2.2 Thực tiễn giải quyết liên quan đến nghĩa vụ hạn chế thiệt hại
2.2.2. Thực tiễn áp dụng nghĩa vụ hạn chế thiệt hại tại Trọng tài thương mại
Hội đồng trọng tài cho rằng: Đối với yêu cầu buộc bị đơn phải trả khoản tiền BTTH cho khoản phí mở và tu chỉnh L/C, đây là khoản tiền thực tế nguyên đơn đã trả cho Ngân hàng, là thiệt hại phát sinh do hành vi vi phạm hợp đồng của bị đơn nên bị đơn phải bồi thường. Đối với yêu cầu buộc bị đơn phải trả khoản tiền thiệt hại do chênh lệch giá: Theo quy định của khoản 3 Điều 297 LTM năm 2005, trong trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng thì bên vi phạm có quyền mua hàng của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hóa ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có. Điều này cũng đươc áp dụng cho trường hợp không thực hiện nghĩa vụ giao hàng. Khi bị đơn có hành vi vi phạm hợp đồng, nguyên đơn đã ký hợp đồng mua 3.000 tấn dầu RBD PALM OLEIN IV 56min đã qua tinh chế, tẩy và khử mùi để thay thế. Giá dầu RBD PALM
85 Xem Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (2010), Các phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc, Hà Nội, tr.321 - 327.
70
OLEIN IV 56min so với dầu cọ thô (CRUDE PALM OIL) tuy phần nào có cao cấp hơn nhưng theo quy định của pháp luật về thuế quan hiện hành của Việt Nam, hai loại dầu cọ nói trên được xếp cùng một mã số hàng hóa. Vì vậy, dầu RBD PALM OLEIN IV 56min là “hàng thay thế theo đúng loại hàng hóa ghi trong hợp đồng”.
Do đó, bị đơn phải bồi thường cho nguyên đơn khoản tiền chênh lệch giá phát sinh.
Đối với yêu cầu buộc bị đơn phải trả khoản tiền thiệt hại do mất lãi xuất kinh doanh: Hội đồng trọng tài cho rằng không đủ cơ sở để chấp nhận yêu cầu này vì bên bị vi phạm là nguyên đơn đã mua hàng của các đối tác khác để thay thế cho số dầu cọ thô đã không được bị đơn giao. Bởi vậy nguyên đơn đã hạn chế được tổn thất, kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi pham hợp đồng của bị đơn theo quy định tại Điều 305 LTM Việt nam năm 2005.
Qua phán quyết trên ta thấy, Hội đồng trọng tài căn cứ Điều 305 LTM năm 2005 cho rằng nguyên đơn đã mua hàng của các đối tác khác để thay thế cho số dầu cọ thô đã không được bị đơn giao, nguyên đơn đã hạn chế được tổn thất nên không chấp nhận yêu cầu buộc bị đơn phải trả khoản tiền thiệt hại do mất lãi xuất kinh doanh. Ngược lại việc linh động mua dầu cọ khác thay thế là hành động tích cực, là biện pháp kịp thời hạn chế thiệt hại cho bản thân mình cũng như thiệt hại của phía bị đơn có thể phải gánh chịu do hành vi vi phạm nên khoản tiền chênh lệch giá là chi phí phát sinh từ hành động hạn chế thiệt hại nên bị đơn phải bồi thường. Như vậy, Điều 305 LTM thật sự phát sinh tác dụng tích cực trong trường hợp này, khi nội dung của Điều 305 không hề nêu ra “nghĩa vụ hạn chế tổn thất” là làm những việc cụ thể gì, cách thức hạn chế như thế nào và có thể hiểu Hội đồng Trọng tài thừa nhận việc thay thế nguyên liệu khác để tiếp tục sản xuất, khắc phục sự vi phạm là cách thức hạn chế thiệt hại. Tác giả luận văn đồng ý với thừa nhận trên, do thực hiện việc hạn chế thiệt hại nên tránh được khoản tiền thiệt hại do mất lãi xuất kinh doanh, do đó chi phí mua nguyên liệu khác thay thế dù có cao hơn giá nguyên liệu ban đầu thỏa thuận thì đây vẫn là chi phí hợp lý nên xứng đáng được bồi thường.
Việc thừa nhận này có ưu điểm rất lớn, sẽ khuyến khích các bên linh động xử lý việc vi phạm bằng nhiều cách khác nhau tránh thiệt hại, tránh việc tranh chấp kiện tụng … lại còn đảm bảo uy tín, lòng tin của đối tác trên thương trường, đây là vấn đề cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực kinh tế nên việc hạn chế thiệt hại là rất lớn mà không thể định lượng được là hạn chế được bao nhiêu thiệt hại. Vì vậy, chi phí chênh lệch do thay thế nguyên liệu khác có phần cao cấp hơn cũng chỉ là thiệt hại rất nhỏ so với việc không thay thế nguyên liệu khác. Đây là biện pháp hạn chế thiệt hại hiệu quả và cần thiết được nhân rộng trong nhiều tình huống khác.
71
- Phán quyết số 37 “Tranh chấp liên quan đến chứng thư giám định trong hợp đồng mua bán hạt điều”86: Người mua (Singapore) và người bán (Việt Nam) đã ký hợp đồng mua bán hạt điều khô chưa bóc vỏ. Hợp đồng thỏa thuận cụ thể về số lượng, chất lượng, đơn giá, phương thức thanh toán… Bị đơn đã tiến hành giao hàng một lần nhưng hàng giao không đảm bảo chất lượng theo thỏa thuận. Hai bên đàm phán giải quyết tranh chấp không thành nên Singapore đã kiện Việt Nam ra Trọng tài yêu cầu Việt Nam phải BTTH do chất lượng hàng hóa không đảm bảo.
Phán quyết của trọng tài đã nhận định: Theo của hợp đồng nếu độ ẩm vượt quá quy định bên mua có quyền từ chối nhận hàng. Tuy nhiên, nguyên đơn đã nhận hàng, do vậy nguyên đơn chỉ có thể đòi giảm giá theo mức quy định của hợp đồng nên nguyên đơn đòi bị đơn trả lại số tiền tương ứng với giá trị của hợp đồng mà nguyên đơn cho rằng đã không sử dụng được là không được chấp nhận. Đồng thời, nguyên đơn lại tự ý tiêu hủy phần hàng tổn thất mà không mời cơ quan giám định có thẩm quyền tiến hành giám định để xác định mức độ tổn thất trước khi tiêu hủy là trái với quy định tại Điều 305 LTM năm 2005. Vì vậy, Hội đồng trọng tài chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn với mức tối đa là 50%.
Qua phán quyết trên ta thấy, bị đơn không hợp tác để giải quyết tranh chấp là đã không có thiện chí cùng nguyên đơn khắc phục thiệt hại khi vi phạm hợp đồng.
Về phía nguyên đơn, thoạt nhìn ta tưởng nguyên đơn đã thực hiện việc hạn chế thiệt hại như vẫn đồng ý nhận hàng mặc dù chất lượng không như mong muốn, không đảm bảo theo thỏa thuận. Nếu việc chấp nhận số hàng này để linh động xử lý khắc phục một phần thiệt hại cho bị đơn, ví dụ như: số hạt điều này ẩm móc thì phía nguyên đơn vẫn nhận về để phơi sấy, bảo quản lại… hay xử lý bán lại cho công ty khác với giá khác… thì cũng là một biện pháp đáng ghi nhận việc kịp thời hạn chế thiệt hại và những chi phí cho việc phơi sấy, bảo quản hay tìm đối tác bán lại … thì bị đơn phải bồi thường. Tuy nhiên, nguyên đơn vẫn nhận lô hàng trên và vẫn yêu cầu bồi thường toàn bộ giá trị lô hàng là có sự mâu thuẫn, không rõ ràng trong hành vi của mình. Thứ hai, việc vi phạm chất lượng hàng hóa là có và nếu như trong tình huống xấu nhất số hàng này không thể khắc phục để sử dụng lại thì việc tiêu hủy hàng hóa cũng là một biện pháp kịp thời hạn chế thiệt hại phát sinh như chi phí kho chứa, vận chuyển, bao bì chứa đựng, thuế hay để bảo vệ môi trường… Nhưng, nguyên đơn cứ thế tiêu hủy khi chưa tiến hành xác định mức độ tổn thất là việc làm không minh bạch, ví dụ như: số hàng trên hư hỏng thật, không đảm bảo chất lượng
86 Xem Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (2010), Sđd 85, tr.365 - 372.
72
giao hàng theo hợp đồng nhưng chưa đến mức tiêu hủy mà có thể sử dụng vào những mục đích khác như bán để phân loại sản phẩm có thể sử dụng lại, làm thức ăn gia súc, phân bón… thì vẫn thu được một khoản tiền, hạn chế được một phần thiệt hại nhưng nguyên đơn đã không làm vậy mà đem tiêu hủy là không áp dụng các biện pháp, phương thức hợp lý hạn chế thiệt hại xảy ra. Do đó, Hội đồng trọng tài đã quyết định theo nguyên tắc công bằng là mỗi bên phải chịu nột nữa thiệt hại này là hợp lý.
Như vậy, chúng ta thấy nghĩa vụ hạn chế thiệt hại trong nhiều trường hợp là rất khác nhau, những việc làm cụ thể để hạn chế thiệt hại là rất đa dạng, phong phú đòi hỏi sự linh động, nhạy bén và tinh thần hợp tác, thiện chí giữa các bên.
2.2.2.2. Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại trong các trường hợp đặc biệt
- Phán quyết số 17 “Tranh chấp liên quan đến hủy hợp đồng thuê tàu”87: Nguyên đơn Công ty của Liberia ký kết một hợp đồng với bị đơn công ty cổ phần của Nga, trong đó nguyên đơn đã thuê 7 tàu đánh cá từ chủ tàu người Nga với sự cho phép của chủ tàu thật sự. Nguyên đơn không biết rằng những con tàu đó là vật thế chấp cho việc thanh toán một khoản vay của chủ tàu thật sự vay một Ngân hàng ở Nga. Do đến hạn thanh toán nợ, theo điều kiện thế chấp, những con tàu đã bị chủ nợ tịch thu. Chủ tàu thông báo với nguời thuê tàu họ sẽ chấm dứt hợp đồng thuê tàu vì lý do bất khả kháng với việc thu lại các con tàu. Bên thuê tàu phản đối việc chấm dứt hợp đồng đó và thông báo với chủ tàu rằng sẽ chấm dứt hợp đồng thuê tàu vì sự vi phạm hợp đồng của chủ tàu và khởi kiện ra Trọng tài. Tuy nhiên, bị đơn viện lý do bất khả kháng để miễn trừ trách nhiệm. Hội đồng trọng tài cho rằng: yếu tố cơ bản của sự bất khả kháng là tính không thể dự đoán trước và không thể cưỡng lại được của sự kiện. Vào thời điểm hợp đồng được ký kết, 7 tàu được thuê đã được thế chấp như một biện pháp bảo đảm thanh toán các khoản nợ vay của chủ tàu thực sự cho Ngân hàng Nga. Do đó, khả năng mắc nợ của chủ tàu và việc tịch thu các con tàu được thế chấp bởi chủ nợ là những sự kiện mà chủ tàu dễ dàng thấy trước được.
Nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ tàu theo hợp đồng là đảm bảo cho người thuê tàu duy trì không ngắt quãng và không mất quyền định đoạt đối với các con tàu được thuê đến khi hết hạn đã thoả thuận. Điều đó tương tự như khả năng của chủ tàu tìm ra phương hướng thích hợp để ngăn chặn những sự việc trên xảy ra. Do đó, yếu tố
“khồng thể cưỡng lại được”, đặc trưng bất khả kháng, đã không thể chứng minh
87 Xem Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (2010), Sđd 85, tr.171 – 182.
73
được. Hội đồng trọng tài đã ra quyết định rằng bị đơn đã vi phạm hợp đồng và việc họ tuyên bố chấm dứt hợp đồng vì lý do bất khả kháng là không có hiệu lực.
Như vậy, khi vi phạm xảy ra các bên hoàn toàn có thể viện dẫn sự kiện “bất khả kháng để miễn trách nhiệm. Như đã phân tích để là sự kiện bất khả kháng thì phải hội đủ ba điều kiện: “phải là sự kiện xảy ra một cách khách quan, phải là sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hợp đồng, sự việc xảy ra không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Trong trường hợp trên hầu như không đáp ứng cả ba điều kiện để được thừa nhận là sự kiện bất khả kháng nhưng bị đơn vẫn viện lý do bất khả kháng để miễn trách nhiệm. Xét về nghĩa vụ hạn chế thiệt hại trong trường hợp này, dường như bị đơn không làm gì để hạn chế thiệt hại.
Theo tác giả luận văn, ở đây bị đơn còn có hành vi lừa dối, không cung cấp thông tin thế chấp cho nguyên đơn trước khi thuê tàu cũng là hành vi dẫn tới thiệt hại cho nguyên đơn khi hợp đồng không thể tiếp tục cho đến khi hết hạn hợp đồng.
Theo một tác giả, “trước khi quyết định thiết lập quan hệ hợp đồng, các bên phải tìm hiểu thông tin của đối tác để tự bảo vệ quyền lợi cho mình, nhưng trong một số tình huống nhất định khi không thể tự mình tìm hiểu đầy đủ các thông tin cần thiết, pháp luật buộc các bên phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho đối tác của mình” và các bên phải đặt vấn đề cung cấp thông tin lên hàng đầu, nếu cố tình không cung cấp thì đó là một trường hợp lừa dối, không thiện chí88.
Do đó, phán quyết của Trọng tài đã không chấp nhận lý do “bất khả kháng”
là hoàn toàn hợp lý. Hơn nữa, có thể áp dụng điều luật về hạn chế thiệt hại để quy trách nhiệm cho bị đơn khi không có nghĩa vụ hạn chế thiệt hại. Một lần nữa, nhu cầu quy định nghĩa vụ hạn chế thiệt hại trong pháp luật Việt Nam là rất cần thiết để áp dụng trong mọi trường hợp, tránh trường hợp tương tự xảy ra góp phần hạn chế thiệt hại cho các bên, khuyến khích các bên có ý thức tuân thủ thỏa thuận và hành động có trách nhiệm khi phát sinh thiệt hại đem lại lợi ích cho các bên.