính của TCTD. Một khi việc xác định thực trạng tài chính của TCTD được thực hiện bởi Ngân hàng Nhà nước, kết quả đánh giá của cơ quan này nên được ghi nhận là căn cứ để Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với TCTD (thay vì căn cứ vào văn bản chấm dứt KSĐB hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng

160 Theo nghiên cứu của IADI tại 34 quốc gia khác nhau, việc đánh giá thực trạng tài chính của TCTD gặp vấn đề được trao cho cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng (tại 24 quốc gia), công ty kiểm toán (tại 04 quốc gia) hoặc cơ quan bảo hiểm tiền gửi (tại 04 quốc gia). Tham khảo tại IADI (2005), tlđd (62), tr.13.

các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của Ngân hàng Nhà nước đối với TCTD như hiện nay).

Theo quan điểm của tác giả, để ph hợp với các đặc th của hoạt động ngân hàng, cần bổ sung quy định về dấu hiệu xác định TCTD mất khả năng thanh toán, cụ thể như sau: “Một TCTD bị coi là mất khả năng thanh toán khi có ít nhất một trong các dấu hiệu sau đây tồn tại:

- TCTD vi phạm một hoặc một số quy định về tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng (như tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỉ lệ khả năng chi trả, tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động);

- Giá trị các khoản nợ của TCTD vượt quá tài sản có của nó;

- TCTD đã nằm trong tình trạng tài chính nghiêm trọng và/ hoặc tình hình tài chính của TCTD trong tình trạng căng thẳng, có nguy cơ gây ra khủng hoảng nghiêm trọng.

Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm trong việc xác định TCTD mất khả năng thanh toán. Kết luận của Ngân hàng Nhà nước về việc TCTD mất khả năng thanh toán là căn cứ để Toà án mở thủ tục giải quyết phá sản đối với TCTD”.

Thêm vào đó, thời hạn phát sinh quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ phá sản đối với TCTD, cần sửa đổi theo hướng rút ngắn hơn so với các loại hình DN khác. Thời hạn này chỉ nên kéo dài tối đa đến mười bốn ngày kể từ ngày TCTD bị cho là mất khả năng thanh toán, theo kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về phá sản TCTD của các quốc gia khác trên thế giới161.

161 Chẳng hạn, theo quy định tại Luật Phá sản các TCTD của Liên bang Nga, một TCTD một TCTD sẽ bị xem là không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chủ nợ đối với các nghĩa vụ tài sản và/ hoặc không có khả năng thực hiện các khoản thanh toán bắt buộc nếu không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trong khoảng thời gian mười bốn ngày kể từ ngày đến hạn và/ hoặc giá trị tài sản của TCTD sau khi bị thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng không đủ để thanh toán các khoản nợ cho chủ nợ hoặc không đủ để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán bắt buộc. (Không giống vậy, Luật Phá sản Liên bang Nga quy định, một pháp nhân sẽ được coi là không có khả năng thanh toán các khoản nợ khi chủ nợ có yêu cầu và/hoặc các nghĩa vụ thanh toán bắt buộc nếu nó không thực hiện nghĩa vụ trong vòng ba tháng kể từ ngày đến hạn, nếu giá trị khoản nợ là từ 100.000 rouble trở lên – Tham khảo Điều 3, Điều 6 Luật Phá sản của Liên bang Nga tại website http://www.asv.org.ru/en/dia/).

Luật các TCTD Latvia quy định: TCTD có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản nếu không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong vòng tám ngày kể từ ngày đến hạn mà không đạt được thỏa thuận bằng văn bản với chủ nợ về việc giải quyết khoản nợ. Chủ nợ hoặc nhóm chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với TCTD khi đáp ứng các yêu cầu sau: Trong thời hạn năm ngày kể từ ngày chủ nợ có yêu cầu thanh toán đối với TCTD, nhưng yêu cầu đó không được đáp ứng, cũng không bị phản đối. Sau khi kết thúc thời hạn này, chủ nợ đã thông báo bằng văn bản cho TCTD về ý định nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với TCTD mắc nợ ít nhất ba ngày trước khi gửi đơn, tuy nhiên, TCTD đã không thể giải quyết các khoản nợ trong khoảng thời gian này hoặc TCTD đã thông báo bằng văn bản cho chủ nợ về việc mất khả năng thanh toán thực tế của nó (Tham khảo Điều 140, 143 Luật các TCTD Latvia)

Về thời hạn chậm thanh toán nợ, pháp luật Lithuania cũng có quy định, một TCTD sẽ bị coi là mất khả năng thanh toán, nếu không có khả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thanh toán hợp lý của chủ nợ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu (Tham khảo quy định tại Nghị quyết của Hội đồng Ngân hàng Trung ương Lithuania về phá sản tổ chức tín dụng tại website http://www.lb.lt/No_132, ngày 02/4/2014).

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về phá sản đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)