CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHĨA VỤ HẠN CHẾ THIỆT HẠI
1.4. Vi phạm nghĩa vụ và hậu quả pháp lý của việc vi phạm nghĩa vụ hạn chế thiệt hại
1.4.1. Vi phạm nghĩa vụ hạn chế thiệt hại
- Chậm thực hiện nghĩa vụ hạn chế thiệt hại: là tình trạng chủ thể có khả năng hạn chế thiệt hại nhưng chưa thực hiện hoặc chỉ thực hiện một phần nghĩa vụ
53Đỗ Thành Công (2010), Tlđd 10, tr.23 - 24.
44
trong hoàn cảnh, thời gian và khả năng có thể hạn chế được. Khi nghĩa vụ hạn chế thiệt hại chậm được thực hiện thì người có quyền có thể yêu cầu người có nghĩa vụ hạn chế thiệt hại phải thực hiện. Nếu người này chậm thực hiện mà gây ra thiệt hại thì phải gánh chịu trách nhiệm đối với phần thiệt hại lý ra có thể hạn chế được.
Ví dụ như trong biện pháp thế chấp tài sản mà tài sản đang có nguy cơ hư hỏng đe dọa đến tính năng sử dụng, hiệu quả…của tài sản thì người đang nắm giữ, sử dụng tài sản phải tạm ngưng hoặc đình chỉ việc khai thác công năng của tài sản.
Nếu người đang nắm giữ tài sản mà không ngưng việc khai thác, sử dụng tài sản hoặc tạm ngưng khai thác nhưng chưa đủ để đảm bảo an toàn cho tài sản, hậu quả làm cho tài sản bị hủy hoại nặng nề thì người này phải BTTH.
Nếu việc thực hiện nghĩa vụ hạn chế thiệt hại không còn cần thiết do thiệt hại đã xảy ra hoặc đã có chủ thể khác thực hiện, việc hạn chế thiệt hại không còn tác dụng thì người có nghĩa vụ hạn chế không phải thực hiện tiếp mà gánh chịu những hậu quả do việc chậm thực hiện nghĩa vụ hạn chế thiệt hại của mình gây ra.
- Không thực hiện nghĩa vụ hạn chế thiệt hại: là tình trạng chủ thể có khả năng hạn chế thiệt hại nhưng đã không làm, để mặc cho thiệt hại xảy ra gây hậu quả nặng nề, nghiêm trọng hơn thiệt hại ban đầu nếu họ thực hiện nghĩa vụ hạn chế.
Ví dụ: Một người mua bảo hiểm chống cháy cho nhà kho, nếu xảy ra hỏa hoạn thì Công ty bảo hiểm BTTH. Khi hỏa hoạn mới xảy ra đáng lẽ người này dùng mọi biện pháp có thể để dập tắt đám cháy thì thiệt hại xảy ra nhỏ hơn. Tuy nhiên, người này khoanh tay đứng nhìn, không gọi cứu hỏa cũng không làm gì dập tắt đám cháy nên hậu quả là nhà kho bi cháy rụi toàn bộ, gây tổn thất hết sức nặng nề.
Khi xem xét việc vi phạm cũng tính đến yêu tố lỗi và có thiệt hại xảy ra. Yếu tố lỗi là điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường trong nghĩa vụ hạn chế thiệt hại, đóng vai trò trong việc ấn định mức bồi thường, xác định chủ thể chịu trách nhiệm riêng rẽ hay liên đới. Hơn nữa, nếu một người có nghĩa vụ hạn chế thiệt hại nhưng họ không thực hiện, việc không thực hiện nghĩa vụ này cũng không phương hại tới ai, thiệt hại cũng không phát sinh hoặc tuy có xảy ra nhưng nhỏ hơn những chi phí cần thiết cho việc hạn chế, hay nhỏ hơn mức thiệt hại ban đầu thì cũng không đặt ra vấn đề bồi thường. Trong nghĩa vụ hạn chế thiệt hại thì thiệt hại do hành vi vi phạm không đặt ra xem xét mà chúng ta xem xét tới thiệt hại do hành vi không thực hiện việc hạn chế thiệt hại gây ra nhưng đôi khi việc xác định và phân biệt rạch ròi thiệt hại nào là thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra và thiệt hại nào là thiệt hại do hành vi không hạn chế thiệt hại gây ra là rất khó khăn vì có những thiệt
45
hại đã bị trộn lẫn, hỗn hợp không còn như hiện trạng ban đầu. Vì vậy, thiệt hại phải xem xét một cách khách quan mới xác định thiệt hại được một cách chính xác.
1.4.2. Hậu quả pháp lý của việc vi phạm nghĩa vụ hạn chế thiệt hại
Chủ thể thực hiện hạn chế thiệt hại là vì trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm xã hội còn bên kia là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại nên bên kia có lỗi, sự không hạn chế là họ có lỗi nhưng thiệt hại không phải họ gây ra mà do người khác gây ra nên giữa người vi phạm với người không hạn chế thiệt hại đều phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình. Trong từng tình huống thì mức độ chịu trách nhiệm cũng khác nhau, chứ không phải cứ không hạn chế là không được bồi thường mà phải xem xét bên vi phạm và bên không hạn chế phải chịu thiệt hại bao nhiêu.
- Giảm mức bồi thường: Mức giảm ở đây tương ứng với mức thiệt hại đáng lẽ không xảy ra nếu áp dụng biện pháp ngăn chặn, hạn chế thiệt hại. Quy định này nhằm nâng cao chất lượng trong việc hợp tác hạn chế thiệt hại. Khi xem xét việc giảm BTTH cho các bên, nhất thiết phải đánh giá biện pháp hạn chế mà các bên áp dụng có phù hợp với khả năng cho phép hay không. Nếu phù hợp mà vẫn không ngăn chặn, hạn chế được thiệt hại thì bên vi phạm phải có trách nhiệm bồi thường.
Tại khoản 2 Điều 448 BLDS năm 2005 về BTTH trong thời hạn bảo hành đối với hợp đồng mua bán tài sản thì: “Bên bán được giảm mức BTTH nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại”. Trong thực tế xét xử, các bên sẽ phải gánh chịu trách nhiệm tương đương với phần lỗi của mình54 có thể giảm 10%, 20%, 30%, 40%, …theo nguyên tắc lỗi tới đâu thì bồi thường tới đó.
Điều 77 của Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng quy định: “…bên vi phạm có thể yêu cầu giảm mức bồi thường một khoản bằng với phần thiệt hại lẽ ra đã hạn chế được”.55. Như vậy, việc người bị thiệt hại có lỗi trong việc không hạn chế thiệt hại thì người gây ra thiệt hại có quyền giảm mức bồi thường bằng với mức thiệt hại đáng ra có thể hạn chế được là phù hợp.
- Không được bồi thường: Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại chưa được quy định trong BLDS nên vấn đề bồi thường cũng không đặt ra. Tại Điều 305 LTM năm 2005 quy định: “…bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị BTTH bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được”. Quy định này đảm bảo sự công
54 Bản án số 1090/2006/DS-PT ngày 30/10/2006 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chi Minh.
55 Đỗ Văn Đại (2010), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.773.
46
bằng giữa các bên khi tham gia giao dịch thương mại nhưng điều luật cũng chỉ quy định giảm bớt giá trị BTTH bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.
Điều 9.505 Bộ nguyên tắc châu Âu về luật hợp đồng cũng quy định: “Bên vi phạm nghĩa vụ không chịu trách nhiệm về những thiệt hại mà bên bị vi phạm phải gánh chịu nhưng lẽ ra đã có thể hạn chế được nếu bên bị vi phạm áp dụng những biện pháp hợp lý…”. Tại điều 119 Luật Hợp đồng Trung Quốc cũng đã quy định:
“… nếu không áp dụng biện pháp dẫn đến tổn thất lớn lên, thì không được yêu cầu bồi thường khoản tổn thất lớn lên đó. Bên vi phạm hợp đồng gánh chịu khoản chi phí hợp lý phải chi ra để tránh tổn thất lớn lên”. Như vậy, bên có nghĩa vụ không chịu trách nhiệm đối với thiệt hại mà bên có quyền lẽ ra có thể hạn chế được có nghĩa là bên có quyền không được bồi thường nếu đã không hạn chế thiệt hại.
- Bồi thường thiệt hại: Quan hệ BTTH là một trách nhiệm dân sự, một dạng cụ thể của trách nhiệm pháp lý nói chung. Vì vậy, khi việc BTTH được thực hiện dưới dạng một trách nhiệm dân sự, phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Trong đó, người có hành vi trái pháp luật phải gánh chịu một hậu quả bất lợi về tài sản. BTTH là hình thức chế tài được áp dụng nhằm khôi phục, bù đắp những lợi ích vật chất cho bên bị vi phạm. Với mục đích này BTTH chỉ được áp dụng khi có thiệt hại xảy ra.
Khi quy định việc hạn chế thiệt hại như là nghĩa vụ của chủ thể có khả năng hạn chế thiệt hại thì việc không hạn chế thiệt hại, dẫn đến thiệt hại phát sinh thì thiệt hại này người có nghĩa vụ phải gánh chịu trách nhiệm bồi thường.
Ví dụ: Trong đơn phương hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng mà không thông báo gây ra thiệt hại cho người có nghĩa vụ thì phải bồi thường. Hay trong cầm cố, thế chấp tài sản mà tài sản đang trong nguy cơ hư hỏng, mất giá trị, công dụng … của tài sản mà người đang nắm giữ tài sản không tạm ngưng việc khai thác hoặc đình chỉ việc khai thác làm cho tài sản thiệt hại thì phải BTTH gây ra. Như vậy, việc quy định hậu quả của việc vi phạm nghĩa vụ hạn chế thiệt hại thì phải bồi thường có ý nghĩa rất quan trọng bảo vệ quyền lợi của các bên một cách hợp lý nhất, tránh việc lợi dụng những sơ hở hay thái độ thờ ơ chỉ biết quyền lợi của mình mà không hạn chế thiệt hại cho người khác.
47
Kết luận chương 1
Tại chương 1 luận văn tác giả đi vào nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nghĩa vụ hạn chế thiệt hại theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trước tiên tác giả nghiên cứu sự phù hợp khi lựa chọn thuật ngữ “nghĩa vụ”
hay “trách nhiệm”. Đồng thời, nêu ra khái niệm “nghĩa vụ hạn chế thiệt hại”. Theo đó, nghĩa vụ hạn chế thiệt hại có những đặc điểm riêng dễ phân biệt với các loại nghĩa vụ khác như: Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại đặt ra khi đã có hành vi vi phạm xảy ra, việc không thực hiện đúng hợp đồng là do lỗi của phía có nghĩa vụ hoặc việc gây thiệt hại là do lỗi của người gây ra thiệt hại chứ không phải lỗi của người bị thiệt hại, nghĩa vụ hạn chế thiệt hại đặt ra khi người bị thiệt hại, người có quyền có khả năng hạn chế được thiệt hại…
Tiếp theo, tác giả phân tích những căn cứ để phát sinh nghĩa vụ hạn chế thiệt hại phát sinh từ hợp đồng, ngoài hợp đồng, trường hợp đặc biệt và các trường hợp miễn trách nhiệm.
Trên cơ sở nghiên cứu và tham khảo Luật thương mại, pháp luật các quốc gia cũng như các văn bản quốc tế hiện đại, trong chương 1 tác giả đã phân tích chủ thể có nghĩa vụ hạn chế thiệt hại và các yêu cầu pháp lý của việc thực hiện nghĩa vụ hạn chế thiệt hại, từ đó làm sáng tỏ sự cần thiết và trong từng trường hợp khác nhau thì việc hạn chế thiệt hại khác nhau nhưng phải đảm bảo tính hợp lý, công bằng.
Phần cuối của chương 1, tác giả phân tích hành vi vi phạm nghĩa vụ hạn chế thiệt hại và hậu quả pháp lý của sự vi phạm. Theo đó, bên vi phạm nghĩa vụ hạn chế thiệt hại, tùy theo từng trường hợp mà phải gánh chịu hậu quả là không được bồi thường thiệt hại, giảm mức bồi thương thiệt hại hoặc có thể phải bồi thường thiệt hại cho phía bên kia.
Tóm lại, những nền tảng tại chương 1 sẽ là tiền đề quan trọng để tác giả nghiên cứu các bất cập trong Bộ luật Dân sự năm 2005 liên quan đến nghĩa vụ hạn chế thiệt hại cũng như những bất cập trong thực tiễn áp dụng quy định hạn chế thiệt hại. Từ đó đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định này, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các bên, thúc đẩy quan hệ dân sự phát triển.
48