Về các biện pháp giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về phá sản đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 69 - 72)

Chương 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

2.3. M t s iến nghị g p phần hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về sản tổ chức tín dụng

2.3.4. Về các biện pháp giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng

Như đã trình bày, Dự thảo 5 Luật Phá sản (sửa đổi) hiện không có quy định về việc tiến hành hội nghị chủ nợ và thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của TCTD bị mất khả năng thanh toán. Phục hồi khả năng thanh toán của các TCTD chỉ được tiến hành trong thủ tục kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Luật các TCTD. Trong quá trình kiểm soát đặc biệt TCTD, việc thực hiện phương án củng cố tổ chức và hoạt động được Hội đồng quản trị của TCTD bị kiểm soát đặc biệt xây dựng có thể được coi là việc thực hiện các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán của TCTD. Tuy nhiên, như đã trình bày, kiểm soát đặc biệt là một thủ tục hành chính, không có sự tham gia của các chủ nợ của TCTD. Do vậy, việc không áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh không đảm bảo được quyền tự quyết của các chủ nợ khi tham gia vào thủ tục giải quyết phá sản TCTD.

Trong khi đó, để khôi phục khả năng thanh toán của TCTD, các quốc gia trên thế giới đều áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Các biện pháp này đã được pháp luật về phá sản TCTD ghi nhận và thực tế xử lý, giải quyết các vụ phá sản TCTD chứng minh ưu, nhược điểm của nó. Cụ thể là:

Hợp nhất, sáp nhập TCTD lâm vào tình trạng phá sản với TCTD khác (Merger or Acquisition). Hợp nhất, sáp nhập TCTD là việc một TCTD kho mạnh có năng lực đứng ra đảm nhận việc tái cơ cấu và quản lý TCTD bằng cách chuyển giao toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ hợp pháp sang một TCTD lành mạnh khác.

Ưu điểm của biện pháp này là có thể bảo lưu nghĩa vụ của TCTD bị đổ v , duy trì ràng buộc gi a người gửi tiền với TCTD, từ đó, duy trì niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính ngân hàng. Đây cũng là giải pháp ít tốn kém và ít gây ra sự gián đoạn nhất, thậm chí, có thể không cần d ng đến nguồn công quỹ để hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên, để thực hiện được biện pháp này là không đơn giản, bởi rất khó tìm được tổ chức tài chính chịu đứng ra mua lại TCTD có nguy cơ đổ v , nhất là trong trường hợp tình hình kinh tế và hệ thống ngân hàng đều yếu kém162.

Giao dịch mua và nhận nợ thay (Purchase & Assumption). Trong thủ tục mua và nhận nợ thay, phần hoạt động kinh doanh có hiệu quả của TCTD sẽ được chuyển

Theo quy định của Luật Phá sản TCTD của Cộng hoà Armenia, một TCTD sẽ bị coi là mất khả năng thanh toán nếu một trong các căn cứ sau tồn tại: TCTD suy giảm từ 50% vốn điều lệ trở lên; TCTD không có khả năng đáp ứng các yêu cầu hợp pháp của chủ nợ; Các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp của TCTD dưới ngư ng quy định của Hội đồng quản trị Ngân hàng Nhà nước; TCTD thường xuyên vi phạm quy định về tỷ lệ dự bắt buộc. Trong thời hạn hai tuần kể từ khi phát hiện các căn cứ kể trên, có quyền hoặc là chỉ định người quản lý tạm thời và chấp thuận phương án khôi phục tài chính của TCTD, hoặc là gửi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản TCTD tới toà án (Tham khảo toàn văn Luật Phá sản TCTD của Cộng hoà Armenia được đăng tải tại website của Cơ quan Quốc hội Armenia http://parliament.am/law_docs/301101HO262eng.pdf).

162 IADI (2005), tlđd (62), tr 28.

giao cho một TCTD lành mạnh khác. Bên mua mua lại một số tài sản của TCTD và nhận thanh toán thay một phần hoặc toàn bộ các khoản nợ của TCTD. Giao dịch mua và nhận nợ thay có thể là một biện pháp tái cơ cấu hiệu quả trong trường hợp việc sáp nhập hoặc mua lại là không khả thi hoặc không thể thực hiện được. Hơn n a, giao dịch mua và nhận nợ thay tạo ra nh ng lợi ích như: chi phí giao dịch thấp hơn, và tính linh hoạt cao hơn, cho phép phân tách các hoạt động kinh doanh không hiệu quả với các hoạt động kinh doanh có hiệu quả của TCTD.

Biện pháp “ngân hàng cầu nối” (Bridge Bank). “Ngân hàng cầu nối” là thuật ng d ng để chỉ một ngân hàng được tổ chức BHTG tạm thời thành lập và hoạt động để tiếp nhận có chọn lọc Tài sản Có và toàn bộ Tài sản Nợ của TCTD bị đổ v cho đến khi thực hiện biện pháp xử lý cuối c ng163. Trong quá trình tồn tại của mình, ngân hàng cầu nối có nhiệm vụ tiếp nhận tài sản, công việc kinh doanh do TCTD đổ v chuyển giao; Tạm thời duy trì, đảm bảo tính liên tục trong hoạt động kinh doanh của TCTD đổ v ; Tìm kiếm tổ chức tài chính lành mạnh đứng ra tái tiếp nhận tài sản và hoạt động kinh doanh từ ngân hàng cầu nối; Chuyển giao tài sản và hoạt động từ ngân hàng cấu nối cho tổ chức tài chính tái tiếp nhận. Trong trường hợp toàn bộ hoặc một phần tài sản và nghĩa vụ nợ không chuyển giao được, ngân hàng cầu nối có thêm các nhiệm vụ: Lập, trình duyệt và tổ chức thực hiện phương án chi trả bảo hiểm và trình thủ tục đề nghị tuyên bố phá sản; Thực hiện các thủ tục phân chia giá trị tài sản thu hồi được cho các chủ nợ theo trật tự quy định của pháp luật và lập báo cáo thanh lý tài sản. Thông thường, đối với các TCTD có lợi thế kinh doanh, có quy mô quá lớn đang có nguy cơ đổ v , trước khi tìm được người mua lại tiềm năng hoặc trong trường hợp việc phá sản của TCTD này sẽ gây ra nh ng tốn thất quá lớn cho quỹ bảo hiểm tiền gửi và tăng nguy cơ đổ v hàng loạt, biện pháp ngân hàng cầu nối được coi là một sự lựa chọn tối ưu.

Hỗ trợ ngân hàng mở (Open Bank Assistance – OBA). Hỗ trợ ngân hàng mở là giải pháp được tổ chức BHTG sử dụng để hỗ trợ cho tổ chức tham gia BHTG được xác định là có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Hình thức hỗ trợ có thể rất đa dạng như cho vay trực tiếp, bảo lãnh cho khoản vay, ưu đãi cho các nhà đầu tư mua lại tài sản và các khoản nợ của TCTD. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp OBA có thể ảnh hưởng nhanh chóng đến quỹ BHTG và ảnh hưởng đến nguyên tắc thị trường164. Vì vậy, đã có sự đồng thuận rộng rãi của các quốc gia trên thế giới khi cho rằng, việc sử dụng nguồn công quỹ với mục đích giải phóng nợ cho các TCTD phá sản trong trường hợp không có nguy cơ khủng hoảng hệ thống là phi lý. Điều này có thể dẫn

163 Nguyễn Mạnh Dũng (2008), Ngân hàng bắc cầu – một công cụ h u hiệu trong việc tiếp nhận, xử lý các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có vấn đề, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, (8), tr.31-32.

164 IADI (2005), tlđd (62), tr.29.

đến sự chuyển dịch thiệt hại về kinh tế từ các chủ sở h u TCTD sang cho người nộp thuế, thừa nhận việc quản lý yếu kém đối với TCTD, ngăn chặn các hoạt động của ngành tài chính trong điều kiện kỷ luật thị trường và làm biến dạng cạnh tranh165. Trong mọi trường hợp, việc sử dụng các khoản công quỹ để trợ giúp TCTD không thể tự nó giải quyết nh ng yếu kém tiềm ẩn của TCTD. Do đó, thông thường, các quốc gia chỉ áp dụng OBA khi việc phá sản TCTD gây ra ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với sự ổn định của hệ thống tài chính và nền kinh tế và chi phí tiến hành OBA thấp hơn chi phí tiềm năng cho việc chi trả tiền gửi166.

Chi trả tiền gửi cho người gửi tiền được bảo hiểm. Việc chi trả tiền gửi cho người gửi tiền là phương pháp trong đó cơ quan bảo hiểm tiền gửi chi trả trực tiếp số dư tài khoản cho người gửi tiền hoặc bằng cách chuyển giao số dư tài khoản của người gửi tiền sang ngân hàng khác. TCTD lâm vào tình trạng phá sản thông thường sẽ bị đóng cửa, tài sản và các khoản nợ không có bảo đảm sẽ được chuyển tới người quản lý tài sản để thanh lý, giải quyết. Việc chi trả bảo hiểm tiền gửi góp phần đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền, tăng cường niềm tin vào hệ thống ngân hàng và có hiệu quả tích cực trong trường hợp muốn loại bỏ các TCTD yếu kém, không có khả năng tồn tại. Tuy nhiên, một khi biện pháp này được áp dụng, mọi chức năng của TCTD bị phá sản đều bị huỷ bỏ, do vậy, việc phá sản của một TCTD đặc biệt nào đó có thể dẫn đến khủng hoảng niềm tin đối với hệ thống các TCTD167. Trong trường hợp việc áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của TCTD là không khả thi, thủ tục thanh lý tài sản của TCTD mới được tiến hành.

Trong thủ tục thanh lý tài sản TCTD bị tuyên bố phá sản, quản trị viên thực hiện việc kiểm soát pháp lý đối với toàn bộ tài sản của nó, thu hồi tài sản, và phân chia số tiền thu được cho các chủ nợ, đáp ứng toàn bộ hoặc một phần yêu cầu của họ, ph hợp với các nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với các chủ nợ có địa vị pháp lý ngang nhau và các quy định hiện hành về thư tự ưu tiên.

Thiết nghĩ, một khi đã chấp nhận việc cho phá sản TCTD là chúng ta đã tôn trọng và chấp nhận áp dụng kỷ luật thị trường đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng. Vì vậy, việc can thiệp vào quá trình khôi phục khả năng thanh toán của TCTD bằng biện pháp hành chính của Nhà nước không nên được tiếp tục được duy trì. Do đó, quy định áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt để khôi phục khả năng thanh toán của TCTD ở giai đoạn tiền phá sản cần được chuyển hoá thành quy định về quy định về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của TCTD trong giai đoạn xử lý phá sản đối với loại hình doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, pháp luật về phá sản TCTD cần có quy định về các biện pháp giải quyết tình trạng mất khả năng thanh

165 International Moneytary Fund – World Bank (2009), tlđd (59), tr. 42.

166 IADI (2005), tlđd (62), tr.23.

167 IADI (2005), tlđd (62), tr.23.

toán của TCTD khác nhau mà các quốc gia trên thế giới đã áp dụng như trình bày của tác giả trên đây.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về phá sản đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)