Thẩm quyền giải thích pháp luật của toà án

Một phần của tài liệu Giải thích pháp luật của tòa án (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT CỦA TOÀ ÁN

1.2. Thẩm quyền giải thích pháp luật của toà án

Tham khảo các nước cũng như từ những phân tích ở nội dung chủ thể của hoạt động GTPL ở trên, tác giả cho rằng thẩm quyền GTPL được giao cho toà án sẽ thuyết phục hơn các chủ thể khác vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, xuất phát từ châm ngôn “luật pháp không tự thân quan tâm đến các tiểu tiết” (de minimis non curat lex)54. Pháp luật nói chung không bao giờ và không ở nước nào kịp thời lấp kín mọi lỗ hổng của việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Những lỗ hổng pháp luật có thể tạo ra các tranh chấp, xung đột cần giải quyết. Một trong những con đường giải quyết xung đột, tranh chấp là thông qua Tòa án. Thông

51 Mátyás Bódig, Legal Interpretation, Intentionalism, and the Authority of Law, tr.133 – 137.

52 Vũ Văn Mẫu, Dân luật khái luận, Nxb. Bộ quốc gia giáo dục, Sài Gòn, 1961, tr.319.

53 Hoàng Văn Tú, “Giải thích pháp luật, Một vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn Việt Nam”, https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/10/12/1821/ (truy cập ngày 10/05/2018).

54 Tiếng Anh “The law does not concern itself with trifles”.

qua hoạt động xét xử, tòa án sẽ tiến hành phân xử đúng sai, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân55. Nói cách khác, hoạt động xét xử không thể thoát ly khỏi hoạt động GTPL. Đó là lý do vì sao Ciecero đã nhấn mạnh: “đạo luật là một quan tòa câm, quan tòa là một đạo luật biết nói”.

Thứ hai, theo Hiến pháp năm 2013 thì Ủy ban thường vụ Quốc hội là chủ thể giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Còn lại, việc giải thích những văn bản pháp luật khác thì ngoài tòa án, không chủ thể nào có thể làm tốt hơn bởi so với cơ quan lập pháp, hành pháp, tòa án ít có nguy cơ lạm quyền nhất56. Thực tế cho thấy, tòa án luôn có vai trò lớn trong việc GTPL bởi các Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đa phần là “làm sáng tỏ về mặt tư tưởng và nội dung” một quy phạm pháp luật nào đó (GTPL). Tòa án với tư cách là trọng tài sẽ có sự GTPL công bằng và hợp lý nhất57.

Thứ ba, tòa án - chủ thể thực hiện quyền tư pháp - là cơ quan có quyền ban hành phán quyết về các vi phạm pháp luật, các tranh chấp pháp lý xảy ra trong xã hội. Tòa án giải quyết tất cả các tranh chấp, từ hành chính, dân sự đến kinh tế, thương mại, lao động… Tất nhiên, ngoài con đường tòa án, các tranh chấp này vẫn có thể giải quyết thông qua thủ tục hành chính hay thủ tục trọng tài nhưng thủ tục tố tụng tại tòa án vẫn là thủ tục có tính pháp lý mạnh mẽ nhất, triệt để nhất. Bằng chứng là tòa án vẫn có quyền xem xét và đưa ra kết luận ngược lại với quyết định giải quyết khiếu nại hoặc hủy phán quyết trọng tài58. Do đó, trao quyền GTPL cho tòa án là trao công cụ cho tòa án trong việc đảm bảo tính tối cao của hoạt động xét xử.

Thứ tư, muốn giải thích được các điều luật một cách chính xác thì phải trăn trở, suy tư về điều luật đó. Vì vậy, việc GTPL buộc phải đặt trong một vụ việc cụ thể, gắn với các sự kiện pháp lý nhất định. Chỉ có tòa án với nguyên tắc nghĩa vụ phải xét xử của thẩm phán mới có điều kiện cũng như nghĩa vụ giải thích các điều

55 Khoản 3 Điều 102 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013.

56 Cao Vũ Minh (2009), “Vai trò GTPL của Tòa án Hiến pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 24.

57 Võ Trí Hảo (2003), “Vai trò GTPL của Tòa án”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 3.

58 Bùi Xuân Hải (2015), “Luận bàn về các nguyên nhân của tình trạng hủy phán quyết trọng tài ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 3.

luật59. Thực tế cho thấy, đa số các nhu cầu GTPL đều phát sinh và gắn liền với một vụ việc cụ thể. Nói cách khác, đa số GTPL đều là giải thích vụ việc và gắn với việc giải quyết một tranh chấp nhất định mà theo phân công chức năng trong bộ máy nhà nước thì chính tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp này. Nếu không có vụ việc diễn ra trên thực tế thì GTPL chỉ là những đòi hỏi mang tính thứ yếu - có hay không cũng không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Chỉ có xuất phát từ những vụ việc thực tế thì đòi hỏi GTPL mới trở nên cấp thiết. Khi “đáo tụng đình”, hai bên tranh chấp luôn có động cơ rõ ràng để thúc đẩy vụ việc đi đến tận cùng. Vì lẽ đó, tòa án với vai trò cầm cân nảy mực phải áp dụng pháp luật cẩn trọng, công minh nhằm đưa vụ việc đó đến chân lý cuối cùng. Quá trình áp dụng pháp luật cẩn trọng, công minh đòi hỏi tòa án phải GTPL.

Jean Jacques Rousseau khẳng định: “cơ quan tư pháp không được có một chút quyền lập pháp hay hành pháp nào cả. Nhưng chính do đó mà cơ quan tư pháp có quyền cao hơn cả vì nó không làm gì cả nhưng lại có thể ngăn ngừa được tất cả.

Đó là cơ quan thiêng liêng nhất là được coi trọng nhất vì nó là người bảo vệ luật mà từ luật là do cơ quan quyền lực tối cao ban hành là do Chính phủ chấp hành”60. Ông còn khẳng định: “cơ quan tư pháp được điều hòa một cách thông minh sẽ là chỗ dựa vững chắc cho một thể chế tốt” 61. Như vậy, bản thân tòa án - cơ quan tư pháp đã mang đến một sự tin tưởng rất lớn đối với nhà nước và nhân dân. Pháp luật và công lý là hai phạm trù khác nhau. Thế nhưng pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải tiệm cận được công lý. Điều này có nghĩa pháp luật phải được ban hành và áp dụng phù hợp với đạo lý, với lẽ phải và lương tri. Người dân trông đợi công bằng đồng nghĩa với việc trông đợi vào tòa án62. Không phải ngẫu nhiên mà khi đi tìm công lý, người dân lại tìm đến tòa án. Niềm tin vô hạn đối với tòa án là một điều kiện vô cùng quan trọng để tòa án đảm nhận vai trò GTPL63.

59 Nguyễn Đăng Dung - Vũ Công Giao (2012), “Tư pháp độc lập: một số vấn đề lý luận và thực tiễn (kỳ 2)”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 21.

60 Jean Jacques Rousseau (1992), Bàn về khế ước xã hội, Thanh Đạm dịch, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, tr.17

61 Jean Jacques Rousseau (1992), Bàn về khế ước xã hội, Thanh Đạm dịch, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, tr.175.

62 Phạm Thị Duyên Thảo (2012), “Sửa đổi Hiến pháp năm 1992: nên trao quyền GTPL cho Tòa án”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 8.

63 Cao Vũ Minh, “Một niềm tin, bốn triển vọng và năm thách thức trong tiến trình thừa nhận quyền GTPL của toà án”, Kỷ yếu Hội thảo Giải thích pháp luật, Khoa Luật Hành chính- Nhà nước, Đại học Luật TP.

HCM, T5/2016.

Một phần của tài liệu Giải thích pháp luật của tòa án (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)