Thực tiễn áp dụng nghĩa vụ hạn chế thiệt hại tại Tòa án

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 66 - 75)

2.2 Thực tiễn giải quyết liên quan đến nghĩa vụ hạn chế thiệt hại

2.2.1. Thực tiễn áp dụng nghĩa vụ hạn chế thiệt hại tại Tòa án

2.2.1.1. Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại đối với trường hợp do vi phạm hợp đồng - Quyết định số 30/2003/HĐTP - DS ngày 03/11/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao74: Ngày 28/6/2001, Công ty Vĩnh Ký ký hợp đồng chuyển nhượng cho Công ty Trang Anh 42.175m2 đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Sông Bé cấp cho Công ty Vĩnh Ký, trong đó có 10.000m2 là đất xây dựng nhà máy, 32.175m2 là đất nông nghiệp. Sau đó do10.000m2 đất xây dựng nhà máy do thay đổi quy hoạch, chỉ được làm dịch vụ, vui chơi giải trí vì vậy bên mua không mua nên Công ty Vĩnh Ký khởi kiện. TANDTC đã nhận định trường hợp này bên bán vẫn bán, Nhà nước vẫn cho mua bán nhưng 10.000m2 đất xây dựng nhà máy do thay đổi quy hoạch, chỉ được làm dịch vụ, vui chơi giải trí. Như vậy, bên bán không vi phạm các điều kiện đã thỏa thuận về phạt cọc. Nhưng Tòa án hai cấp lại phạt cọc là chưa hợp lý. Tuy nhiên từ năm 1996 Công ty Vĩnh Ký đã biết 10.000m2 đất không còn được sử dụng vào mục đích xây dựng nhà máy nhưng khi ký hợp đồng đã gian dối không thông báo rõ tình trạng đất cho Công ty Trang Anh. Mặt khác, ngày mà hai bên biết rõ tình trạng đất không còn sử dụng được vào việc xây dựng nhà máy, lẽ ra phải trả ngay số tiền cọc nên Công ty Vĩnh Ký có lỗi làm cho bên mua bị thiệt hại nên Công ty Vĩnh Ký có trách nhiệm bồi thường cho Công ty Trang Anh.

Qua việc giải quyết vụ việc trên, điểm nhấn ở đây Tòa án đưa ra là nghĩa vụ cung cấp thông tin và chế tài cho nghĩa vụ cung cấp thông tin. Đối chiếu với các quy định của BLDS năm 2005 thì thấy rằng nghĩa vụ cung cấp thông tin chỉ tập chung vào một số trường hợp cụ thể75, chưa có tính khái quát cao đối với hợp đồng nói chung. Trong trường hợp trên thì BLDS hiện hành cũng không quy định phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin nhưng để đảm bảo tính công bằng, giáo dục các bên trung thực trong quá trình thỏa thuận, Tòa án đã quay lại áp dụng quy định chung quy định tại Điều 132 BLDS năm 2005 “Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối” khi cho rằng Công ty Vĩnh Ký biết được thông tin về mục đích sử dụng đất nhưng trong quá trình giao kết hợp đồng không thông báo cho Công ty Trang Anh là có lỗi, đồng

74 Dẫn theo Đỗ Văn Đại (2014), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, tập 1, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.381 – 388.

75 Khoản 1 Điều 311, khoản 2 Điều 411, Điều 442, khoản 1 Điều 573 BLDS năm 2005.

61

thời áp dụng Điều 137 giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu. Như vậy, đối với Tòa án, hành vi không cung cấp thông tin quan trọng mà mình biết liên quan đến đối tượng của hợp đồng là hành vi lừa dối và phải chịu trách nhiệm đối với việc không thông tin của mình. Mặc dù, trong BLDS hiện hành thì nghĩa vụ cung cấp thông tin chưa được quy định như một nghĩa vụ độc lập hay quy định áp dụng chung cho hợp đồng nhưng hướng giải quyết trên của Tòa án là thuyết phục.

Một tác giả cũng hoàn toàn đồng ý với Tòa án về việc xác định “hành vi không cung cấp thông tin” của Công ty Vĩnh Ký đối với Công ty Trang Anh là hành vi lừa dối và cho rằng “việc cố tình giữ im lặng là một biểu hiện của sự lừa dối trong giao kết hợp đồng”76. Một tác giả khác cũng khẳng định nhận xét trên là hoàn toàn xác đáng77. Đồng thời, có tác giả cho rằng nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng là nghĩa vụ quan trọng, nếu chỉ quan tâm tới lợi ích của mình mà bỏ qua lợi ích của đối tác là không xử sự phù hợp với yêu cầu của thiện chí78.

Việc quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin là rất quan trọng vì nó vừa giúp cho các bên sáng suốt hơn trong quá trình giao kết vừa đảm bảo tính minh bạch của hợp đồng, từ đó hạn chế được thiệt hại có thể xảy ra. Do đó, tác giả luận văn cũng đồng ý với các quan điểm trên, mọi sự lừa dối, giấu diếm các thông tin có hại, bất lợi dù trong giai đoạn nào của hợp đồng đều có thể bị coi là không trung thực, là hành vi lừa dối mà gây thiệt hại cho bên đối tác có nghĩa rằng đã không có thiện chí để hạn chế thiệt hại, để mặc cho thiệt hại phát sinh là một sự lừa dối đáng trách và không phù hợp với nguyên tắc thiện chí, trung thực. Vì vậy, việc cung cấp thông tin ngay từ khi giao kết hợp đồng là một cách thức để thực hiện việc hạn chế thiệt hại, bên không cung cấp thông tin gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.

- Bản án số 1090/2006DS - PT ngày 30-10-2006 của Tóa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh79: Ông Hưng cùng bà Mỹ Tiên chạy xe máy vào quán cơm của ông Tuyền, chủ quán nói để xe đó và hứa giữ xe. Sau đó có hai người lấy xe nhưng mở khóa chậm, ông Tuyền nghi ngờ có giữ lại hỏi, người ăn cơm nhìn xe nhưng không có ai phản ứng nên ông Tuyền để hai người này lấy xe đi, sau đó ông Hưng ra và kêu mất xe. Ông Hưng yêu cầu ông Tuyền bồi thường trị giá xe

76 Đỗ Văn Đại (2010), Sđd 74, tr.403.

77Nguyễn Anh Thư (2014), “Nguyên tắc thiện chí và vấn đề hoàn thiện BLDS Việt Nam”, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 10(318)/2014, tr.32 - 41.

78Lê Trường Sơn (2014), “Việc ghi nhận nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng, thực tiễn thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam”, tạp chí Khoa học pháp lý, số 5/2014, tr.11 - 18.

79 Xem Đỗ Văn Đại (2014), Sđd 59, tr.378 - 381.

62

10.000.000 đồng. Tòa án Phúc thẩm nhận định ông Tuyền cũng có trách nhiệm khi phát hiện và nghi ngờ xe bị người lạ tới lấy và hỏi lớn xe của ai nhưng ông Hưng không ra nhìn nhận, như vậy ông Hưng cũng có một phần lỗi nên Tòa án chỉ chấp nhận buộc ông Tuyền bồi thường 60% theo yêu cầu của ông Hưng.

Đối chiếu quy định tại khoản 3 Điều 302 BLDS năm 2005 thì “Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền”, ngoài ra không còn quy định nào xác định một phần lỗi của bên có nghĩa vụ để xác định mức bồi thường trong hợp đồng. Trong tình huống nêu trên, Tòa án xác định việc quán cơm ông Tuyền không thực hiện đúng nghĩa vụ của hợp đồng gửi giữ làm phát sinh thiệt hại cho ông Hưng nhưng sự việc xảy ra không phải hoàn toàn lỗi do phía ông Tuyền mà ông Tuyền chỉ góp một phần lỗi vào việc gây thiệt hại và Tòa án đã theo hướng ông Tuyền có một phần lỗi là 60% và ông Hưng là bên có quyền góp một phần lỗi là 40% vào việc không thực hiện đúng hợp đồng gửi giữ của bên có nghĩa vụ làm phát sinh thiệt hại nên người có quyền không được bồi thường đối với thiệt hại tương ứng với phần này. Hướng giải quyết trên chưa được minh thị trong văn bản quy phạm pháp luật nhưng vì đảm bảo lẽ công bằng, mọi người đều phải chịu trách nhiệm đối với phần thiệt hại mà mình gây ra. Hơn nữa đây là quan hệ hợp đồng nên các bên phải hành động trên “tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên”. Vì vậy, tác giả đồng ý với việc xác định mức thiệt hại phải bồi thường tương ứng với mức độ lỗi của các bên.

Tuy nhiên, bản án sẽ thuyết phục hơn nếu Tòa án giải thích căn cứ vào đâu để xác định lỗi của ông Tuyền 60% và lỗi của ông Hưng 40%. Tại sao không xác định mức độ lỗi của ông Tuyền là 80%, ông Hưng 20%, hay lỗi của ông Tuyền là 70% còn ông Hưng 30% hoặc lỗi của ông Tuyền 50% còn ông Hưng 50% … từ đó xác định mức bồi thường để đảm bảo tính công bằng, hợp lý.

Ở đây Tòa án cũng nên xem xét một cách thấu đáo, tránh lạm dụng nghĩa vụ hạn chế thiệt hại và máy móc áp đặt cho người có quyền khi chưa xem xét rõ hoàn cảnh của người này có thể thực hiện được việc hạn chế thiệt hai hay không.

Theo tác giả, khi ông Tuyền phát hiện, nghi ngờ xe bị mất cắp và hỏi lớn xe của ai, nếu ông Hưng ngồi gần đó, có nghe ông Tuyền hỏi thì phải có trách nhiệm ra nhìn nhận để bảo quản tài sản của mình, tránh việc mất xe gây ra thiệt hại, nếu ông Hưng nghe mà phớt lờ như vậy ông Hưng cũng có một phần lỗi không hạn chế, ngăn chặn thiệt hại nên ông Hưng phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần lỗi của ông Hưng. Nhưng ở đây, bản án không phân tích rõ ràng mà vội vàng áp đặt ngay cho ông Hưng 40% lỗi khi chưa xác định ông Hưng ngồi vị trí nào trong quán, ngồi

63

gần hay ngồi xa, ví trí này có khuất tầm nhìn hay thông thoáng để nhìn thấy không gian phía ngoài, thời điểm này trong quán có đông khách không, có ồn ào không, việc ông Tuyền hỏi xe của ai thì việc ông Tuyền hỏi đã đủ lớn để tại ví trí của ông Hưng nghe thấy hay chưa? Bên cạnh đó, quán cơm ông Tuyền có tổ chức giữ xe cho khách nên trách nhiệm giữ xe là của quán cơm ông Tuyền, tại sao lại chuyển trách nhiệm giữ xe sang cho khách và khi thấy người lạ tới lấy xe, có nghi ngờ thì đáng lý ra ông Tuyền phải đến kiểm tra, xác nhận có đúng chủ xe hay không rồi mới cho lấy xe đi, đây mới là cách thức hợp lý trong hoàn cảnh này để ngăn chặn thiệt hại. Ở đây, thiết nghĩ ông Hưng chỉ có lỗi khi không lấy phiếu giữ xe mà đưa xe cho quán cơm ông Tuyền canh giữ là có lỗi chủ quan còn phần lỗi chủ yếu vẫn là quán cơm ông Tuyền. Vì vậy, bản án khá hay khi linh động xác định mức độ lỗi của các bên để làm căn cứ xác định mức bồi thường nhưng bản án lại vội vàng quy chụp trách nhiệm cho chủ xe trong hoàn cảnh trên là chưa thấu tình, đạt lý.

- Bản án 214/2007/KT - PT ngày 5/11/2007 của Tòa án phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội80: Bị đơn Công ty cổ phần phát triển công nghiệp thỏa thuận thuê của nguyên đơn Công ty trách nhiệm hữu hạn Dương Giang 02 phuơng tiện lai dắt tàu thủy để thực hiện công việc đẩy và kéo tàu thủy của bị đơn ra vào bốc dỡ hàng. Sau đó, mặc dù chưa có sự thỏa thuận, bàn bạc với nguyên đơn nhưng phía bị đơn đã có văn bản về việc thanh lý hợp đồng, việc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng trước thời hạn dẫn đến tranh chấp. Vì vậy, nguyên đơn yêu cầu bị đơn bồi thường 403.000.000 đồng, tương đương với giá trị còn lại của hợp đồng.

Tòa án phúc thẩm nhận định, căn cứ Điều 305 LTM, đáng lẽ từ khi bị đơn vi phạm nguyên đơn đưa phương tiện của mình đi tìm công việc khác thì có thể hạn chế thiệt hại đối với khoản lợi đáng lẽ được hưởng thì mới hợp lý. Do nguyên đơn không thực hiện việc đó mà cứ để phương tiện tại hiện trường đến ngày hết hợp đồng là sự lãng phí cố ý, không có hành vi hạn chế thiệt hại. Vì vậy, nguyên đơn đòi bị đơn bồi thường 403.000.000 đồng, tương đương với giá trị còn lại của hợp đồng là không có căn cứ. Tòa án phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội xử y án sơ thẩm.

Về vấn đề pháp lý, rõ ràng bị đơn đã vi phạm hợp đồng nên theo quy định thì bị đơn phải BTTH. Tuy nhiên, ở đây Tòa án không chấp nhận toàn bộ yêu cầu bồi thường của nguyên đơn mà Tòa án căn cứ Điều 305 LTM quy định về “Nghĩa vụ hạn chế tổn thất” để không chấp nhận một phần yêu cầu bồi thường của nguyên đơn với lý do trong thời gian còn lại của hợp đồng nguyên đơn phải đưa phương tiện của mình đi tìm công việc khác thì có thể hạn chế thiệt hại đối với khoản lợi đáng lẽ

80 Xem Đỗ Văn Đại (2014), Sđd 59, tr.381- 388.

64

được hưởng. Việc vận dụng pháp luật trong trường hợp này hoàn toàn thuyết phục và cần thiết được áp dụng nhận rộng, có như vậy bên bị vi phạm mới không ỷ lại vào sự vi phạm để không phát huy tối đa phương tiện, điều kiện của mình để hạn chế thiệt hại, mặc dù biết rằng thiệt hại do vi phạm hợp đồng thì được bồi thường.

Phần trên đã cho thấy LTM hiện hành ghi nhận nghĩa vụ hạn chế thiệt hại như một quy định chung cho tất cả các hợp đồng thương mại. Khi Tòa án tuyên một bản án nếu chặc chẽ, có tình, có lý thì các bên sẽ “tâm phục, khẩu phục” từ đó việc thi hành bản án của Tòa án cũng dễ dàng hơn, tránh mất thời gian, kinh tế của các bên và tạo sự tin tưởng vào công lý. Ta thấy, dù bị đơn đã vi phạm nhưng nguyên đơn phải hạn chế thiệt hại xảy ra nên phía bị đơn cũng sẽ thoải mái thi hành khoản bồi thường, đồng thời nguyên đơn cũng nhận ra lỗi không thể chối cãi về hành vi lãng phí đáng trách của mình khi bị đơn vi phạm. Đây là ưu điểm của “nghĩa vụ hạn chế thiệt hại”.

2.2.1.2. Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại đối với trường hợp gây thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu

- Bản án số 04/2011/DS-ST ngày 20/01/2011 của Tòa án nhân dân thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang81: Ông Miêng sử dụng đất công thổ để trồng cây bạch đàn và gáo nên UBND phường Vĩnh Mỹ đã cho đốn hạ toàn bộ số cây trên để kịp thời nạo vét kinh mương phục vụ sản xuất của địa phương. Quá trình thực hiện có những thiếu sót dẫn đến cây thất thoát, làm cho ông Miêng bị thiệt hại về tài sản.

Ông Miêng khởi kiện yêu cầu UBND phường Vĩnh Mỹ BTTH về tài sản cho toàn bộ số cây trị giá 31.260.000đồng. Tòa án đã nhận định, khi biết được lực lượng phường đã đốn cây của mình, lẽ ra ông Miêng phải bảo quản tài sản của mình ngay để hạn chế thiệt hại. Ông Miêng đã không bảo quản mà bỏ mặc cây thất thoát nên ông Miêng cũng có lỗi. Tòa án đã xử, buộc UBND phường chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi 2/3, phần còn lại ông Miêng tự gánh chịu.

Qua Bản án trên ta thấy, theo quy định tại khoản 2 Điều 169 BLDS năm 2005 “…Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình…”. Rõ ràng việc ông Miêng trồng cây trên đất công là sai nhưng số cây trên thuộc sở hữu của ông Miêng nên ông Miêng phải có trách nhiệm bảo quản. Việc UBND phường Vĩnh Mỹ có những thiếu sót khi đốn hạ cây gây thiệt hại cho ông Miêng thì Ủy ban có một phần lỗi nhưng không vì vậy mà ông Miêng được phép không làm gì để bảo quản tài sản của mình tránh thất thoát.

81 Xem Đỗ Văn Đại (2014), Sđd 62, tr.209 - 212.

65

Tác giả luận văn hoàn toàn nhất trí với hướng giải quyết của Tòa án, bỡi lẽ, pháp luật quy định bên gây ra thiệt hại thì phải bồi thường, rõ ràng UBND phường làm sai thì UBND phường phải gánh chịu trách nhiệm tương ứng với phần lỗi của mình. Tuy nhiên, đây là tài sản, là thiệt hại trực tiếp của ông Miêng, hơn ai hết ông Miêng phải biết quý trọng tài sản của mình và luôn luôn bảo vệ tài sản của mình dù cho bên kia đã vi phạm như thế nào. Ông Miêng phải hành xử văn minh và theo quy định bảo vệ tài sản thuộc quyền sở hữu, chứ không thể đáp trả hành vi vi phạm theo kiểu “bỏ mặc” khi người khác đã xâm hại và cứ thế yêu cầu bồi thường. BLDS hiện hành chưa quy định rõ ràng về nghĩa vụ hạn chế thiệt hại trong trường hợp này nhưng bản án vừa nêu cho thấy Tòa án đã theo hướng ông Miêng “phải bảo quản tài sản của mình ngay để hạn chế thiệt hại”, ông Miêng không có trách nhiệm bảo quản tài sản của mình thì hệ quả là ông Miêng không được bồi thường toàn bộ mà thiệt hại tương ứng với việc không tìm cách hạn chế thì không được bồi thường. Như vậy, một lần nữa thực tiễn xét xử đã thừa nhận “nghĩa vụ hạn chế thiệt hại” là rất thuyết phục và đảm bảo quyền lợi cũng như ý thức, trách nhiệm của các bên.

- Bản án 539/2006/DSPT ngày 02/6/2006 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh82: Ông Quý, bà Trâm xây nhà liền kề với nhà bà Bình, quá trình xây dựng gây hư hại nhà bà Bình. Gia đình bà Bình phải thuê nhà khác ở với giá 2.000.000đồng/tháng. Do không thỏa thuận được việc đền bù nên bà Bình khởi kiện yêu cầu ông Quý BTTH, trong đó có chi phí thuê nhà 32.000.000đồng. Ông Quý, bà Trâm không đồng ý bồi thường tiền thuê nhà vì cho rằng gia đình bà Bình tự thuê nhà ở và nhà bà Bình là nhà cấp 4, không có móng, đã sử dụng 10 năm nay đã xuống cấp, nhiều vết nứt, lún không phải do nhà ông Quý, bà Trâm gây ra.

Đối với yêu cầu bồi thường tiền thuê nhà, Tòa án nhận định ông Quý có yêu cầu bà Bình đi thuê nhà chỗ khác để ở vì căn nhà bà Bình bị hư hại không đảm bảo an toàn khi sử dụng nhưng ông Quý lại không chủ động thuê chỗ ở khác cho bà Bình ở nên bà Bình đã tự thuê nhà. Thực tế bà Bình có thuê nhà khác để ở và đây là nhu cầu thực tế sử dụng của bà Bình nên xử chấp nhận bồi thường tiền thuê nhà ở.

Đối chiếu với quy định tại Điều 608 BLDS năm 2005 quy định “Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường gồm: tài sản bị mất, tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hặn chế và khắc phục thiệt hại”. Ở đây, bản án chỉ nêu tiền thuê nhà là nhu cầu thực tế sử dụng nên Tòa án chấp nhận yêu cầu này,

82 Xem Phụ lục 01.

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)