Điều kiện xác định tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về phá sản đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 38 - 42)

Chương 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

2.2.1. Điều kiện xác định tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản

Xác định thời điểm DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản là một trong nh ng vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Thời điểm này cần được xác định càng sớm càng tốt, bởi lẽ một khi DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản cũng đồng nghĩa rằng tình trạng tài chính của DN, HTX đó đã khủng hoảng, cần được hỗ trợ từ nhiều phía như chủ nợ, người lao động,... để đưa DN, HTX thoát khỏi tình trạng phá sản.

90 Ngân hàng Nhà nước (2007), Tờ trình Chính phủ về Nghị định quy định việc áp dụng Luật Phá sản đối với các tổ chức tín dụng. Truy cập tại website http://www.vibonline.com.vn/Files/Download.aspx?id=387, ngày 20/4/2013.

Điều 3 Luật Phá sản 2004 chứa đựng sự bất cập khá lớn khi đồng nhất DN, HTX mất khả năng thanh toán nợ đến hạn với DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản khi đưa ra quy định về dấu hiệu xác định DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản: DN, HTX không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản. Bên cạnh đó, việc Luật Phá sản 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định rõ số nợ và thời gian quá hạn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của con nợ, khiến cho quy định về DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản là một quy định định tính, thiếu chặt chẽ, không phản ánh đúng thực trạng tài chính của DN, HTX. Bởi, xét về mặt hình thức, theo quy định trên, DN, HTX chỉ cần thiếu nợ số tiền là một nghìn đồng và thời gian quá hạn thanh toán một ngày sau khi chủ nợ có đơn yêu cầu đòi nợ cũng có thể bị xem là lâm vào tình trạng phá sản91.

Đối với TCTD, theo quy định tại Điều 4 Nghị định 05/2010/NĐ-CP, dấu hiệu để xác định TCTD lâm vào tình trạng phá sản là “không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu, sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng kiểm soát đặc biệt”. Theo quy định này, một TCTD có thể bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi:

Thứ nhất, TCTD không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu. Theo quy định của Luật Phá sản 2004, Nghị quyết 03/2005/NQ- HĐTP và Nghị định 05/2010/NĐ-CP, các khoản nợ đến hạn của TCTD là các khoản tiền hoặc tài sản mà TCTD nợ các chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần (chỉ tính phần không có bảo đảm) đã đến hạn thanh toán, được các bên xác nhận, có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu để chứng minh và không có tranh chấp.

Tuy nhiên, việc xác định TCTD lâm vào tình trạng phá sản dựa trên dấu hiệu không thanh toán nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu là không hợp lý, bởi các lý do sau:

Trước hết, là trung gian tài chính “đi vay để cho vay”, chủ nợ của TCTD rất đa dạng, họ có thể là người gửi tiền, Ngân hàng Nhà nước, các TCTD khác,...

Người gửi tiền tại TCTD có thể là tổ chức, cá nhân với mức tiền gửi và thời hạn gửi tiền không giống nhau. Đó có thể là khoản tiền vài trăm nghìn đồng nhưng cũng có thể là khoản tiền lên tới hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng với thời hạn gửi là một tuần, một tháng, một năm hay lâu hơn n a, nhưng cũng có thể là khoản tiền gửi nhỏ, không có thời hạn. Nếu áp dụng quy định tại Điều 3 Luật Phá sản 2004 đối với TCTD, khi TCTD không có khả năng chi trả các khoản tiền gửi đến hạn cho người gửi tiền, đương nhiên, người gửi tiền có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản

91 Nguyễn Thái Phúc (2004), Luật Phá sản 2004 – Nh ng tiến bộ và hạn chế, Tạp chí Khoa học pháp lý, (3), tr. 20-25.

phá sản TCTD đó, bất kể số tiền gửi của họ tại TCTD là vài trăm nghìn đồng hay hàng nghìn tỷ đồng. “Vấn đề đặt ra từ quy định của Luật Phá sản là ở chỗ, nếu chủ nợ là chủ sở h u một khoản tiền gửi khoảng vài chục triệu đồng thì TCTD đó có thực sự lâm vào tình trạng phá sản hay không?”92. Quy định này có thể dẫn đến tình trạng các chủ thể lạm dụng quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động của các TCTD. Mặc d , cả Luật Phá sản 2004 và Nghị định 05/2010/NĐ-CP đều có quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp không khách quan gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của TCTD hoặc có sự gian dối trong việc yêu cầu mở thủ tục phá sản thì tuỳ theo tính chất, mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường93. Tuy nhiên, vì không có hướng dẫn tiêu chí xác định việc nộp đơn như thế nào là không khách quan, gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh và quy định về chế tài đối với các hành vi nêu trên, nên không có căn cứ để xử lý. Điều này có thể gây ra tác động rất nghiêm trọng trong trường hợp DN, HTX bị hại là TCTD, bởi như đã trình bày, sự tồn vong của TCTD chịu ảnh hưởng rất nhiều từ yếu tố tâm lý.

Thêm vào đó, chúng ta đều biết, để thu được tối đa hóa lợi nhuận, các TCTD luôn tích cực thực hiện chức năng chuyển hóa các phương tiện tiền tệ bằng cách đi vay ngắn hạn và cho vay dài hạn. Trong khi, tiền gửi ở TCTD có thể có thời hạn hoặc không, thì tiền mà TCTD cho tổ chức, cá nhân vay lại luôn có thời hạn, người gửi tiền có thể đến rút tiền gửi bất cứ lúc nào (kể cả đó là khoản tiền gửi có kì hạn hoặc không), còn TCTD lại chỉ có thể thu lại tiền cho vay khi hết thời hạn đã thỏa thuận với khách hàng. Hơn n a, thông thường, kỳ hạn cho vay của TCTD luôn dài hơn kì hạn của các khoản tiền gửi, nên TCTD có thể rơi vào tình huống không thể đáp ứng việc rút tiền ồ ạt, ngoài dự kiến, dẫn đến không có khả năng thanh toán nợ ngay khi người gửi tiền có yêu cầu. Tuy nhiên, nếu tính tổng tài sản có thì không phải TCTD không có khả năng thanh toán các khoản nợ này và tình trạng mất khả năng thanh toán, thực ra chỉ là một khó khăn tạm thời. Việc đánh giá sai tình trạng tài chính của TCTD có thể ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, khả năng huy động vốn, từ đó, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của TCTD và gây tác động dây chuyền tới các TCTD khác trong hệ thống.

Thứ hai, điều kiện đủ để xác định tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản là việc mất khả năng thanh toán nợ đến hạn phải diễn ra “sau khi Ngân hàng Nhà

92 Viên Thế Giang (2005), Dấu hiệu pháp lý xác định tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản, Tạp chí Ngân hàng, (2), tr. 36 – 40.

93 Xem khoản 4 Điều 8 Nghị định 05/2010/NĐ-CP và Điều 19 Luật Phá sản 2004.

nước Việt Nam đã có văn bản không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng kiểm soát đặc biệt”. Kiểm soát đặc biệt (KSĐB) là việc một TCTD bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật dẫn đến nguy cơ mất an toàn hoạt động94. Một TCTD có thể bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt trong các trường hợp sau: Có nguy cơ mất khả năng chi trả; Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán; Khi số lỗ lũy kế của TCTD lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự tr ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất; Hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu quy định của Luật các TCTD 2010 trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục95. Kết quả KSĐB có thể diễn ra theo một trong ba kịch bản: Hoặc TCTD khôi phục được khả năng thanh toán và hoạt động bình thường trở lại, hoặc trong thời gian KSĐB, TCTD được sáp nhập, hợp nhất với TCTD khác hoặc là TCTD không thể khôi phục được khả năng thanh toán và lâm vào tình trạng phá sản. Trong trường hợp, TCTD được Ngân hàng Nhà nước chấm dứt KSĐB do không khôi phục được khả năng thanh toán, Ngân hàng Nhà nước sẽ gửi văn bản về việc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi thanh toán tới Tòa án và yêu cầu TCTD làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản TCTD theo quy định pháp luật về phá sản96.

Quy định về dấu hiệu xác định TCTD lâm vào tình trạng phá sản của Nghị định 05/2010/NĐ-CP, Luật các TCTD 2010 như trên là mâu thuẫn với quy định của Luật Phá sản 2004. Bởi, theo quy định của Luật Phá sản 2004, một DN, HTX bị coi là lâm vào tình trạng phá sản nếu không có khả năng thanh toán các khoản nợ khi chủ nợ có yêu cầu (mà không có điều kiện nào khác). Trong khi đó, một TCTD sẽ chỉ bị coi là lâm vào tình trạng phá sản nếu không có khả năng thanh toán các khoản nợ khi chủ nợ có yêu cầu (nhưng phải) sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng KSĐB. Điều này đồng nghĩa rằng, đối với TCTD, việc có hay không có văn bản của Ngân hàng Nhà nước về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng KSĐB chính là một căn cứ quan trọng để xét tính hợp lệ của đơn yêu cầu mở

94 Xem khoản 1 Điều 146 Luật các tổ chức tín dụng 2010, khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2013/TT-NHNN ngày 14/3/2013 của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng (Thông tư 07/2013/TT-NHNN).

95 Xem Điều 146 Luật các tổ chức tín dụng 2010 .

96 Khoản 2 Điều 15 Thông tư số 07/2013/TT-NHNN.

thủ tục phá sản. Nói khác đi, “quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với TCTD sẽ bị vô hiệu hóa khi không có một quyết định hành chính của Ngân hàng Nhà nước”97.

Tất nhiên, đối với ngành nghề kinh doanh đặc biệt như hoạt động ngân hàng, quy định về dấu hiệu xác định TCTD lâm vào tình trạng phá sản đương nhiên phải hết sức chặt chẽ. Trên thực tế, pháp luật của rất nhiều quốc gia, khi quy định về dấu hiệu để xác định TCTD lâm vào tình trạng phá sản và thời điểm phát sinh quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản của các chủ nợ đối với các TCTD có đều sự khác biệt so với các loại hình doanh nghiệp thông thường98. Tuy nhiên, trong khi Luật Phá sản 2004 quy định áp dụng đối với mọi loại hình doanh nghiệp, trường hợp có sự khác nhau gi a Luật Phá sản và luật khác về c ng một vấn đề thì áp dụng quy định của Luật Phá sản, thì quy định về dấu hiệu xác định TCTD lâm vào tình trạng phá sản tại Luật các TCTD 2010 và Nghị định 05/2010/NĐ-CP cho thấy sự mâu thuẫn, thiếu đồng bộ của các văn bản này. Hơn thế, với quy định về dấu hiệu xác định TCTD lâm vào tình trạng kể trên, pháp luật hiện chưa có dự liệu trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước không thực hiện đúng trách nhiệm của mình, cố tình không ra quyết định về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng KSĐB đối với TCTD mà không có lí do chính đáng, thì các chủ thể liên quan có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản TCTD hay không99. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về phá sản TCTD không thể không cân nhắc tới nh ng hạn chế này.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về phá sản đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)