Chương 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
2.3. M t s iến nghị g p phần hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về sản tổ chức tín dụng
2.3.6. Về chủ thể quản lý tài sản, giám sát và quản lý hoạt động kinh doanh
169 Hiện, Dự thảo 5 Luật Phá sản (sửa đổi) không quy định về việc phân chia tài sản đối với khoản nợ này, bởi thủ tục giải quyết phá sản TCTD theo quy định tại Dự thảo 5 Luật Phá sản (sửa đổi) không bao gồm thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, như tác giả đã trình, việc quy định cụ thể các biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh của TCTD ngay trong nội dung văn bản pháp luật về giải quyết phá sản TCTD là điều cần thiết.
lập, chịu sự giám sát của Thẩm phán, có thẩm quyền hạn chế trong việc quản lý, điều hành và phục hồi hoạt động của doanh nghiệp170.
Theo quy định tại Dự thảo 5 Luật Phá sản (sửa đổi), người quản lý tài sản của DN, HTX bị tuyên bố phá sản có thể là Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Thiết nghĩ, một tổ chức hoặc cá nhân ở vị trí trung gian gi a chủ nợ và con nợ, độc lập với cơ quan nhà nước, với đầy đủ kinh nghiệm, tri thức sẽ giúp cho việc quản lý, thanh lý tài sản của DN, HTX được tiến hành nhanh chóng, kịp thời hơn so với thiết chế quản lý tài sản tập thể.
Xuất phát từ sự đa dạng và phức tạp trong hoạt động nghiệp vụ của các TCTD so với các DN, HTX thông thường, Quản tài viên trong thủ tục giải quyết phá sản TCTD phải là người có năng lực, trình độ cao hơn. Quản tài viên phải là người vừa có am hiểu về pháp luật, am hiểu về quản trị doanh nghiệp, tài chính, kế toán,... vừa phải là người am hiểu về hoạt động ngân hàng. Để có thể lựa chọn được một Quản tài viên có đầy đủ tiêu chuẩn này, việc bổ nhiệm Quản tài viên trong thủ tục phá sản TCTD nên được trao cho Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, pháp luật về phá sản TCTD cần quy định, ngay khi được giao nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản của TCTD, Quản tài viên có quyền kiểm soát, quản lý, sắp xếp, và xử lý tài sản và các nghĩa vụ tài chính của TCTD, nhằm góp phần hạn chế nh ng khó khăn trong quá trình giải quyết phá sản, tối đa hóa sự phục hồi tài sản của TCTD, kịp thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người gửi tiền.
2.3.7. Về vai trò của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong quá trình giải quyết phá sản tổ chức tín dụng
Một trong các nguyên nhân gây ra khủng hoảng ngân hàng là do tâm lý hoảng loạn dẫn đến sụt giảm niềm tin của nhà đầu tư, người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng. Vì vậy, xử lý tổ chức tham gia BHTG bị đổ v hoặc có nguy cơ đổ v là một trong các nội dung quan trọng trong chính sách BHTG của bất kỳ một hệ thống BHTG nào trên thế giới171. Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, vai trò của tổ chức BHTG trở nên đặc biệt quan trọng trong việc xử lý phá sản TCTD, ngăn ngừa hiện tượng hoảng loạn, rút tiền hàng loạt và đổ v hệ thống172. Thực tiễn các cuộc khủng hoảng ngân hàng chứng minh rằng tại các quốc gia có hệ thống BHTG hiệu quả đã không để xảy ra tình trạng hoảng loạn, do vậy niềm tin công chúng được duy
170 Đặng Văn Huy (2010), Quy chế pháp lý của tổ quản lý và thanh lý tài sản theo pháp luật phá sản Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.12.
171 Theo Nguyễn Thị Kim Anh – Nguyễn Thị Lệ Thu (2011), Chính sách bảo hiểm tiền gửi ở Mỹ, truy cập tại website http://www.vnba.org.vn/?option=com content&view=article&id=1572&catid=43&Itemid=90, ngày 20/02/2014.
172 Trung tâm nghiên cứu khoa học Viện nghiên cứu lập pháp (2009), Tài liệu tham khảo Kinh nghiệm quốc tế tổ chức Bảo hiểm tiền gửi hiệu quả, Hà Nội, tr.2.
trì173. Tại các quốc gia này, trong trường hợp TCTD được áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, tổ chức BHTG là nhân tố tích cực trong việc tìm kiếm TCTD tiềm năng đứng ra để nhận hợp nhất, sáp nhập TCTD lâm vào tình trạng phá sản hoặc thiết lập ngân hàng cầu nối, tiến hành biện pháp hỗ trợ ngân hàng mở,... Trong trường hợp TCTD tham gia BHTG lâm vào tình trạng phá sản bị áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, BHTG sẽ đứng ra chi trả tiền gửi cho người gửi tiền và được thanh toán khoản tiền đã chi trả cho người gửi tiền theo thứ tự thanh toán như chủ nợ không có bảo đảm174.
Hiện nay, BHTG Việt Nam đang được tổ chức và hoạt động theo mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng, tuy nhiên, trên thực tế, đây chưa phải là mô hình mà chúng ta kỳ vọng175. Bởi, theo thông lệ chung của quốc tế, mô hình BHTG được nhiều quốc gia ưu tiên lựa chọn là mô hình giảm thiểu rủi ro176. Vì vậy, về lâu dài, Việt Nam cũng cần nghiên cứu chuyển tổ chức BHTG sang hoạt động theo mô hình giảm thiểu rủi ro để tạo điều kiện cho tổ chức này triển khai tốt các chức năng của mình trong quá trình giải quyết phá sản TCTD.
Như vậy, trong nội dung Chương II, ngoài việc đi phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về phá sản TCTD, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện các quy định này. Có thể nói, pháp luật về phá sản TCTD là một lĩnh vực pháp luật còn tương đối mới trong đời sống pháp lý của Việt Nam. Vì vậy, trong quá trình ban hành các quy định về giải quyết phá sản TCTD, các nhà lập pháp khó tránh khỏi nh ng hạn chế, thiếu sót. Tuy nhiên, yêu cầu hoàn thiện pháp luật về phá sản nói chung và phá sản TCTD trong tương lai, cần thiết phải hạn chế tối đa nh ng hạn chế, thiếu sót này.
173 Nhóm tác giả (2012), Kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng và phát triển mô hình hoạt động bảo hiểm tiền gửi, Tạp chí Thông tin Bảo hiểm tiền gửi, số 20 (tháng 4/2012), tr.12-13.
174 Bùi H u Toàn (2012), tlđd (86), tr.32 - 36.
175 Nguyễn Trọng Nghĩa (2010), tlđd (34), tr.8 - 9. Cũng cần nói thêm rằng, Theo phân loại của Hiệp hội BHTG quốc tế, trên thế giới hiện đang tồn tại ba mô hình BHTG cơ bản, gồm: Mô hình chi trả: tổ chức BHTG chỉ thực hiện chức năng thu phí BHTG và chi trả tiền BHTG cho người gửi tiền được bảo hiểm trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG bị đổ v ; Mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng: ngoài các chức năng của mô hình chi trả, tổ chức BHTG theo mô hình này có thêm chức năng tham gia vào quá trình xử lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG bị đổ v ; Mô hình giảm thiểu rủi ro: ngoài chức năng của mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng, tổ chức BHTG có thêm chức năng: Thanh tra, giám sát hoạt động của tổ chức tham gia BHTG; Hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia BHTG khi tổ chức tham gia BHTG gặp khó khăn về khả năng chi trả; Can thiệp vào hoạt động nội bộ của tổ chức tham gia BHTG. Trong mô hình này, chức năng thanh tra, giám sát là chức năng chủ đạo, có vai trò quyết định hiệu quả của việc thực hiện chức năng hỗ trợ tài chính và chức năng can thiệp vào các công việc nội bộ của tổ chức tham gia BHTG (Xem thêm tại website http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=11115:lut-bo-him-tin-gi-2012- chic-ao-va-hn&catid=49:thu-vien&Itemid=102, truy cập ngày 20/02/2014).
176 Trung tâm thông tin thư viện và nghiên cứu Khoa học Văn phòng Quốc hội Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2008), Chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu: Vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an sinh xã hội, Hà Nội, tr.92.