Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại trong hợp đồng

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 54 - 58)

Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại quan trọng tới mức không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên mà nó còn ảnh hưởng đến quyền, lợi ích kinh tế xã hội khác góp phần vào sự phát triển nền kinh tế. Có lẽ vì vậy mà tại Điều 305 LTM năm 2005 quy định: “Bên yêu cầu BTTH phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên yêu cầu BTTH không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị BTTH bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được”56. Đây là điểm tiến bộ của LTM đảm bảo sự công bằng giữa các bên khi tham gia giao dịch thương mại.

BLDS năm 2005 cũng đã có quy định về nghĩa vụ hạn chế thiệt hại như trong phần nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự, tại khoản 2 Điều 307 quy định:

“Trách nhiệm BTTH về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút”. Quy định như trên không thể ràng buộc bên bị vi phạm chủ động thực hiện những hành vi hạn chế thiệt hại sau khi hành vi vi phạm đã xảy ra và cũng chưa tạo ra cơ chế để buộc bên bị vi phạm phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại lẽ ra đã có thể phòng tránh được nếu bên vi phạm không hạn chế thiệt hại. Bỡi lẽ, khoản 2 Điều 307 chỉ quy định “nếu bên bị vi phạm đã bỏ ra chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại thì bên vi phạm phải chịu trách nhiệm bù đắp những chi phí này” mà không quy định bên bị vi phạm có nghĩa vụ hạn chế thiệt hại trong khả năng có thể, mà việc có thực hiện hành vi hạn chế thiệt hại hay không hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện, ý thức của người vi phạm, đây là quy định chưa chặt chẽ.

Tại chương hợp đồng dân sự thông dụng trong BLDS năm 2005, có hai điều luật quy định về nghĩa vụ hạn chế thiệt hại cụ thể, theo khoản 2 Điều 448 quy định:

56 Điều 232 LTM năm 1997 cũng quy định tương tự.

49

Bên bán không phải BTTH nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua. Bên bán được giảm mức BTTH nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại”. Tại khoản 1 Điều 575 cũng quy định: “Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên mua bảo hiểm hoặc bên được bảo hiểm phải báo ngay cho bên bảo hiểm và phải thực hiện mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại”. Các quy định nêu trên cũng chỉ có thể áp dụng trong hợp đồng cụ thể chưa có quy định điều chỉnh chung cho tất cả các hợp đồng dân sự. Như vậy, BLDS không xem hạn chế thiệt hại như một nghĩa vụ của bên bị vi phạm, cũng không quy định cụ thể liệu bên vi phạm có phải chịu trách nhiệm hay không về những thiệt hại mà bên bị vi phạm lẽ ra đã có thể phòng tránh được nếu áp dụng những biện pháp hợp lý.

Khi BLDS năm 2005 chưa có quy định nghĩa vụ hạn chế thiệt hại điều chỉnh chung cho tất cả các hợp đồng dân sự thì hậu quả là có thể áp dụng tương tự pháp luật, áp dụng nguyên tắc hoặc không có quy định thì không áp dụng.

Thứ nhất là áp dụng tương tự pháp luật: Là trường hợp vận dụng quy định của pháp luật được xác lập đối với một hoàn cảnh cụ thể cho một hoàn cảnh tương tự nhưng chưa có giải pháp rõ ràng. Theo quy định tại Điều 3 BLDS năm 2005 thì điều kiện để áp dụng tương tự pháp luật là pháp luật không có quy định và các bên không có thỏa thuận, không có tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong BLDS. Tuy nhiên, BLDS lại khá

“khiêm tốn” khi quy định nghĩa vụ hạn chế thiệt hại, chỉ có hai điều luật có liên quan tới nghĩa vụ hạn chế thiệt hại là khoản 2 Điều 448 và khoản 1 Điều 575 BLDS năm 2005 nên trong nhiều trường hợp không thể vận dụng kỹ thuật áp dụng quy định tương tự của pháp luật vì hoàn cảnh không tương tự nhau.

Vậy, có thể áp dụng LTM cho các quan hệ dân sự hay không? Ở đây về bản chất, đặc trưng và nội dung của thương mại khác xa với dân sự và Luật dân sự là luật chung, quy định về những nguyên tắc cơ bản, còn LTM là luật chuyên ngành, quy định về những vấn đề cụ thể được ban hành dựa trên nhưng nguyên tắc cơ bản của BLDS nên không thể áp dụng Điều 305 LTM để giải quyết khi vi phạm hợp đồng dân sự thông thường. Chỉ loại hợp đồng nào không được quy đinh trong LTM cũng như các luật chuyên ngành khác thì mới áp dụng BLDS để giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, là luật chung nên BLDS năm 2005 có phạm vi điều chỉnh rất rộng bao gồm quan hệ dân sự thuần tuý và quan hệ hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động; trong trường hợp luật chuyên ngành chưa có quy định cụ thể điều chỉnh vấn đề hạn chế thiệt hại thì BLDS chưa đưa ra được một quy tắc chung

50

để giải quyết vấn đề này. Một tác giả khác cũng đồng ý với quan điểm trên57. Như vậy, trong LTM đã có quy định về nghĩa vụ hạn chế thiệt hại nhưng không thể áp dụng trong các quan hệ dân sự. Quy định trên có trong các hợp đồng thương mại là điểm tiến bộ làm cho pháp luật Việt Nam gần gũi với pháp luật quốc tế. Luật dân sự là luật chung nên việc quy định nghĩa vụ hạn chế thiệt hại trong pháp luật dân sự là rất cần thiết, trong nhiều trường hợp cũng có thể áp dụng pháp luật dân sự để giải quyết liên quan đến hợp đồng thương mại.

Thứ hai là áp dụng nguyên tắc: Nếu không có các quy phạm tương tự, không xác định được các quy phạm cần áp dụng mà phải dùng những nguyên tắc chung của pháp luật để giải quyết thì việc áp dụng đó cũng là áp dụng tương tự pháp luật.

Trong khi BLDS chưa có quy định cụ thể về nghĩa vụ hạn chế thiệt hại, thực tiễn cũng đã thừa nhận nghĩa vụ hạn chế thiệt hại bằng cách sử dụng một số nguyên tắc quy định pháp luật về hợp đồng. Cụ thể, nghĩa vụ hạn chế thiệt hại xuất phát từ nguyên tắc thiện chí, trung thực là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam quy định “Trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào”58. Từ nguyên tắc này, có thể nói bên có quyền có khả năng hạn chế thiệt hại nhưng đã không làm là không thiện chí nên họ không có quyền yêu cầu bồi thường những thiệt hại đáng lẽ ra họ đã hạn chế được và ở đây bên có nghĩa vụ có thể viện dẫn để miễn giảm trách nhiệm của mình.

Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại còn xuất phát từ nguyên tắc “nhân - quả” trong BTTH. Theo đó, khi có khả năng hạn chế thiệt hại mà bên có quyền không thực hiện thì thiệt hại đáng lẽ được hạn chế không có mối quan hệ nhân - quả với việc không thực hiện đúng hợp đồng. Do đó, bên có quyền không được bồi thường và bên có nghĩa vụ có thể viện dẫn để giảm trách nhiệm bồi thường. Đây là một cách thức có thể vận dụng ở Việt Nam vì quan hệ nhân - quả là một trong những quy định của BTTH ở Việt Nam.

Thứ ba là không quy định thì không áp dụng: Như đã phân tích ở chương 1, nghĩa vụ hạn chế thiệt hại được xác lập dựa trên nhưng cơ sở kinh tế, pháp lý và đạo đức vững chắc. Trong nhiều trường hợp người có quyền có thể hạn chế được thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng. Bên có quyền không thể thụ động để thiệt hại phát sinh hay trầm trọng hơn, không phải khi có người phải

57 Đỗ Thành Công (2010), Tlđd 10, tr.27.

58 Điều 6 BLDS năm 2005.

51

chịu trách nhiệm về việc cháy nhà thì chủ nhà không có trách nhiệm dập tắt đám cháy. Nhìn từ góc độ kinh tế, việc không buộc bên có quyền phải hạn chế thiệt hại khi họ có thể hạn chế đồng nghĩa với việc buộc bên có nghĩa vụ phải gánh chịu mọi thiệt hại, một giải pháp quá lãng phí cho xã hội59. Trong nhiều trường hợp, hành vi hạn chế thiệt hại không những không trái ngược mà còn phù hợp với lợi ích của bên vi phạm. Bên cạnh đó, nghĩa vụ hạn chế thiệt hại là biện pháp nhằm bảo đảm bên bị vi phạm sẽ không dựa vào hoàn cảnh để trục lợi. Vì vậy, pháp luật không quy định thì không áp dụng là một thiệt thòi đối với bên yếu thế.

Thực ra, khi các quy định cụ thể không đủ để giải quyết một vấn đề cụ thể hoặc chưa được quy định trong luật thì chúng ta hoàn toàn có thể khai thác nguyên tắc chung hoặc áp dụng tương tự pháp luật. Tuy nhiên, nghĩa vụ hạn chế thiệt hại là một nghĩa vụ tích cực diễn ra trong nhiều tình huống khác nhau và mục đích là hạn chế thiệt hại phát sinh, đồng nghĩa với làm lợi cho các bên tham gia giao dịch. Vì vậy, việc quy định nghĩa vụ này để ràng buộc các bên một cách vững chắc là hoàn toàn hợp lý và cần thiết phải được quy định trong luật.

Có lẽ vì các yếu tố trên mà hiện nay rất nhiều hệ thống luật đã thừa nhận nghĩa vụ hạn chế thiệt hại trong lĩnh vực hợp đồng. Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại bắt nguồn từ hệ thống thông luật. Ở Anh và Mỹ, nghĩa vụ này tồn tại ở một vài văn bản tản mãn và được án lệ nhân rộng. Nhiều nước trong hệ thống dân luật cũng ghi nhận nghĩa vụ này như Đức, Ý, Hy Lạp, Bỉ, Tây Ban Nha, Phần Lan hay một số bản án của Pháp. Ở tầm rộng hơn, chúng ta thấy trong nhiều phán quyết của trọng tài, nghĩa vụ này được coi như một nguyên tắc cơ bản của thương mại quốc tế. Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại và hệ quả pháp lý bên có quyền không hạn chế thiệt hại thì bên có nghĩa vụ được giảm mức bồi thường được ghi nhận tại Điều 77 của Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế60. Tại Điều 7.4.8 của Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế năm 2004 quy định: “Bên có nghĩa vụ không chịu trách nhiệm đối với thiệt hại mà bên có quyền lẽ ra có thể hạn chế được bằng những biện pháp hợp lý. Bên có quyền có thể đòi đền bù những chi phí hợp lý đã bỏ ra nhằm hạn chế thiệt hại”. Điều 9.505 Bộ nguyên tắc châu Âu về luật hợp đồng cũng có quy định tương tự: “Bên vi phạm nghĩa vụ không chịu trách nhiệm về những thiệt hại mà bên bị vi phạm phải gánh chịu nhưng lẽ ra đã có

59 Dẫn theo Đỗ Văn Đại (2014), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, tập 2, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, từ tr.394– 395.

60 Dẫn theo Đỗ Văn Đại (2010), Sđd 55, từ tr.772 – 773.

52

thể hạn chế được nếu bên bị vi phạm áp dụng những biện pháp hợp lý. Bên bị vi phạm có quyền được đền bù những chi phí hợp lý đã bỏ ra nhằm hạn chế thiệt hại”.

Trong Luật Hợp đồng Trung Quốc cũng đã quy định tại Điều 119: “Sau khi một bên vi phạm hợp đồng, đối phương cần áp dụng biện pháp thích đáng phòng tránh tổn thất lớn lên; nếu không áp dụng biện pháp dẫn đến tổn thất lớn lên, thì không được yêu cầu bồi thường khoản tổn thất lớn lên đó. Bên vi phạm hợp đồng gánh chịu khoản chi phí hợp lý phải chi ra để tránh tổn thất lớn lên.

Điều 114 Những nguyên tắc chung của luật Dân sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định: “Bên bị thiệt hại do bên kia vi phạm hợp đồng gây ra phải áp dụng mọi biện pháp để ngăn chặn thiệt hại tiếp theo. Bên bị thiệt hại không được quyền đòi bồi thường những thiệt hại quá mức xảy ra do mình đã không có hành động ngăn chặn thiệt hại

Khi tiến hành hạn chế thiệt hại thì bên có quyền có thể bỏ ra những chi phí như chi phí tìm kiếm đối tác khác cùng với việc ký kết hợp đồng…thì người có nghĩa vụ phải có trách nhiệm hoàn trả những chi phí này. Tại khoản 2 Điều 307 BLDS năm 2005 cũng đã quy định vấn đề trên. Đồng thời, tại khoản 2 Điều 9:505 Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng; Điều 7.4.8 Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng cũng quy định tương tự nên việc không quy định nghĩa vụ hạn chế thiệt hại là điểm không hợp lý của BLDS năm 2005.

Quy định về nghĩa vụ hạn chế thiệt hại, một số tác giả cho rằng cần áp đặt nghĩa vụ hạn chế thiệt hại trong lĩnh vực hợp đồng và nghĩa vụ này phải được áp dụng trong mọi quan hệ hợp đồng61. Tác giả luận văn cũng đồng ý với quan điểm trên, không nên liệt kê nghĩa vụ này trong một số hợp đồng cụ thể vì pháp luật hợp đồng thường đa dạng và phức tạp, các quy phạm pháp luật thường không dự liệu hết được các quan hệ hợp đồng đang tồn tại và phát triển nên cần quy định nghĩa vụ này chung trong tất cả các hợp đồng khi có thể thực hiện nghĩa vụ.

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)