Giải thích pháp luật thông qua ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Giải thích pháp luật của tòa án (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT CỦA TOÀ ÁN Ở VIỆT NAM – KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

2.2. Thực tiễn các hình thức giải thích pháp luật của toà án

2.2.1. Giải thích pháp luật thông qua ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Theo Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, thì toà án được ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể là Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư liên tịch của Tòa án nhân dân tối cao với các chủ thể khác theo thẩm quyền.

Mặc dù theo quy định của pháp luật thì, Tòa án nhân dân tối cao không trực tiếp được giao quyền GTPL, tuy nhiên, nếu theo dõi nội dung các văn bản quy

73 Xem Điều 14 Bộ luật dân sự năm 2015.

74 Nguyễn Thị Sinh Hiền, “Thẩm quyền giải thích pháp luật”, Kỷ yếu hội thảo Giải thích pháp luật, Đại học Cần Thơ, T6/2018.

phạm pháp luật theo thẩm quyền mà Tòa án nhân dân tối cao ban hành, thì trong các văn bản đó có rất nhiều nội dung nhằm diễn giải, “làm cho hiểu rõ pháp luật”. Nếu thừa nhận các “yếu tố” đó là GTPL theo nghĩa rộng nhất của hoạt động này, thì có thể thấy, các nội dung giải thích pháp luật trong những văn bản trên của Tòa án nhân dân tối cao là những nội dung hướng dẫn, quy định chi tiết, tuy không phải GTPL chính thức (vì không có thẩm quyền) nhưng lại rất gần với GTPL chính thức, cụ thể là giải thích pháp luật mang tính quy phạm. Xét về tính chất pháp lý, nghị quyết hay thông tư liên tịch là văn bản quy phạm pháp luật. Mà “văn bản quy phạm pháp luật là văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật”75, trong đó, “quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện”76. Như vậy, sản phẩm GTPL của toà án khi được thể hiện dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật (nghị quyết, thông tư liên tịch) sẽ có giá trị pháp lý mang tính bắt buộc chung, áp dụng thống nhất trên toàn vẹn lãnh thổ nói chung và trong ngành toà án nói riêng, nhằm mục đích giúp cho hoạt động xét xử mang tính thống nhất và phát huy hiệu quả, góp phần hoàn thành nhiệm vụ của toà án.

Tính hiệu lực của các nội dung, yếu tố GTPL của Tòa án chứa đựng trong các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên được thể hiện rõ qua thực tế: khi Tòa án cấp dưới không tuân thủ các quy định chứa đựng trong các văn bản quy phạm pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao, tức là không tuân thủ phần nào các yếu tố của GTPL trong các văn bản quy phạm đó, dẫn đến việc kết quả áp dụng pháp luật của tòa án cấp dưới có thể bị hủy bỏ. Những hướng dẫn mang tính chuyên môn của Tòa án nhân dân tối cao đối với các tòa địa phương là những hướng dẫn mà các tòa địa phương bắt buộc phải thi hành.

Ví dụ 1: Tại điều 5 Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC ban hành ngày 05/11/2018 hướng dẫn áp dụng “Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của bộ luật hình sự” giải thích như thế nào là

75 Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

76 Khoản 1 Điều 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

hành vi chiếm đoạt cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm.

Ví dụ 2: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/7/2011 hướng dẫn cách xác định độ tuổi đối với bị can, bị cáo và người bị hại là người chưa thành niên. Theo đó, việc xác định độ tuổi của người bị hại theo hướng có lợi cho bị can, bị cáo cụ thể như sau:

“- Trường hợp xác định tháng sinh cụ thể, nhưng không xác định được ngày sinh trong tháng đó thì lấy ngày mùng một của tháng đó làm ngày sinh;

- Trường hợp xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý đó thì lấy ngày mùng một của tháng đầu của quý đó làm ngày sinh;

- Trường hợp xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm đó thì lấy ngày mùng một tháng Giêng hoặc ngày mùng một tháng Bảy tương ứng của năm đó làm ngày sinh;

- Trường hợp xác định được năm sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày tháng sinh thì lấy ngày mùng một tháng Giêng của năm đó làm ngày sinh.

- Trường hợp không xác định được năm sinh của người bị hại là người chưa thành niên thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi của họ”.

Như đã trình bày ở trên, trao quyền tạo lập án lệ cho toà án có nghĩa là tòa án đã gián tiếp được trao quyền GTPL bởi án lệ chính là kết quả, là sản phẩm của hoạt động GTPL của toà án. Theo nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 về quy định lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ thì “Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các toà án nghiên cứu, áp dụng trong

xét xử”77. Đồng thời nghị quyết cũng quy định về quy trình các bước để một bản án, vụ việc được phát triển thành án lệ bao gồm từ đề xuất án lệ, đến lấy ý kiến án lệ được đề xuất, lập hội đồng tư vấn án lệ và sau khi được hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao biểu quyết thông qua án lệ thì Chánh án toà án nhân dân tối cao sẽ công bố án lệ dưới hình thức văn bản là “Quyết định” do chính Chánh án ban hành.

Án lệ sẽ được đăng trên Tạp chí toà án nhân dân, cổng thông tin điện tử toà án nhân dân tối ca, được gởi cho các toà án và được đưa vào tuyển tập án lệ xuất bản theo định kỳ 12 tháng78. Đồng thời nghị quyết cũng quy định về nguyên tắc áp dụng án lệ trong xét xử như sau, “khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau”79.

Một phần của tài liệu Giải thích pháp luật của tòa án (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)