Chương 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
2.2.2. Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng
Một TCTD sẽ không thể là đối tượng của quá trình giải quyết phá sản nếu không có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của một trong số các chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn. Theo quy định tại Nghị định 05/2010/NĐ-CP, quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với TCTD là quyền của các chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần; người lao động; chủ sở h u TCTD nhà nước; cổ đông của TCTD cổ phần và là nghĩa vụ của đại diện hợp pháp của TCTD100. Quy định này, về cơ bản là giống như quy định trong Luật Phá sản 2004, tuy nhiên,
97 Viên Thế Giang (2005), tlđd (92), tr. 36 - 40.
98 Về vấn đề này, xem lại nội dung được tác giả trình bày tại trang 29, 30 của Luận văn.
99 Thông thường, tại các quốc gia mà việc giải quyết phá sản TCTD được thực hiện bởi Toà án, pháp luật quy định quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản TCTD là quyền của các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng, chủ sở h u, ban lãnh đạo và các chủ nợ của TCTD. Quy định này nhằm bảo vệ nh ng người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong TCTD và tạo điều kiện cho các bên liên quan có quyền bắt đầu thủ tục phá sản đối với TCTD trong trường hợp cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng miễn cư ng không bắt đầu thủ tục phá sản đối với TCTD mà không có lí do chính đáng (Theo International Monetary Fund and the World Bank (2009), tlđd (59), tr 20).
100 Xem Điều 8 Nghị định 05/2010/NĐ-CP.
chính vì bản thân các quy định về chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Luật Phá sản 2004 đã chứa đựng không ít bất cập, nên nếu được áp dụng đối với TCTD, bất cập này không mất đi mà càng được thể hiện rõ nét hơn.
Thứ nhất, quy định về chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản TCTD đã “bỏ quên” quyền của thành viên TCTD là công ty trách nhiệm hữu hạn và xã viên của TCTD là hợp tác xã. Theo quy định tại Điều 6 Luật các TCTD 2010, hình thức tổ chức của TCTD ở nước ta gồm có: công ty cổ phần (NHTM, TCTD phi ngân hàng), công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở h u 100% vốn điều lệ (NHTM Nhà nước), công ty TNHH (TCTD phi ngân hàng trong nước, TCTD liên doanh, TCTD 100% vốn nước ngoài, tổ chức tài chính vi mô), hợp tác xã (ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân). Tuy nhiên, quy định tại Điều 8 Nghị định 05/2010/NĐ-CP đã không đề cập đến quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản của thành viên TCTD là công ty TNHH và xã viên của TCTD là hợp tác xã. Quy định trên một mặt có thể gây ảnh hưởng tới quyền lợi của thành viên, xã viên của các loại hình tổ chức TCTD kể trên trong trường hợp họ thực sự có mong muốn tiến hành thủ tục phá sản đối với TCTD của mình, nhưng mặt khác, nó có thể tạo ra “lối thoát” cho các đối tượng này, nếu họ cố tình không muốn khởi động quá trình tố tụng phá sản đối với TCTD mà mình là thành viên hay xã viên, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng có liên quan khác.
Thứ hai, quy định về quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản của người lao động trong TCTD. Tiêu đề của Điều 14 Luật Phá sản 2004 là “Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động”, song trong nội dung của điều luật này lại quy định người lao động cử người đại diện hoặc thông qua đại diện công đoàn để nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản DN, HTX. Chúng ta đều biết, tổ chức công đoàn được lập ra là để đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong các DN, HTX. Tuy nhiên, một trong nh ng hạn chế của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp là tính độc lập không cao, bởi cán bộ công đoàn cũng là người làm thuê, ăn lương của chủ sử dụng lao động. Vì không muốn chống lại chủ sử dụng lao động, cán bộ công đoàn không thể đứng ra bảo vệ tới c ng quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, đại diện cho người lao động nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DN, HTX. Để bảo vệ quyền lợi của mình, người lao động (hầu như) chỉ còn cách là cử ra đại diện hợp pháp cho mình. Song, ngay cả trong trường hợp này, quyền lợi của người lao động cũng khó được bảo đảm bởi thủ tục cử đại diện người lao động quy định trong Luật Phá sản 2004 rất phức tạp, nên
đã vô hình chung hạn chế và gần như vô hiệu hóa quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản DN, HTX của người lao động101.
Một cách vô tình hay h u ý, điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 05/2010/NĐ- CP quy định quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản TCTD thuộc về “người lao động làm việc trong TCTD”. Nếu coi đây là quy định chưa đầy đủ, cần dẫn chiếu Luật Phá sản 2004, thì quy định về cử đại diện người lao động nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với các TCTD lại càng khó áp dụng hơn. Bởi mạng lưới hoạt động của một TCTD thông thường rất rộng lớn và số lượng người lao động của TCTD thường khá đông, để có thể cử ra được đại diện người lao động của TCTD là một điều hoàn toàn không dễ dàng. Còn nếu cho rằng đây là một ngoại lệ được áp dụng đối với TCTD thì quy định này cũng chứa đựng sự bất cập của nó. Bởi, chúng ta đều biết, quy mô của TCTD thường lớn, số lượng người lao động đông và mức thu nhập không đồng đều nhau. Với quy định trên, quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với TCTD của người lao động có mức lương 5 - 6 triệu đồng/ tháng cũng giống như một cán bộ cao cấp của TCTD có mức lương tới hàng chục triệu đồng, thậm chí là hàng trăm triệu đồng/ tháng. Bên cạnh đó, việc Luật Phá sản 2004 không quy định rõ số lương bị nợ, thời gian nợ lương là bao lâu sẽ phát sinh quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động, có thể dẫn tới việc người lao động lợi dụng quyền nộp đơn gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của TCTD.
Thứ ba, quy định về nhiệm vụ thông báo việc “nhận thấy tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản” của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan có liên quan. Nội dung của quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 05/2010/NĐ-CP là sự cụ thể hóa quy định tại Điều 20 Luật Phá sản 2004. Theo đó, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, một số cơ quan nhà nước như: Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan thanh tra, cơ quan quản lý vốn, tổ chức kiểm toán,... nếu nhận thấy dấu hiệu về tình trạng mất khả năng thanh toán của DN, HTX, có nhiệm vụ phải thông báo với các chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn, để các chủ thể này tiến hành nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Tuy nhiên, quy định các chủ thể trên không có quyền được nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản DN, HTX đã “làm giảm áp lực từ phía cơ quan Nhà nước lên doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp thua lỗ kéo dài nhưng vẫn ung dung tồn tại nếu chủ doanh nghiệp hoặc chủ nợ không nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản”102. Đối với các TCTD, ngoài các cơ quan có thẩm quyền kể trên, Ngân hàng Nhà nước với vai trò là cơ quan quản lý, giám sát
101 Theo quy định thoản 1 Điều 14 Luật Phá sản 2004, đại diện người lao động được cử hợp pháp khi được quá nửa số người lao động trong DN, HTX tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy ch ký; đối với DN, HTX quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc thì đại diện người lao động được cử hợp pháp khi được quá nửa số người được cử làm đại diện từ các đơn vị trực thuộc tán thành.
102 Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư Pháp (2008), Thực trạng pháp luật về phá sản và việc hoàn thiện môi trường pháp luật kinh doanh tại Việt Nam, tr.32.
hoạt động ngân hàng, có thẩm quyền thực hiện việc giám sát tất cả mọi diễn biến tình hình tài chính của TCTD, chịu trách nhiệm về việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, tiến hành các biện pháp phục hồi khi TCTD lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi với vai trò hỗ trợ tài chính, chi trả tiền gửi tiền cho người gửi tiền khi TCTD lâm vào tình trạng phá sản cũng không có quyền yêu cầu nộp đơn mở thủ tục phá sản là một điều bất hợp lý. Yêu cầu hoàn thiện quy định pháp luật về phá sản TCTD, không thể không cân nhắc đến quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản TCTD của các chủ thể này.
2.2.2.2. Thụ lý đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng
Theo quy định của Luật Phá sản 2004, sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung tài liệu, Tòa án yêu cầu người nộp đơn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án103. Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kể từ ngày người nộp đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng phí phá sản. Trường hợp người nộp đơn không phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản thì ngày thụ lý đơn là ngày Toà án nhận được đơn. Trong trường hợp xét thấy có một trong các căn cứ quy định tại Điều 24 Luật Phá sản 2004, Tòa án ra quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho người đã nộp đơn104. Nếu không đồng ý với quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của Toà án về việc trả lại đơn, người làm đơn có quyền khiếu nại với Chánh án Toà án đó,...105.
Các quy định về thụ lý và trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản DN, HTX nêu trên, cũng được áp dụng đối với việc thụ lý và trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản TCTD. Tuy nhiên, khác với các doanh nghiệp thông thường, căn cứ trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với TCTD theo quy định của Nghị định 05/2010/NĐ-CP còn bổ sung thêm trường hợp: TCTD đang được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt trong tình trạng KSĐB hoặc có quyết định áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán đang còn hiệu lực106.
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Toà án phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản107. Đối với các
103 Khoản 1 Điều 22 Luật Phá sản 2004.
104 Căn cứ trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá bao gồm: Người nộp đơn không nộp tiền tạm ứng phí phá sản trong thời hạn do Toà án ấn định; Người nộp đơn không có quyền nộp đơn; Có Toà án khác đã mở thủ tục phá sản đối với DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản; Có căn cứ rõ ràng cho thấy việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do không khách quan gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của DN, HTX hoặc có sự gian dối trong việc yêu cầu mở thủ tục phá sản; DN, HTX chứng minh được mình không lâm vào tình trạng phá sản.
105 Xem khoản 2 Điều 13 Nghị định 05/2010/NĐ-CP, Điều 25 Luật Phá sản 2004.
106 Xem điểm đ khoản 1 Điều 13 Nghị định 05/2010/NĐ-CP.
107 Xem khoản 1 Điều 28 Luật Phá sản 2004.
DN, HTX thông thường, Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản khi có các căn cứ chứng minh DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản108. Tuy nhiên, tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu không phải là căn cứ duy nhất để Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với TCTD. Theo quy định tại Nghị định 05/2010/NĐ-CP, quyết định mở thủ tục phá sản đối với TCTD chỉ được đưa ra khi có đủ hai điều kiện: sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của TCTD hoặc văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt và TCTD vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn109. Nếu thiếu đi quyết định kể trên của Ngân hàng Nhà nước thì không thể chuyển TCTD vào một giai đoạn mới – giai đoạn áp dụng thủ tục phá sản TCTD110.
Quyết định mở thủ tục phá sản đối với TCTD đặt ra một thủ tục tư pháp đặc biệt và kéo theo một số hệ quả pháp lý nhất định. Đồng thời, với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản TCTD, Thẩm phán ra quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản để làm nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản của TCTD lâm vào tình trạng phá sản. Quyết định mở thủ tục phá sản là cơ sở cho quá trình đòi nợ tập thể được bắt đầu. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày cuối c ng đăng báo về quyết định mở thủ tục phá sản, các chủ nợ của TCTD phải gửi giấy đòi nợ cho Toà án (trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan). Kèm theo giấy đòi nợ là các tài liệu chứng minh về khoản nợ đó. Hết thời hạn này, nếu các chủ nợ không gửi giấy đòi nợ đến Toà án thì được coi là từ bỏ quyền đòi nợ111. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ, Tổ quản lý, thanh lý tài sản phải lập xong danh sách chủ nợ, danh sách nh ng người mắc nợ của TCTD và số nợ trong từng trường hợp cụ thể112,...
Mọi hoạt động kinh doanh của TCTD sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản được tiến hành dưới sự giám sát, kiểm tra của Thẩm phán và Tổ quản lý, thanh lý tài sản113. Trong trường hợp, xét thấy người quản lý của TCTD không có khả năng điều hành hoặc nếu tiếp tục điều hành hoạt động kinh doanh sẽ không có lợi cho việc bảo toàn tài sản của TCTD thì theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán ra quyết định cử người quản lý đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Ngân
108 Xem khoản 2 Điều 28 Luật Phá sản 2004.
109 Xem Điều 15 Nghị định 05/2010/NĐ-CP.
110 Viên Thế Giang (2005), tlđd (92), tr. 36 – 40.
111 Theo quy định của Luật Phá sản 2004, sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, mọi hoạt động của DN, HTX vẫn tiếp tục hoạt động bình thường và trong trường hợp DN, HTX được áp dụng thủ tục phục hồi thì DN, HTX đó vẫn có thể có thêm các chủ nợ mới. Quyền đòi nợ, thứ tự ưu tiên thanh toán nợ của các chủ nợ mới sẽ được bảo vệ như thế nào là vấn đề mà Luật Phá sản 2004 chưa giải quyết được.
112 Xem Điều 32 Nghị định 05/2010/NĐ-CP, các Điều 51, 52, 53 Luật Phá sản 2004.
113 Xem khoản 1 Điều 17 Nghị định 05/2010/NĐ-CP.
hàng Nhà nước để điều hành hoạt động kinh doanh của TCTD114. Tuy nhiên, không phải mọi TCTD đều được tiếp tục tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi đã có quyết định mở thủ tục phá sản. Theo quy định, chỉ nh ng TCTD lâm vào tình trạng phá sản mà Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản về việc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán thì hoạt động kinh doanh mới tiếp tục được duy trì.
Còn đối với các TCTD mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản chấm dứt KSĐB hoặc văn bản về việc chấm dứt áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán thì sẽ không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào115.
Sở dĩ, pháp luật Việt Nam quy định không cho tiếp tục tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các TCTD mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản chấm dứt KSĐB hoặc văn bản về việc chấm dứt áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán là bởi đối với nh ng TCTD này mặc d đã nhận được sự can thiệp, hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước nhưng vẫn không thể phục hồi thì khả năng tồn tại là không còn n a. Đối với các TCTD mà Ngân hàng Nhà nước có văn bản về việc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán, trước khi có quyết định mở thủ tục phá sản, TCTD có thể chưa nhận được sự hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước, các TCTD khác hay các chủ nợ, đối tác để tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm phục hồi khả năng tài chính của mình. Do vậy, quy định cho áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh đối với các TCTD này tạo cho TCTD cơ hội huy động các nguồn lực khác nhau tham gia vào quá trình khôi phục khả năng thanh toán.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 34/2011/TT-NHNN về trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép và thanh lý tài sản của TCTD, trong trường hợp TCTD phá sản, Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép ngay sau khi có văn bản chấm dứt KSĐB hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà TCTD vẫn lâm vào tình trạng phá sản.
Đương nhiên, khi bị thu hồi Giấy phép, TCTD phải chấm dứt ngay các hoạt động kinh doanh kể từ ngày Quyết định thu hồi Giấy phép của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực thi hành116. Như vậy, với quy định kể trên của Thông tư số 34/2011/TT- NHNN, không chỉ các TCTD đã được Ngân hàng Nhà nước ra văn bản về việc chấm dứt KSĐB hoặc văn bản chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán, mà ngay cả các TCTD đã được Ngân hàng Nhà nước ra văn bản về việc không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán đều không thể tiến hành các hoạt động kinh doanh sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản. Quy định này rõ ràng là có mâu thuẫn với quy định tại Nghị định 05/2010/NĐ-CP.
114 Xem khoản 2 Điều 17 Nghị định 05/2010/NĐ-CP.
115 Xem Điều 17 Nghị định 05/2010/NĐ-CP.
116 Xem khoản 3 Điều 28 Luật các TCTD 2010.