Giải thích pháp luật thông qua ban hành quyết định giám đốc thẩm, báo cáo tổng kết kinh nghiệm xét xử, công văn

Một phần của tài liệu Giải thích pháp luật của tòa án (Trang 54 - 57)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT CỦA TOÀ ÁN Ở VIỆT NAM – KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

2.2. Thực tiễn các hình thức giải thích pháp luật của toà án

2.2.2. Giải thích pháp luật thông qua ban hành quyết định giám đốc thẩm, báo cáo tổng kết kinh nghiệm xét xử, công văn

Một trong những loại văn bản hay chứa đựng các nội dung GTPL của tòa án trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình là Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Trong loại văn bản áp dụng pháp luật này, có thể thấy Tòa án nhân dân tối cao đã tiến hành giải thích pháp luật qua việc nhận định, lập luận về các quy phạm pháp luật liên quan để phục vụ cho việc ra phán quyết của tòa án

Ví dụ: Quyết định giám đốc thẩm số 02/2017/DS-GĐT ngày 15/2/2017 của Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao về việc tranh chấp thừa kế.

Hoạt đông giải thích pháp luật của tòa án còn thể hiện trong các Báo cáo tổng kết công tác xét xử hằng năm của tòa án nhân dân tối cao, công văn hướng dẫn xét xử

Báo cáo tổng kết công tác xét xử của các tòa thuộc Tòa án nhân dân tối cao chính là đúc kết kinh nghiệm trong quá trình xét xử hằng năm của tòa. Các vụ việc do tòa án các cấp đã giải quyết cũng như các cách giải quyết, các hướng giải quyết

77 Điều 1 Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP được ban hành ngày 28/10/2015 về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ.

78 Khoản 3 Điều 7 Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP được ban hành ngày 28/10/2015 về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ.

79 Khoản 2 Điều 8 Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP được ban hành ngày 28/10/2015 về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ.

hoặc các vấn đề còn chưa thống nhất trong quá trình xét xử mỗi năm đều được Tòa án nhân dân tối cao tổng kết lại trong các báo cáo tổng kết công tác xét xử để nhằm đạt đến sự thống nhất áp dụng pháp luật trong hệ thống tòa án. Những lập luận, diễn giải nhằm xác định chính xác các quy phạm pháp luật, nhằm làm cho hiểu rõ pháp luật khi tổng kết các vụ việc đã được tiến hành trong năm, hoặc bày tỏ quan điểm đối với các cách giải quyết những vụ việc pháp lý cụ thể, hoặc đưa ra phương thức xử lý vấn đề còn đang tồn động, đang tranh luận, hoặc đang chờ sự quyết định từ pháp Tòa án nhân dân tối cao… chính là những biểu hiện rõ nét của việc GTPL trong năm đó của các tòa trong quá trình hoạt động.

Công văn là văn bản hành chính do Toà án nhân dân tối cao ban hành để hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động xét xử của các toà án cấp dưới. Bởi vì trên thực tế, hoạt động áp dụng pháp luật của các toà án cấp dưới khó tránh khỏi những vướng mắc hoặc mâu thuẫn, hiểu không thống nhất về quy định pháp luật giữa các toà.

Theo đó, toà án cấp dưới sẽ đề nghị toà án tối cao hướng dẫn, chỉ đạo và toà án tối cao sẽ ra công văn nhằm mục đích hướng dẫn thống nhất xét xử. Không thể phủ nhận rằng nội hàm của công văn là nhằm sáng tỏ quy phạm pháp luật, hay nói cách khác, là biểu hiện cho hoạt động GTPL.

Ví dụ: Công văn số 254/TANDTC-PC do Toà án nhân dân tối cao ban hành ngày 26/11/2018 hướng dẫn giải quyết về việc người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu theo quy định tại điều 155 của Bộ luật tố tụng hình sự. Theo đó thì người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút đơn tại các thời điểm khác nhau trong các giai đoạn tố tụng hình sự sẽ dẫn tới những hệ quả pháp lý khác nhau, trong khi tại quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự chỉ quy định: “Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng với vụ án”80 mà không giới hạn về thời điểm mà người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu.

Công văn do Toà án nhân dân tối cao ban hành không phải là văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật ban hành VBQPPL 2015, song trên thực tế không thể phủ nhận “sức mạnh” của các loại văn bản này. Chỉ xét riêng công văn

80 Khoản 2 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

hướng dẫn nghiệp vụ xét xử trong các lĩnh vực khác nhau thì trong năm 2018 tính đến ngày 26/11 đã có đến 254 công văn81, một con số không hề nhỏ so với các văn bản quy phạm pháp luật do toà án ban hành . Có thể nhận thấy một thực tế là việc ban hành công văn để hướng dẫn nghiệp vụ xét xử của toà án chắc chắn theo một quy trình đơn giản hơn so với ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo được yếu tố nhanh gọn, linh hoạt. Xét về hiệu lực pháp lý, tất nhiên là công văn không thể có giá trị pháp lý “mạnh” như nghị quyết hay thông tư do toà án ban hành, song công văn cũng được xem là một sản phẩm giải thích pháp luật của toà án tối cao, được các toà án cấp dưới vận dụng trong quá trình xét xử các vụ việc cụ thể.

Tương tự, báo cáo tổng kết kinh nghiệm xét xử cũng không phải là VBQPPL, chỉ là văn bản tổng hợp các bản án “điển hình” của toà án tối cao, sau đó toà án cấp dưới trong quá trình xét xử, nếu thấy vụ việc đang giải quyết có tình tiết tương tự, mà có khó khăn hay vướng mắc thì có thể tham khảo báo cáo tổng kết.

Tuy nhiên, như đã trình bày thì cả công văn và báo cáo tống kết kinh nghiệm xét xử cũng chỉ là văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật do toà án ban hành chứ không phải là VBQPPL, do đó khi đưa ra căn cứ cho phán quyết của mình thì thẩm phán cần dựa vào các quy định của pháp luật chứ không phải cơ sở là công văn hay báo cáo tổng kết. Đồng thời, chính vì không phải là VBQPPL nên công văn, báo cáo tổng kết sẽ không có tính bắt buộc chung và do đó, không có giá trị bắt buộc phải áp dụng chính xác như hướng dẫn nếu vụ việc mà thẩm phán đang giải quyết có tình tiết tương tự.

Mảng GTPL này của tòa án, mặc dù về lý thuyết, không phải là GTPL chính thức, không có giá trị bắt buộc phải áp dụng, vị trí của nó chỉ một loại văn bản không có hiệu lực pháp lý bắt buộc chung, nhưng trong thực tế, nó đã có ảnh hưởng mạnh đến việc thực thi và áp dụng pháp luật của các chủ thể liên quan, nhất là các tòa án cấp dưới, đồng thời, nó cũng phần nào có tác động mang tính định hướng của Tòa án nhân dân tối cao khi ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền hoặc trả lời bằng công văn khi các tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao xin ý kiến.

81 Cổng thông tin điện tử toà án nhân dân tối cao https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/chi-tiet-chi- dao-dieu-hanh?dDocName=TAND054463 (truy cập ngày 8/12/2018).

Một phần của tài liệu Giải thích pháp luật của tòa án (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)