Thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về phá sản đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 55 - 59)

Chương 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

2.2.6. Thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng

Thủ tục thanh lý tài sản của TCTD được bắt đầu bằng quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của TCTD. Khi có quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản, Toà án sẽ tiến hành thanh lý tài sản và các khoản nợ của TCTD lâm vào tình trạng phá sản để giải phóng nợ cho TCTD đó. Theo quy định, quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của TCTD có thể được Thẩm phán đưa ra trong các trường hợp sau:

Một là, quyết định thanh lý tài sản trong trường hợp đặc biệt. Trong trường hợp TCTD đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt trong tình trạng KSĐB hoặc áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán nhưng không phục hồi được và không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu, Toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của TCTD mà không triệu tập HNCN để xem xét áp dụng thủ tục phục hồi131. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm bàn giao kết quả kiểm soát đặc biệt, kết quả áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm bàn giao kết quả hỗ trợ tài chính cho Tổ QL, TLTS ngay sau khi Tổ QL, TLTS được thành lập132. Sau khi Tổ QL, TLTS tiếp nhận kết quả kể trên do Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bàn giao, Tòa án sẽ ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của TCTD133.

Hai là, quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản khi Hội nghị chủ nợ không thành. Đối với TCTD đã được Ngân hàng Nhà nước ra quyết định về việc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán, Thẩm phán sẽ ra quyết định triệu tập HNCN. Tuy nhiên, vì nh ng lí do khác nhau, HNCN không thành, Thẩm phán phụ trách vụ phá sản sẽ ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của TCTD. HNCN của TCTD có thể được coi là không thành trong trường hợp: đại diện hợp pháp của TCTD không tham gia HNCN mà không có lí do chính đáng; hoặc sau khi HNCN được hoãn một lần nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản TCTD là chủ nợ, người lao động; hoặc trong trường hợp không có đủ quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số chủ nợ không có bảo đảm trở lên tham gia HNCN sau khi HNCN đã được hoãn một lần trong trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là TCTD lâm vào tình trạng phá sản, chủ sở h u TCTD nhà nước hay cổ đông TCTD cổ phần.

Ba là, quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản sau khi có Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất. Tại HNCN lần thứ nhất, các chủ nợ sẽ bàn bạc, thống nhất với nhau về việc có hay không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của TCTD. Trong trường hợp tại HNCN, các chủ nợ không thông qua phương án

131 Xem khoản 1 Điều 40 Nghị định 05/2010/NĐ-CP

132 Xem khoản 2, khoản 3 Điều 40 Nghị định 05/2010/NĐ-CP.

133 Xem khoản 2 Điều 2, Điều 40 Nghị định 05/2010/NĐ-CP.

phục hồi hoạt động kinh doanh của TCTD, Thẩm phán sẽ ra quyết định thanh lý tài sản của TCTD. Bên cạnh đó, trong trường hợp sau khi HNCN lần thứ nhất thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu TCTD xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, tuy nhiên, trong thời hạn ba mươi ngày (có thể gia hạn trong thời hạn tối đa không quá ba mươi ngày), kể từ ngày HNCN lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ của TCTD mà TCTD không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh; hoặc trong trường hợp TCTD thực hiện không đúng hoặc không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh (trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác), Toà án sẽ ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của TCTD.

Trong quá trình thanh lý tài sản, theo đề nghị của Tổ QL, TLTS, Thẩm phán có thể ra quyết định cho phép TCTD thực hiện một số hoạt động cần thiết cho việc thanh lý tài sản hoặc làm tăng thêm khối tài sản của TCTD đó134. Các hoạt động cần thiết có thể kể ra như: TCTD tự tìm kiếm đối tác mua tài sản thanh lý, tài sản bán đấu giá,... mà không phải là các hoạt động ngân hàng. Thiết nghĩ, đây là một quy định cần thiết bởi nó tạo điều kiện cho TCTD lâm vào tình trạng phá sản có điều kiện tối đa hoá lợi nhuận từ việc thanh lý tài sản của mình.

Bên cạnh đó, trong quá trình thanh lý tài sản của TCTD, có rất nhiều vấn đề quan trọng khác cần giải quyết, như: việc hoàn trả lại tài sản cho các chủ thể có liên quan; trả lại tài sản thuê hoặc mượn; thanh toán các khoản nợ,... Trong trường hợp, TCTD đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, TCTD khác cho vay đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hỗ trợ tài chính để phục hồi hoạt động kinh doanh trước thời điểm Tòa án thụ lý đơn, nhưng vẫn không phục hồi được mà phải áp dụng thủ tục thanh lý thì phải hoàn trả lại giá trị của khoản vay đặc biệt cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và TCTD khác, hoàn trả khoản hỗ trợ tài chính cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trước khi thực hiện việc phân chia tài sản phá sản135. Đây là quy định hợp lý, bởi ngay khi TCTD gặp phải khó khăn, vì sự an nguy của bản thân TCTD và của cả hệ thống các TCTD, các cơ quan trên đã có nh ng động thái tích cực nhằm giúp TCTD khôi phục lại khả năng thanh toán, đương nhiên, các khoản hỗ trợ này phải được hoàn trả trước khi tiến hành việc phân chia tài sản.

Tài sản mà TCTD đã thuê hoặc mượn, các khoản tiền, tài sản được gửi, gi , ủy thác tại TCTD thông qua hợp đồng gửi gi , ủy thác, quản lý tài sản, tiền gửi trên tài khoản thanh toán của khách hàng sẽ được hoàn trả cho chủ sở h u136. Trong thời

134 Xem Điều 42 Nghị định 05/2010/NĐ-CP và Điều 82 Luật Phá sản 2004.

135 Xem Điều 20 Nghị định 05/2010/NĐ-CP.

136 Xem Điều 24 Nghị định 05/2010/NĐ-CP, Điều 40 Luật Phá sản 2004.

hạn ba mươi ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý, chủ sở h u tài sản phải xuất trình giấy tờ chứng minh quyền sở h u, hợp đồng cho thuê hoặc cho mượn, hợp đồng gửi gi , ủy thác, quản lý tài sản, tiền gửi trên tài khoản thanh toán với Tổ trưởng Tổ QL, TLTS để nhận lại tài sản của mình. Trường hợp TCTD bị áp dụng thủ tục thanh lý đã trả trước tiền thuê nhưng chưa hết thời hạn thuê thì chủ sở h u chỉ được nhận lại tài sản sau khi đã thanh toán lại số tiền thuê còn thừa do chưa hết thời hạn để Tổ QL, TLTS nhập vào khối tài sản của TCTD đó. Trường hợp tài sản thuộc quyền đòi lại đã bị TCTD chuyển nhượng cho người khác hoặc trong trường hợp các tài sản kể trên không còn đủ để trả lại thì chủ sở h u có quyền yêu cầu bồi thường đối với phần còn thiếu đó như khoản nợ có bảo đảm.

Trong quá trình giải quyết phá sản, TCTD có thể có nh ng khoản nợ chưa đến hạn hoặc nh ng khoản nợ đã được đảm bảo bằng tài sản cầm cố, thế chấp. Việc xử lý các khoản nợ này được thực hiện theo quy định của Luật Phá sản 2004137. Theo đó, trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với TCTD thì các khoản nợ chưa đến hạn vào thời điểm mở thủ tục thanh lý được xử lý như các khoản nợ đến hạn, nhưng không được tính lãi đối với thời gian chưa đến hạn. Các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố được xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được ưu tiên thanh toán bằng tài sản đó; nếu giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của TCTD; nếu giá trị của tài sản thế chấp hoặc cầm cố lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản còn lại của TCTD.

Sau khi thực hiện việc hoàn trả tài sản, thanh toán các khoản nợ có bảo đảm, Tổ QL, TLTS có trách nhiệm thanh lý và phân chia các tài sản còn lại của TCTD theo thứ tự luật định138. Cụ thể như sau:

- Phí phá sản;

- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

- Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng;

137 Xem Điều 19 Nghị định 05/2010/NĐ-CP.

138 Xem khoản 1 Điều 21 Nghị định số 05/2010/NĐ-CP, Điều 37 Luật Phá sản 2004.

- Trường hợp giá trị tài sản của TCTD sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định kể trên mà vẫn còn thì phần còn lại này sẽ thuộc về thành viên (nếu TCTD được tổ chức dưới hình thức Công ty TNHH), cổ đông (nếu TCTD được tổ chức dưới hình thức Công ty cổ phần), xã viên (nếu TCTD được tổ chức dưới hình thức hợp tác xã).

Trong trường hợp TCTD không còn tài sản để thực hiện phương án phân chia hoặc phương án phân chia tài sản của TCTD đã được thực hiện xong, Thẩm phán phụ trách vụ phá sản ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản của TCTD, đồng thời ra quyết định tuyên bố phá sản TCTD139.

Quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán tài sản theo quy định tại Luật Phá sản 2004 được xem là hợp lý hơn so với quy định tại Luật Phá sản doanh nghiệp 1993, khi đưa thứ tự ưu tiên thanh toán đối với khoản nợ thuế sau các khoản nợ của các chủ nợ trong danh sách chủ nợ140. Tuy nhiên, thứ tự ưu tiên thanh toán này vẫn chưa thực sự khuyến khích các chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản141. Bởi, giải quyết nợ theo thủ tục phá sản là việc giải quyết nợ một cách tập thể, trong khi, tài sản của DN, HTX mắc nợ thường không đáng kể, mà chủ nợ lại nhiều, việc thanh toán nợ được thực hiện theo thứ tự ưu tiên, nên chủ nợ ít có khả năng được thanh toán đầy đủ khoản nợ của mình. Chính vì vậy, pháp luật phá sản ra đời tạo cho chủ nợ một phương thức đòi nợ mới, song, trên thực tế, không phải chủ nợ nào cũng sử dụng quyền nộp đơn đến Toà án yêu cầu mở thủ tục phá sản để đòi nợ. Hạn chế này đương nhiên cũng ảnh hưởng đến quyết định nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản TCTD của các chủ nợ.

Thêm vào đó, đối với DN, HTX thông thường, số lượng chủ nợ có thể không nhiều, nhưng số lượng người lao động có thể lên đến hàng ngàn người, để tránh sự bất ổn về mặt kinh tế, xã hội, yêu cầu phải đảm bảo quyền lợi của nh ng người lao động đương nhiên phải được đặt lên trước các chủ nợ. Tuy nhiên, đối với một TCTD, cho d là có quy mô rất lớn, số lượng người lao động cũng không thể nhiều hơn số lượng người gửi tiền. Hơn thế n a, đối với nhóm đối tượng này, lợi nhuận (lãi suất) thu được từ việc gửi tiền là rất nhỏ so với số vốn họ đã bỏ ra, trong khi đó, tiền gửi có thể chiếm phần lớn tài sản tiết kiệm của họ. Chính vì vậy, để tránh tâm lý hoang mang, mất niềm tin của người gửi tiền, ngăn ngừa khủng hoảng ngân hàng mang tính hệ thống đe doạ sự ổn định của nền kinh tế quốc gia, trong thứ tự thanh toán nợ khi giải quyết phá sản TCTD, cần dành ưu tiên trước hết cho việc thanh toán tiền gửi cho người gửi tiền.

139 Xem Điều 43, 44 Nghị định 05/2010/NĐ-CP.

140 Dương Đăng Huệ (2005), Pháp luật phá sản của Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr.220.

141 Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế Bộ Tư Pháp (2008), tlđd (102), tr.60-61.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về phá sản đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)