2.3. Những kiến nghị cụ thể
2.3.4. Chế tài hay trách nhiệm của chủ thể do vi phạm nghĩa vụ hạn chế thiệt hại
Ở đây, người gây ra thiệt hại (người có nghĩa vụ) đã vi phạm dẫn đến thiệt hại và hành vi có hạn chế thiệt hại phát sinh hay không có mối quan hệ nhân - quả với thiệt hại cuối cùng các bên phải gánh chịu nhiều hay ít. Nhưng nguyên nhân dẫn đến thiệt hại không phải bắt nguồn từ người bị vi phạm nên trách nhiệm chính vẫn là của người gây ra thiệt hại (người có nghĩa vụ), còn người bị vi phạm mà không thực hiện biện pháp hạn chế thiệt hại cũng là sơ xuất, ý thức kém, việc người bị vi phạm thực hiện nghĩa vụ này là nghĩa vụ đạo đức nhằm giúp cho bên vi phạm giảm thiểu thiệt hại phải bồi thường nên họ không hạn chế, ngăn chặn thiệt hại thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm nhưng trách nhiệm ít hơn người gây ra thiệt hại (người có
80
nghĩa vụ), có nghĩa là họ phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần thiệt hại có thể hạn chế được. Đồng nghĩa với việc họ không được bồi thường phần thiệt hại đáng ra có thể hạn chế. Việc người vi phạm có quyền yêu cầu giảm mức bồi thường hay người bị vi phạm không được bồi thường phần thiệt hại đáng ra hạn chế được tương ứng với mức độ lỗi là hợp lý.
Thứ hại: Trong trường hợp người đã thực hiện nghĩa vụ hạn chế thiệt hại phát sinh chi phí cần thiết, hợp lý để hạn chế thiệt hại thì xử lý nhưng chi phí này như thế nào thì điều luật cũng bỏ ngõ.
Vì vậy, tác giả kiến nghị cần nên quy định hậu quả của việc không thực hiện nghĩa vụ hạn chế thiệt hại là “Người bị vi phạm không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để giảm thiểu thiệt hại phát sinh thì người vi phạm có quyền yêu cầu giảm mức bồi thường tương ứng với mức thiệt hại mà lẽ ra người bị vi phạm có thể hạn chế được. Người thực hiện biện pháp hạn chế thiệt hại được đền bù những chi phí hợp lý đã bỏ ra nhằm hạn chế thiệt hại”
Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cũng có ý kiến góp ý cần quy định tiêu đề là “trách nhiệm hạn chế thiệt hại” và nội dung cần “Bên vi phạm phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế thiệt hại kể cả thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ ra được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên bị vi phạm không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị BTTH bằng mức thiệt hại đáng lẽ có thể hạn chế được”91. Theo tác giả, phần nội dung điều luật quy định như trên lại gói gọn việc hạn chế thiệt hại chỉ trong lĩnh vực hợp đồng là chưa thỏa đáng.
Qua nghiên cứu, lập luận phân tích trong luận văn và qua tham khảo quy định về nghĩa vụ hạn chế thiệt hại của các nước trong khu vực và trên thế giới cũng như thực tiễn giải quyết các tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ này, tác giả luận văn kiến nghị chung về điều luật quy định “nghĩa vụ hạn chế thiệt hại” cần được quy định trong BLDS Việt Nam như sau:
“Người bị vi phạm phải áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để hạn chế thiệt hại phát sinh. Nếu người bị vi phạm không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để giảm thiểu thiệt hại phát sinh thì người vi phạm có quyền yêu cầu giảm mức bồi thường tương ứng với mức thiệt hại mà lẽ ra người bị vi phạm có thể hạn chế được.
Người thực hiện biện pháp hạn chế thiệt hại được đền bù những chi phí hợp lý đã bỏ ra nhằm hạn chế thiệt hại”.
91 Báo cáo tổng hợp và tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương đối với dự thảo BLDS sửa đổi.
81
Kết luận chương 2
Đối với chương 1, tác giả nghiên cứu những vấn đề cơ bản về “nghĩa vụ hạn chế thiệt hại” thì chương 2, tác giả đi sâu vào phân tích những bất cập của quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn xét xử của Tòa án, Trọng tài thương mại thông qua việc phân tích, bình luận các bản án, phán quyết của trọng tài trên thực tiễn.
Trên cơ sở thực tiễn áp dụng pháp luật có cách nhìn tổng quát từ quy định pháp luật đến thực tiễn áp dụng pháp luật. Có thể nói rằng, không phải lúc nào quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật cũng thống nhất với nhau. Có trường hợp thực tiễn đã áp dụng nhưng điều luật chưa điều chỉnh hoặc chỉ điều chỉnh một vấn đề tương tự. Có việc áp dụng trên là nhằm bảo vệ người bị thiệt hại, nâng cao trách nhiệm của các bên trong các mối quan hệ. Không thể phủ nhận rằng, Tòa án linh động áp dụng pháp luật là rất thuyết phục, mặc dù các quy định của pháp luật hiện hành chưa thật sự hoàn thiện.
Việc phân tích bất cập của những quy định có liên quan đến nghĩa vụ hạn chế thiệt hại cũng như đi vào thực tiễn xét xử những vụ án về nghĩa vụ hạn chế thiệt hại. Đồng thời, đối chiếu, so sánh với quy định pháp luật của các nước từ đó có cái nhìn tổng quát hơn về một loại nghĩa vụ mới mà trong Bộ luật Dân sự Việt Nam chưa được điều chỉnh một cách minh bạch.
Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị về quy định “nghĩa vụ hạn chế thiệt hại” nhằm hoàn thiện pháp luật Dân sự trong thời gian tới.
82
KẾT LUẬN
Trên cơ sở tìm hiểu các tài liệu, sách, báo, các đề tài nghiên cứu, dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi, các báo cáo dự kiến tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi và các quy định của pháp luật nước ngoài về quy định “nghĩa vụ hạn chế thiệt hại”, tác giả đã lấy cơ sở đó để thực hiện luận văn của mình. Theo đó, luận văn đã làm được những việc sau:
Thứ nhất: Chương 1 luận văn tập chung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về
“nghĩa vụ hạn chế thiệt hại” như khái niệm, đặc điểm, căn cứ pháp lý phát sinh…
Trên cơ sở đó, tác giả đi sâu vào phân tích các chủ thể có nghĩa vụ hạn chế thiệt hại, các yêu cầu pháp lý và hậu quả của nghĩa vụ hạn chế thiệt hại trong những hoàn cảnh khác nhau. Đồng thời, đối chiếu so sánh với quy định của pháp luật các nước trên thế giới về quy định “nghĩa vụ hạn chế thiệt hại”, từ đó có cái nhìn tổng quát về pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định về nghĩa vụ này so với pháp luật thế giới nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
Thứ hai: Luận văn tìm ra những điểm bất cập, thiếu sót của quy định pháp luật hiện hành về “nghĩa vụ hạn chế thiệt hại”. Đồng thời, tìm hiểu phân tích việc áp dụng loại nghĩa vụ này trong quá trình xét xử tại Tòa án các cấp và tại Trọng tài thương mại Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra những kiến nghị cụ thể để hoàn thiện quy định về “nghĩa vụ hạn chế thiệt hại” nhằm góp phần bổ sung, sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005 theo quan điểm của Đảng và Nhà nước cũng như nhu cầu thực tiễn ở nước ta hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn bản pháp luật 1.1. Văn bản luật Việt Nam
01. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, (đã được sửa đổi bổ sung theo quyết định số 51/2001/QH 10 ngày 25/12/2001).
02. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
03. Bộ luật Dân sự năm 1995.
04. Bộ luật Dân sự năm 2005.
05. Bộ luật Hình sự năm 1999.
06. Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012.
07. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006.
08. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
09. Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000(được sửa đổi bổ sung năm 2010).
10. Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi bổ sung năm 2014).
11. Luật Thương mại năm 1997.
12. Luật Thương mại năm 2005.
1.2. Văn bản luật nước ngoài
13. Bộ luật Dân sự cộng hòa liên bang Đức.
14. Bộ luật Dân sự Nhật Bản.
15. Luật hợp đồng Trung Quốc.
16. Những nguyên tắc chung của luật Dân sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thông qua ngày 12/4/1986 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa VI nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
1.3. Văn bản dưới luật
17. Thông tư liên tịch số 01/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BTC ngày 19 tháng 6 năm 1997 của Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ tư pháp, Bộ tài chính hướng dẫn việc xét xử và Thi hành án về tài sản.
18. Quyết định số 42/2002/QĐ-BCN ngày 09 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp về ban hành quy định kiểm tra cung ứng, sử dụng điện và xử lý vi phạm hợp đồng mua bán điện.
19. Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
20. Nghị định số 58/2009/NĐ - CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Luật Thi hành án dân sự.
2. Tài liệu tham khảo
21. Đỗ Văn Đại (2010), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Đỗ Văn Đại (2010), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, (tái bản lần thứ 2), NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Đỗ Văn Đại (2014), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, (tái bản lần thứ 4), NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Đỗ Văn Đại (2014), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, (tái bản có sửa chữa, bổ sung), Sách chuyên khảo, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Đỗ Văn Đại (2014), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Bản án và bình luận bản án, tập 1, NXB. Đại học quốc gia - Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.
26. Lê Minh Hùng (2010), Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
27. Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, NXB. Tư pháp.
28. Ngô Thị Minh Loan (2014), Hủy bỏ hợp đồng do bị vi phạm trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh.
29. Hoàng Thế Liên (Chủ biên) (2013), Bình luận khoa học Bộ Luật Dân sự, tập 2, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Nguyễn Thị Mân (2013), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh.
31. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (2010), Các phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc, Hà Nội.
32. Đinh Văn Thanh và Nguyễn Minh Tuấn (Cb) (2008), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam – Đại học Luật Hà Nội, tập 2, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội.
33. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình luật Dân sự Việt Nam, NXB. Công an nhân dân.
34. Nguyễn Như Ý (Cb) (1998), Đại từ điển tiếng việt, NXB. Văn hóa thông tin, Hà Nội.
35. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, NXB. Từ điển Bách Khoa - Tư pháp.
3. Tạp chí:
36. Phạm Kim Anh (2003), “Khái niệm lỗi trong trách nhiệm dân sự”, tạp chí Khoa học pháp lý, số 03/2003.
37. Đỗ Thành Công (2010), “Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại do vi phạm hợp đồng”, tạp chí Khoa học pháp lý, số 04/2010.
38. Bùi Kim Hiếu (2014), “Mối quan hệ giữa trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường”, tạp chí Tòa án nhân dân, số 21/2014.
39. Nguyễn Xuân Quang (2008), trao đổi về bài “Tác động của các hình thức lỗi đến việc xác định trách nhiệm hợp đồng nhìn từ góc độ trung thực và thiện chí”, tạp chí Khoa học pháp lý, số 02/2007.
40. Dương Anh Sơn (2005), “Thỏa thuận hạn chế hay miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng”, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 4/2005.
41. Dương Anh Sơn và Nguyễn Ngọc Sơn (2006), “Hệ quả pháp lý của hai hình thức lỗi cố ý và vô ý trong pháp luật hợp đồng”, tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Chuyên đề Hiến kế lập pháp, số 17, tháng 11/2006.
42. Dương Anh Sơn và Nguyễn Ngọc Sơn (2007), “Tác động của các hình thức lỗi đến việc xác định trách nhiệm hợp đồng nhìn từ góc độ trung thực và thiện chí”, tạp chí Khoa học pháp lý, số 01/2007.
43. Lê Trường Sơn (2014), “Việc ghi nhận nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng, thực tiễn thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam”, tạp chí Khoa học pháp lý số 5/2014.
44. Phùng Trung Tập (2004), “Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, tạp chí Luật học, số 10/2004.
45. Đinh Văn Thanh (1999), “Đặc trưng pháp lý của hợp đồng dân sự”, tạp chí Luật học, số 04/1999.
46. Nguyễn Anh Thư (2014), “Nguyên tắc thiện chí và vấn đề hoàn thiện Bộ luật Dân sự Việt Nam, tạp chí Nhà nước và Pháp luật”, số 10(318)/2014.
47. Báo cáo tổng hợp và tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương đối với dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi.
48. Báo cáo số 225/BC-CP ngày 19/5/2015 của Chính phủ về việc báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân và tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi).
49. Bảng so sánh BLDS năm 2005 và dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) được chỉnh lý sau khi tiếp thu ý kiến nhân dân ngày 08 tháng 6 năm 2015.
50. http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Toan-van-Du-thao-Bo-luat-Dan- su/217494.vgp. Truy cập lúc 09 giờ 15 phút ngày 01 tháng 8 năm 2015.
4. Tài liệu tham khảo khác
51. Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế năm 2004.
52. Bộ nguyên tắc châu Âu về luật hợp đồng.
53. Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
5. Các bản án dân sự, kinh doanh thương mại sơ thẩm; phúc thẩm, các quyết định Giám đốc thẩm và các phán quyết của Trọng tài quốc tế.