Quy định cơ sở pháp lý về thẩm quyền giải thích pháp luật chính thức

Một phần của tài liệu Giải thích pháp luật của tòa án (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT CỦA TOÀ ÁN Ở VIỆT NAM – KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

2.3. Kiến nghị giải pháp hoàn thiện

2.3.1. Quy định cơ sở pháp lý về thẩm quyền giải thích pháp luật chính thức

Hiện nay Uỷ ban thường vụ quốc hội là chủ thể có thẩm quyền chính thức GTPL. Quy định này xuất phát từ nguyên tắc tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước Việt Nam, từ tư duy truyền thống về lập pháp ở các nhà nước theo chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa và hệ thống dân luật (Civil law) trước đây.

Tuy nhiên, về mặt lý luận cũng như thực tiễn cho thấy rằng quy định về chủ thể giải thích pháp luật là UBTVQH có những bất cập nhất định. Chẳng hạn như số lần giải thích pháp luật tính đến thời điểm này “chưa được nhiều” nếu không muốn nói là hầu như bị “quên lãng”, bản chất của hoạt động GTPL thiên về “lập pháp bổ

89 Nguyễn Ngọc Điện, “Tôn trọng pháp luật, lách luật và ứng xử của Nhà nước”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 115, năm 2008.

sung”, nghĩa là gắn thêm những quy định mới, bổ sung để hoàn thiện hơn là thay vì giải thích để làm rõ nghĩa những quy định đã có rồi. Hoạt động lập pháp bổ sung như vậy chỉ nên được thực hiện bởi cơ quan lập pháp, không đúng với bản chất và ý nghĩa của hoạt động GTPL. Trao quyền cho UBTVQH như vậy theo tác giả Nguyễn Đăng Dung là có sự nhầm lẫn giữa lập pháp và tư pháp90. Đồng thời, GTPL cần gắn với thực tế khách quan, từng hoàn cảnh điều kiện cụ thể mới đảm bảo được tính khách quan, dân chủ thì nếu trao thẩm quyền GTPL cho UBTVQH theo quy định pháp luật hiện hành như vậy thì khó mà đảm bảo được tính linh hoạt - phải xuất phát từ thực tiễn, gắn với từng vụ việc cụ thể trong hoạt động áp dụng pháp luật.

Cơ sở lý thuyết quy định như vậy nên trên thực tế GTPL có thể thực hiện bởi các chủ thể khác nhau, dưới những hình thức khác nhau, đi theo những phương pháp và mục đích cũng khác nhau khó mà xác định được. Điều này chứng tỏ quy định pháp luật hiện hành về GTPL không có tính khả thi trên thực tiễn. Mà pháp luật được đặt ra là để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh, quy định pháp luật cần phải đi vào thực tiễn cuộc sống và phát huy “hiệu quả”. Thì trong trường hợp này, quy định về GTPL của UBTVQH cả về lý luận cũng như thực tế đều có “vấn đề”, trong khi nhu cầu giải thích pháp luật thì xuất hiện hằng ngày xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy thì không khác nào pháp luật được ban hành chỉ

“để cho có”, để trang trí cho văn bản quy phạm pháp luật chứ không có giá trị và ý nghĩa thi hành.

Do đó, tác giả kiến nghị quy định cơ sỏ pháp lý về thẩm quyền GTPL chính thức cho toà án. Cụ thể như sau:

Một là sửa đổi Luật tổ chức toà án nhân dân, trao quyền giải thích pháp luật cho toà án. Trong trường hợp, pháp luật không quy định hoặc quy định không rõ thì thẩm phán, sau khi thụ lý vụ án, phát hiện ra các vấn đề pháp lý cần giải thích, sẽ

“sáng tạo pháp luật”91 bởi vì việc áp dụng pháp luật không thể bỏ qua việc giải thích pháp luật. Quyền GTPL của toà án sẽ bao gồm cả giải thích hiến pháp và giải thích các văn bản quy phạm pháp luật còn lại. Đồng thời, thẩm quyền GTPL sẽ được trao

90 Nguyễn Đăng Dung, “Quốc Hội Việt Nam trong nhà nước pháp quyền”, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2007, tr.227.

91 C.Mác và Ph. Engghen (1995), Toàn tập, tập 1, NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.395.

cho tất cả các cấp toà, tất cả các thẩm phán. Trong đó, quyền GTPL và GTHP cao nhất thuộc về toà án tối cao. Điều này xuất phát từ thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt đỗng xét xử đã được phân tích trên đây.

Hai là sửa đổi Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ. Như đã trình bày, “án lệ” chính là một trong các sản phẩm GTPL của toà án, và để sản phẩm GTPL này phát huy hiệu quả trong quá trình áp dụng pháp luật một các thống nhất và trật tự, tác giả kiến nghị sửa đổi một số điều khoản của nghị quyết, cụ thể là về cách thức công bố án lệ, nên quy định công bố án lệ dưới hình thức bản án, quyết định của tòa án có thể kèm theo phần tóm tắt thay cho hình thức công bố án lệ mẫu như hiện nay nhưng cần phải cải cách viết phần lập luận trong bản án, quyết định92. Bên cạnh đó, nên bổ sung phần lập luận thông qua án lệ của Hột đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao, bởi đó là các ý kiến trái chiều đưa ra những lập luận khác nhau giải thích giá trị tham khảo áp dụng của bản án, quyết định được công nhân là án lệ. Đồng thời, thực hiện thường quyên hơn việc công bố những bản án, quyết định của toà án. Việc đăng tải công khai và thường xuyên các án lệ không chỉ tạo điều kiện tuận lợi cho việc tra cứu, áp dụng mà con là tiền đề cho việc thực hiện hoạt động giám sát, chống các hiện tượng lạm quyền, tiêu cực. Cuối cùng, nghị quyết nên được sửa đổi bổ sung cơ chế kiểm soát đối với việc áp dụng án lệ của thẩm phán, hội thẩm để tăng cường “tính trách nhiệm” của hoạt động áp dụng áp dụng án lệ trên thực tế, đảm bảo cho mục đích và giá trị của các án lệ được phát huy một cách có hiệu quả.

Tuy nhiên, sửa đổi Luật theo quy định của Luật ban hành quy phạm pháp luật 2015 là một quy trình khá phức tạp, cũng như thời gian để sửa đổi là khá dài.

Trong khi nhu cầu GTPL của toà án là mỗi ngày, là thường xuyên liên tục trong quá trình thực hiện hoạt động giải quyết các vụ việc cụ thể. Do đó, trong thời gian chờ sửa đổi Luật, theo quan điểm tác giả là nên tạo cơ chế thi hành cho hoạt động GTPL trên thực tế, cụ thể là trong các nghị quyết hay thông tư do toà án ban hành cần ghi nhận một số vấn đề cơ bản mang tính quyết định đến kết quả GTPL, và một trong những vấn đề cơ bản đó là nguyên tắc và phương pháp GTPL, có như vậy mới tránh

92 Đỗ Thanh Trung, “Hoạt động áp dụng án lệ của Tòa án: Một số bất cập và hướng hoàn thiện, tạp chí toà án nhân dân” https://tapchitoaan.vn/bai-viet/an-le/hoat-dong-ap-dung-an-le-cua-toa-an-mot-so-bat-cap-va- huong-hoan-thien (truy cập ngày 1/12/2018).

được hiện tượng thẩm phán “lạm quyền” thực hiện hoạt động GTPL theo ý chí cá nhân mà không đảm bảo những nguyên tắc của GTPL.

Một phần của tài liệu Giải thích pháp luật của tòa án (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)