Cơ sở pháp lý về giải thích pháp luật của toà án

Một phần của tài liệu Giải thích pháp luật của tòa án (Trang 47 - 51)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT CỦA TOÀ ÁN Ở VIỆT NAM – KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

2.1. Cơ sở pháp lý về giải thích pháp luật của toà án

Việt Nam qua các thời kỳ trao quyền GTPL (Hiến pháp năm 1959) và quyền giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh (Hiến pháp năm 1980, 1992 và năm 2013) cho UBTVQH. Câu hỏi đặt ra là “Quốc hội nước ta có trao quyền GTPL cho tòa án hay không?”

Hiến pháp hiện hành chỉ trao quyền giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh cho UBTVQH, còn thẩm quyền GTPL mang tính vụ việc thì không được đề cập, cũng không có quy định nào khẳng định rằng tòa án nước ta không có thẩm quyền GTPL. Cụm từ “Tòa án thực hiện quyền tư pháp” được quy định tại khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 chưa từng được giải thích. Xuất phát từ quy định toà án mang bản chất là cơ quan tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thông qua chức năng chính là xét xử các vụ án, vụ việc cụ thể. Tuy không trực tiếp ghi nhận quyền GTPL cho toà án, xong trên thực tế, thông qua hoạt động áp dụng pháp luật để thực hiện chức năng xét xử, trong trường hợp không có quy định rõ ràng từ pháp luật, để thực hiện tốt chức năng xét xử thì không còn cách nào khác, toà án cần phải GTPL để áp dụng vào từng vụ án, vụ việc cụ thể.

Nếu nội hàm quyền tư pháp bao gồm quyền GTPL như cách hiểu của Hiến pháp Mỹ, Úc đã được đề cập thì tòa án Việt Nam có thẩm quyền GTPL. Tuy nhiên, có thể thấy rằng đây chỉ là cách suy luận của tác giả về việc toà án được trao quyền GTPL một cách “gián tiếp” thông qua sự ghi nhận “toà án thực hiện quyền tư pháp”, còn trên thực tế, hiến pháp 2013 dường như không quy định một cách trực tiếp thẩm quyền GTPL chính thức cho toà án.

Theo luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2014, tại điều 20 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao thì:

“1. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

2. Giám đốc việc xét xử của các tòa án khác, trừ trường hợp do luật định.

3. Tổng kết thực tiễn xét xử của các tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử…”

Tiếp đó, tại điều 22 có quy định:

“Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng;

b) Ban hành nghị quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật;

c) Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử;

d) Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của Tòa án nhân dân để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;

đ) Tham gia ý kiến đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội;

e) Thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và dự thảo văn bản pháp luật giữa Tòa án nhân dân tối cao với cơ quan có liên quan theo quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật.”

Như vậy, qua quy định cụ thể của pháp luật thì toà án tối cao được trao quyền “Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các

tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử;” và “Tổng kết thực tiễn xét xử của các tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử”, hai hoạt động trên được thể hiện dưới các hình thức sau đây:

Một là ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể là: Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Hai là ban hành công văn, báo cáo tổng kết của ngành toà án, tuy đây không phải là những văn bản quy phạm pháp luật nhưng có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo đường lối xét xử, hướng dẫn các toà án cấp dưới đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật.

Bên cạnh đó, thừa nhận sự tồn tại án lệ ở Việt Nam cũng đồng nghĩa với sự thừa nhận một cách gián tiếp trao quyền giải thích pháp luật cho toà án. Xuất phát từ sự định hướng trong Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã chủ trương “nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán (kể cả tập quán, thông lệ quốc tế) và quy tắc của các hiệp hội nghề nghiệp, góp phần bổ sung và hoàn thiện pháp luật”. Tiếp đó, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp cũng xác định rõ “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm”.

Trên cơ sở định hướng của Đảng, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 đã chính thức ghi nhận thuật ngữ án lệ. Theo đó, điểm c khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định: “Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”. Ngày 28/10/2015, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ. Trên cơ sở đó, từ ngày 06/4/2016 đến nay, Tòa án nhân dân tối

cao đã ban hành 16 án lệ. Quy trình lựa chọn, công bố án lệ nêu trên là kết quả của quá trình GTPL của tòa án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật thống nhất trong công tác xét xử của tòa án. Như vậy khi tòa án có quyền tạo lập án lệ có nghĩa là tòa án đã gián tiếp được trao quyền GTPL bởi án lệ chính là kết quả của hoạt động GTPL của toà án.

Mặt khác, như đã phân tích ở trên, tòa án không được phép từ chối thụ lý vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.70 Tòa án được yêu cầu áp dụng lần lượt các nguồn theo thứ tự ưu tiên từ tập quán, tương tự pháp luật, nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định71. Liệu tòa án có thể giải quyết các vụ việc bằng nguyên tắc chung của pháp luật hay tương tự pháp luật mà không GTPL?

Ví dụ: Về căn cứ để áp dụng tương tự pháp luật72 (nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, lẽ công bằng) bao gồm:

- Quan hệ dân sự phát sinh không có quy phạm pháp luật điều chỉnh.

- Các bên trong quan hệ dân sự đó không có thỏa thuận;

- Quan hệ dân sự đó không có tập quán điều chỉnh (hoặc có tập quán nhưng tập quán đó không phù hợp với nguyên tắc chung của pháp luật dân sự);

- Không tồn tại quy phạm pháp luật điều chỉnh cho quan hệ dân sự có tính chất tương tự.

Để giải quyết các tranh chấp về chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhờ người trong nước đứng tên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, để bảo vệ quyền lợi của cả người trả tiền chuyển nhượng nhưng lại không có quyền nhận chuyển nhượng theo quy định của luật đất đai và bảo vệ của người đứng tên nhận chuyển nhượng và quản lý đất sau đó, Tòa án nhân dân tối cao có lẽ đã căn cứ vào những nguyên tắc cơ bản của luật dân sự và lẽ công bằng để đưa ra án lệ số 02/2016/AL với nội dung: “Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã bỏ tiền ra để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhờ người ở trong nước đứng tên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ mình, khi giải quyết tranh chấp thì tòa án phải xem xét và tính công sức bảo quản,

70 Khoản 2 Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

71 Điều 5 và Điều 6 Bộ luật Dân sự năm 2015.

72 Tăng Thanh Phương, Huỳnh Thị Sinh Hiền, “GTPL và áp dụng quy định tương tự pháp luật trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự”, Kỷ yếu hội thảo Giải thích pháp luật, Đại học Cần Thơ, T6/2018.

giữ gìn, tôn tạo làm tăng giá trị quyền sử dụng đất cho người đứng tên hộ; trường hợp không xác định được chính xác công sức của người đó thì cần xác định người thực chất trả tiền để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và người đứng tên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ có công sức ngang nhau để chia phần giá trị chênh lệch tăng thêm so với tiền gốc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ban đầu”. Có thể nói, việc bổ sung thêm nguyên tắc “áp dụng tương tự pháp luật”

(có nội dung là áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, lẽ công bằng) ở khoản 2 Điều 6 Bộ luật dân sự năm 2015 tỏ ra cần thiết khi chính Bộ luật này đưa vào một nguyên tắc mới liên quan đến bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân:

“Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”73.

Dù kết quả của việc trả lời câu hỏi là “Quốc hội nước ta có trao quyền GTPL cho tòa án hay không” ra sao thì chính các thẩm phán vẫn là người GTPL thường xuyên nhất để xác định nội dung, ý nghĩa cụ thể cho từng quy định cũng như phạm vi áp dụng của nó74.

Một phần của tài liệu Giải thích pháp luật của tòa án (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)