Chương 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
2.2.5. Tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản của tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản
Việc xác định phạm vi khối tài sản của TCTD lâm vào tình trạng phá sản có ý nghĩa quan trọng, bởi một mặt nó giúp các chủ nợ xem xét khả năng thanh toán nợ
126 Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 67/20067/NĐ-CP, trong trường hợp doanh nghiệp đặc biệt đã được nhà nước áp dụng biện pháp cần thiết để phục hồi khả năng thanh toán và hoạt động kinh doanh mà vẫn không phục hồi được và không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, nhưng có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên đề nghị tổ chức Hội nghị chủ nợ thì Thẩm phán vẫn ra quyết định mở thủ tục phá sản và thực hiện các trình tự, thủ tục phá sản theo quy định của Luật Phá sản. Thủ tục thanh lý tài sản chỉ được tiến hành ngay sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản nếu không có đủ quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên đề nghị tổ chức Hội nghị chủ nợ. Đây là một quy định phù hợp bởi nó cho phép chủ nợ được quyền tự quyết đối với việc có hay triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét việc áp dụng thủ tục phục hồi đối với các doanh nghiệp đặc biệt đã được nhà nước áp dụng biện pháp cần thiết để phục hồi khả năng thanh toán và hoạt động kinh doanh mà vẫn không phục hồi được và không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn hay không. Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh của Nghị định này lại không bao gồm việc giải quyết phá sản đối với các TCTD.
127 Theo quy định tại Điều 65 Luật Phá sản 2004, HNCN được Thẩm phán triệu tập và chỉ được xem là hợp lệ khi có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên tham gia và phải có sự tham gia của nh ng người có nghĩa vụ tham gia HNCN.
của TCTD để thông qua hay không thông qua nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về việc cho TCTD được xây dựng phương án phục hồi, mặt khác, nó còn có ý nghĩa trong việc xác định nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể tham gia quản lý khối tài sản nhằm chống lại sự thất thoát tài sản, từ đó xác định giá trị tài sản còn lại để phân chia cho các chủ nợ theo thứ tự luật định. Để xác định được giá trị tài sản còn lại của TCTD lâm vào tình trạng phá sản, cần phải xác định được giá trị toàn bộ số tài sản thuộc quyền sở h u của TCTD (tài sản có) và giá trị toàn bộ các khoản nợ mà TCTD lâm vào tình trạng phá sản có nghĩa vụ phải thực hiện (tài sản nợ) tại thời điểm Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Theo quy định tại Nghị định 05/2010/NĐ-CP, việc xác định tài sản của TCTD lâm vào tình trạng phá sản thực hiện theo quy định tại Điều 49 Luật Phá sản 2004.
Theo đó, cũng như các DN, HTX thông thường, tài sản của TCTD lâm vào tình trạng phá sản được xác định theo phương pháp liệt kê, bao gồm: Tài sản và quyền về tài sản mà TCTD có tại thời điểm Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
Các khoản lợi nhuận, các tài sản và các quyền về tài sản mà TCTD sẽ có do việc thực hiện các giao dịch được xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; Tài sản là vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của TCTD. Trường hợp thanh toán tài sản là vật bảo đảm được trả cho các chủ nợ có bảo đảm, nếu giá trị của vật bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm phải thanh toán thì phần vượt quá đó là tài sản của TCTD; Giá trị quyền sử dụng đất của TCTD được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai”128. Quy định về tài sản của DN, HTX nói chung và TCTD nói riêng, theo cách liệt kê như trên có thể dẫn đến việc bỏ qua một số tài sản của TCTD như tài sản thu được từ các giao dịch vô hiệu, giao dịch không công bằng gi a TCTD với các chủ nợ hoặc tài sản mà TCTD có được sau ngày mở thủ tục phá sản (trong trường hợp TCTD được áp dụng thủ tục phục hồi),…
Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, TCTD phải tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản theo bảng kê chi tiết đã nộp cho Tòa án và xác định giá trị tài sản đó (thời hạn kiểm kê tài sản có thể gia hạn hai lần, mỗi lần không quá ba mươi ngày). Bảng kiểm kê tài sản của TCTD phải xác định được tài sản của TCTD, tài sản được khách hàng gửi TCTD gi hộ, ủy thác tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng. Nếu xét thấy việc kiểm kê, xác định giá trị tài sản của TCTD là không chính xác, Tổ QL, TLTS tiến hành kiểm kê, xác định lại giá trị một phần hoặc toàn bộ tài sản của TCTD. Trong trường hợp này giá trị tài sản của TCTD được xác định theo giá thị trường tại thời điểm kiểm kê129.
128 Xem khoản 1 Điều 30 Nghị định 05/2010/NĐ-CP, Điều 49 Luật Phá sản 2004.
129 Xem Điều 50 Luật Phá sản 2004 và Điều 31 Nghị định 05/2010/NĐ-CP.
Việc xác định các khoản nợ của TCTD được tiến hành như các DN, HTX thông thường130. Nh ng khoản nợ có bảo đảm được bảo đảm thanh toán bằng chính nh ng tài sản bảo đảm như cầm cố, thế chấp theo phương thức do các bên thoả thuận và theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp thông thường, số chủ nợ và con nợ của doanh nghiệp thường ít, việc xác định tài sản của doanh nghiệp đã là không dễ dàng. Sự phức tạp tăng lên khi xác định tài sản của một TCTD, bởi tài sản của TCTD nằm phân tán rất nhiều nơi, số lượng chủ nợ và con nợ của TCTD thường rất lớn. Thêm vào đó, các khoản nợ của TCTD cũng rất đa dạng: đó có thể chỉ là khoản nợ trị giá vài trăm nghìn đồng, nhưng cũng có thể là khoản nợ trị giá hàng tỷ đồng, có thể là các khoản nợ có bảo đảm hoặc không có bảo đảm, là khoản nợ đã đến hạn hoặc chưa đến hạn thanh toán,... Việc xác định giá giá trị khoản vay, giá trị tài sản bảo đảm cho khoản vay, việc cấn trừ nghĩa vụ trong trường hợp TCTD vừa là người đi vay, vừa là người cho vay đối với một tổ chức, cá nhân,... là nh ng công việc không đơn giản. Yêu cầu đặt ra đối với thành viên Tổ QL, TLTS là hết sức nặng nề, nếu không có khả năng chuyên môn trong lĩnh vực kế toán, ngân hàng thì họ khó có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Bên cạnh việc xác định được tài sản của TCTD lâm vào tình trạng phá sản, yêu cầu phải bảo toàn khối tài sản đó để bảo vệ quyền lợi của chủ nợ và các đối tượng có liên quan trong thủ tục phá sản cũng được đặt ra. Các biện pháp bảo toàn tài sản của TCTD được quy định trong Chương IV Nghị định 05/2010/NĐ-CP, hầu hết đều dẫn chiếu tới các quy định tại Luật Phá sản 2004. Trong đó, đáng chú ý là các quy định về quyền yêu cầu tuyên bố vô hiệu đối với một số giao dịch mà TCTD thực hiện với mục đích cất giấu, tẩu tán tài sản, gây thiệt hại cho các chủ nợ không có bảo đảm; quy định về việc đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc chưa được thực hiện nếu xét thấy việc đình chỉ sẽ có lợi hơn cho TCTD; quy định về các nguyên tắc thực hiện việc b trừ nghĩa vụ đối với nh ng giao dịch được TCTD và chủ nợ xác lập trước khi có quyết định mở thủ tục phá sản; quy định về việc đăng ký giao dịch bảo đảm của TCTD lâm vào tình trạng phá sản; việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời,...
Về cơ bản, quy định về các biện pháp bảo toàn tài sản của TCTD lâm vào tình trạng phá sản trong Nghị định 05/2010/NĐ-CP là sự dẫn chiếu các quy định của Luật Phá sản 2004. Thiết nghĩ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ, tránh tình trạng tẩu tán làm thất thoát tài sản của TCTD lâm vào tình trạng phá sản, quy định về nh ng biện pháp bảo toàn tài sản kể trên là hợp lý và cần thiết.
130 Xem Điều 18, 19 Nghị định 05/2010/NĐ-CP.