CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT CỦA TOÀ ÁN
1.3. Giải thích pháp luật của toà án ở một số nước trên thế giới
1.3.1. Giải thích pháp luật ở Đức
Đức là một nước theo hệ thống dân luật, cụm từ “giải thích pháp luật thành văn” ở nước này có thể được hiểu là sự giảng giải của thẩm phán về ngữ nghĩa của thuật ngữ, cụm từ hình thành nên quy phạm pháp luật, chứa đựng trong văn bản pháp luật do nghị viện và cơ quan quản lý nhà nước ban hành.
Ở Đức, cơ quan có thẩm quyền GTPL thành văn được trao cho toà án, mặc dù không có văn bản pháp luật nào của Đức quy định rõ toà án có thẩm quyền này.
Tuy nhiên, nền tảng pháp lý cho thẩm quyền GTPL thành văn của toà án cũng như những chỉ dẫn quan trọng trong GTPL thành văn đã được toà án hiến pháp liên bang xác nhận khi tuyên bố “Trong giải thích và áp dụng pháp luật, đặc biệt đối với những điều khoản chung, toà án phải xem xét đến những chuẩn mực có giá trị của luật cơ bản”64. Mặc dù ở Đức, toà án hiến pháp Liên bang không phải là cấp xét xử cuối cùng trong hệ thống toà án giống như toà án tối cao của Mỹ nhưng hiến pháp cộng hoà liên bang Đức đã tạo cơ sở pháp lý để toà án hiến pháp liên bang có thể xem xét tính hợp hiến đối với hành vi của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp ở cả cấp liên bang và cấp bang. Vì vậy toà án liên bang có thể kiểm tra tính hợp hiến của tất cả các bản án đã tuyên của các cấp toà trong hệ thống toà án Đức và vô hình chung, theo hiến pháp liên bang, toà án này đã trở thành cấp xét xử cuối cùng và là toà cao nhất, quyền lực nhất trong hệ thống toà án Đức.
64 D. Neil MacComrick & Robert S. Summers (1991), Interpreting Statutes: A Comparative Study, Dartmouth Publising Company, tr.113.
Trên thực tế, Toà án hiến pháp liên bang cũng chỉ giới hạn thẩm quyền của mình trong việc phán xét những phán quyết đang có tranh cãi của toà án cấp dưới, xem liệu phán quyết đó có được tuyên trên cơ sở nhận thức sai lệch của toà án cấp dưới về nghĩa của các quyền cơ bản của con người được bảo vệ trong hiến pháp hay không hoặc liệu cách giải thích luật của toà án cấp dưới có vi phạm quyền con người cơ bản hiến định hay không.
Như vậy, các toà án Đức đều có quyền GTPL thành văn trong quá trình xét xử nhưng giá trị hiệu lực của những giải thích đó, trong một số trường hợp còn phụ thuộc vào sự công nhận của toà án liên bang.
Tương tự như vấn đề cơ sở pháp lý cho chủ thể có thẩm quyền GTPL, thì hiện nay, ở Đức hầu như không có quy định cụ thể nào cho phương pháp GTPL.
Quy định về GTPL thành văn dường như chỉ có thể tìm thấy trong các văn bản pháp luật cổ ban hành từ cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XIX và trên thực tế, việc GTPL thành văn ở Đức chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi hiến pháp. Mặc dù, hiến pháp cũng không đặt ra những quy tắc GTPL thành văn, nhưng hiến pháp lại chứa đựng các nguyên tắc ràng buộc thẩm pháp trong hoạt động này. Bởi lẽ, hiến pháp có giá trị tối thượng, nghĩa là mọi văn bản không được trái với hiến pháp, cho nên, việc giải thích và áp dụng pháp luật cũng không được vi hiến. Nói cách khác, cơ quan tư pháp trong quá trình áp dụng pháp luật để xét xử cũng phải đảm bảo GTPL thành văn sao cho hợp hiến.
Một số phương pháp GTPL thành văn ở Đức:
Phương pháp giải thích theo nghĩa đen: GTPL theo nghĩa đen là cách giải thích không trái với câu từ được sử dụng trong quy phạm pháp luật cũng như cấu trúc ngữ pháp của câu văn cần giải thích. Quy tắc này được áp dụng khi thuật ngữ được sử dụng trong điều khoản quy định pháp luật được giải thích có định nghĩa pháp lý chính thống. Áp dụng quy tắc này, toà án không được phép GTPL thành văn trái với nghĩa đen của từ ngữ nhưng được giải thích rộng và đó được coi là việc làm hữu ích. Bên cạnh đó, việc giải thích cần được đặt trong ngữ cảnh của toàn bộ đạo luật. Khi đó, việc giải thích sẽ áp dụng cả hai quy tắc là giải thích theo nghĩa đen hoặc giải thích theo hệ thống.
Phương pháp giải thích theo lịch sử lập pháp: quy tắc này đòi hỏi người giải thích phải tìm kiếm những nghĩa của quy định pháp luật từ cội nguồn của quy định đó, tức là dựa là lịch sử soạn thảo ra văn bản. Cách giải thích này đòi hỏi: Dự định lập pháp phải được ghi chép trong các bản dự thảo luật có liên quan và biên bản thảo luận của nghị viện khi thông qua luật; Những phát triển, phát sinh hay sửa đổi kế tiếp của quy định pháp luật. Đây là quy tắc giải thích được áp dụng khá phổ biến ở nước Đức và các nước theo hệ thống dân luật (Civil Law). Như vậy theo quy tắc này thì chủ thể GTPL sẽ trong vai trò nhà “khảo cổ”, đi tham khảo và tìm hiểu ý chí của các chủ thể khi thảo luận thông qua dự luật tại nghị viện. Tuy nhiên, khi vận dụng quy tắc này vào hoạt động GTPL, thì toà án cần xem xét cả hai khía cạnh là dự định chủ quan của nhà lập pháp và nội dung khách quan được diễn đạt trong quy định pháp luật được hiểu trong hoàn cảnh áp dụng quy dịnh. Đặc biệt, đối với quy phạm pháp luật đã được ban hành từ nhiều năm trước, dự định lập pháp có có thể được bỏ qua để ưu tiên cho nghĩa khách quan đương thời của thuật ngữ hay quy phạm cần giải thích.
Phương pháp giải thích hệ thống: Giải thích hệ thống đòi hỏi thẩm phán phải đặt quy phạm pháp luật cần giải thích trong mối quan hệ với các quy phạm pháp luật khác trong văn bản pháp luật và thậm chí là trong cả hệ thống pháp luật. Yêu cầu này được đặt ra nhằm đảm bảo tính nhất quán và chặt chẽ của toàn bộ hệ thống pháp luật. Nếu quy định pháp luật rõ ràng và có một nghĩa nhưng việc áp dụng nói lại dẫn đến kết quả vô lý hay mâu thuẫn với hay nếu áp dụng các giải thích theo nghĩa đen thì cho thấy quy phạm cần được giải thích có nhiều cách hiểu, khi đó, toà án sẽ không chấp nhận con đường giải thích theo nghĩa đen thuần tuý đó. Vì vậy, trong quá trình giải thích nghĩa của quy phạm cần lưu ý tới nghĩa của thuật ngữ đó trong toàn bộ văn bản để nhằm hài hoà theo chiều ngang. Việc “hài hoà” này không chỉ dừng lại trong một đạo luật mà nó còn được áp dụng thông qua hoạt động nghiên cứu so sánh giữa các đạo luật trong một hệ thống pháp luật, giữa các hệ thống pháp luật khác nhau. Đây không phải là quy tắc đặc thù của nước Đức, nó còn được áp dụng ở một số nước khác như Anh, Mỹ.
Phương pháp GTPL theo mục đích ban hành quy phạm: Phương pháp giải thích này dựa vào mục đích của quy định pháp luật cần giải thích. Đó có thể là mục đích khách quan, là phải tìm hiểu mục tiêu hợp lý hay chức năng xã hội của quy phạm pháp luật. Hoặc là mục đích chủ quan, là phải tìm hiểu dự định của nhà làm
luật, tức là dự định lập pháp. Theo đó thì cách giải thích theo nghĩa khách quan của quy phạm pháp luật thường có “sức nặng” hơn so với dự định thực tế ban đầu của nhà làm luật. Quy tắc này cho phép toà án Đức giải quyết được những nhu cầu thực tiễn do sự thay đổi nhanh chóng của kinh tế - xã hội, từ đó được sử dụng một quy phạm nhất định trong tình huống tương tự mà khi nhà làm luật soạn thảo ra quy định khong dự liệu được. Tuy nhiên, quy tắc này chỉ được sử dụng khi có các điều kiện sau: Một là có lỗ hổng trong quy định pháp luật, hai là các nhà làm luật không cố ý tạo ra lỗ hổng đó, ba là giữa tình huống cần giải quyết và quy phạm định áp dụng tương tự có thể so sánh tương đồng được65.