Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án phúc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự theo pháp luật tố tụng dân sự của một số nước

Một phần của tài liệu Hoạt động thu thập chứng cứ của tòa án phúc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự (Trang 20 - 26)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN PHÚC THẨM TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ

1.4. Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án phúc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự theo pháp luật tố tụng dân sự của một số nước

Qua nghiên cứu, so sánh hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án phúc thẩm trong giải quyết vụ án dân sự theo pháp luật tố tụng dân sự của một số nước, tác giả nhận thấy khả năng và điều kiện của mình có giới hạn, do đó tác giả chỉ tập trung nghiên cứu, so sánh pháp luật tố tụng dân sự của một số quốc gia như: pháp luật tố tụng dân sự của Liên bang Nga, pháp luật tố tụng dân sự của Cộng hòa Pháp, pháp luật tố tụng dân sự Cộng hòa Liên bang Đức. Bởi vì, hệ thống pháp luật tố tụng dân

sự của các quốc gia này có cùng nguyên tắc tố tụng, tranh tụng, xét xử tương tự như pháp luật tố tụng dân sự của Việt Nam.

1.1.1 Theo pháp luật của Liên bang Nga

Bộ luật Tố tụng dân sự của Liên bang Nga được Quốc hội (Duma) thông qua ngày 23/10/2002 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2003 (sau đây gọi là Bộ luật tố tụng dân sự Liên bang Nga). Bộ luật này được ban hành để thay thế Bộ luật Tố tụng dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga năm 19649. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2003 của Liên bang Nga có cơ cấu hoàn chỉnh với 7 phần, 47 chương, 446 điều. Sau một thời gian dài áp dụng Bộ luật Tố tụng dân sự năm 1964 của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, các nhà lập pháp Liên bang Nga đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá, tổng kết và đưa ra nhiều cải tiến phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn lịch sử mới.

Ngoài sự thay đổi về số lượng như trong cơ cấu của Bộ luật thể hiện, phải nói đến sự thay đổi về chất lượng, những nội dung mới được bổ sung hoàn toàn hoặc sửa đổi phân lớn. Đó là những quy định về thủ tục rút gọn, quy định về thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận văn bản qui phạm pháp luật không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần, qui định về thủ tục giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền tham gia trưng cầu dân ý của công dân Liên bang Nga, quy định về thủ tục nhận con nuôi, quy định về hạn chế hoặc tước quyền của người chưa thành niên từ 14- 18 tuổi trong việc tự định đoạt thu nhập của mình, quy định về tuyên bố người chưa thành niên có năng lực hành vi đầy đủ, bổ sung một số điểm về thủ tục ở cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm và thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án…

Theo bộ luật tố tụng dân sự Liên bang Nga trong trường hợp đương sự đã dùng mọi biện pháp mà không thu thập chứng cứ được thì Toà án có thể giúp các đương sự thu thập chứng cứ bằng cách yêu cầu các cá nhân cơ quan tổ chức đang lưu giữ chứng cứ cung cấp chứng cứ cho đương sự với điều kiện đương sự phải cung cấp đúng tên của cá nhân cơ quan, tổ chức và địa điểm lưu giữ chứng cứ cần thu thập.

Về chứng cứ và chứng minh, được quy định tại chương VI, có 33 điều, từ điều 55 đến điều 87, quy định về chứng cứ và chứng minh, cụ thể như nghĩa vụ chứng minh, các loại chứng cứ, thủ tục nhập, bảo toàn, đánh giá chứng cứ… Theo quy định về chứng cứ của Bộ luật tố tụng dân sự 2003, “Chứng cứ được thu thập nhưng vi phạm pháp luật không có giá trị pháp lý và không thể được sử dụng làm căn cứ để giải quyết vụ án"10. Tòa án tại nước Nga giữ vai trò tiếp nhận, xem xét, đánh giá chứng cứ “Tòa án quyết định những tình tiết nào có ý nghĩa đối với vụ án, bên nào

9 Là bộ luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/1064.

10 Nguyễn Ngọc Khánh, Trần Văn Trung, Bộ luật Tố tụng dân sự Liên bang Nga, Nxb Tư pháp, Hà Nội 2005, khoản 2, Điều 55, tr.80.

phải có nghĩa vụ chứng minh những tình tiết nào đó và những tình tiết nào phải đưa ra tranh luận, xem xét mặc dù các bên có thẻ không viện dẫn đến chúng”11.

Về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án tại nước Nga, cũng tương đồng với những qui định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2003 của Liên bang Nga qui định “Tòa án có quyền yêu cầu những người tham gia tố tụng xuất trình thêm chứng cứ”12. Tòa án cũng có quyền thu thập chứng cứ, tuy nhiên cũng chỉ hỗ trợ đương sự thu thập chứng cứ trong những trường hợp mà đương sự không thể tự mình thu thập dược, cụ thể là “Trong những trường hợp những người tham gia tố tụng gặp khó khăn trong việc xuất trình chứng cứ, theo yêu cầu của họ, Tòa án có thể giúp đỡ trong việc thu thập và yêu cầu cung cấp chứng cứ”13.

Những biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án theo qui định của Bộ luật tố tụng dân sự Liên bang Nga cũng khá phong phú, và có nhiều biện pháp tương tự như thủ tục tố tụng dân sự của Việt Nam, chẳng hạn như: Xem xét và nghiên cứu chứng cứ tại chổ: “Tòa án có thể xem xét và nghiên cứu thư chứng hoặc vật chứng tại nơi bảo quản hoặc nơi lưu giữ chứng cứ nếu giao, nộp chúng tại Tòa án gặp khó khăn hoặc không thể thực hiện được”14; Ủy thác thu thập chứng cứ: “Trong trường hợp chứng cứ cần thu thập nằm ở những thành phố khác hoặc quận khác, Tòa án ủy thác cho Tòa án nơi đó thực hiện những hành vi tố tụng nhất định”15; Trưng cầu giám định: “Trong trường hợp phát sinh vấn đề cần kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, thủ công thì Tòa án trưng cầu giám định. Việc giám định có thể do cơ quan giám định tư pháp, một hoặc nhiều người giám định khác thực hiện”16. Ngoài ra, trong tố tụng dân sự Liên bang Nga còn có những quy định cụ thể hơn so với tố tụng dân sự Việt Nam như quy định về bảo toàn chứng cứ:

“Trong trường hợp có lý do cho rằng chứng cứ khó bảo toàn, những người tham gia tố tụng có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp bảo toàn chứng cứ”17; hay quy định về xem xét và nghiên cứu ngay tại nơi lưu giữu hoặc nơi Tòa án quyết định, sau đó vật chứng được trả lại cho người xuất trình hoặc chuyển cho tổ chức để sử dụng vật chứng theo đúng mục đích, và trong trường hợp này người nắm giữ vật chứng được hoàn trả vật chứng cùng loại, cùng chất lượng hoặc nhận lại giá trị bằng tiền tương đương giá trị vật chứng”18. Những qui định trên cho thấy, pháp luật tố tụng dân sự của Liên bang Nga có nhiều nét tương tự với pháp luật Tố tụng dân sự Việt Nam, nhưng có nhiều quy định chi tiết và phong phú hơn.

11 Nguyễn Ngọc Khánh, Trần Văn Trung, tlđd 43, khoản 2, Điều 56, tr.80.

12 Nguyễn Ngọc Khánh, Trần Văn Trung, tlđd 43, khoản 1, Điều 57, tr.80.

13 Nguyễn Ngọc Khánh, Trần Văn Trung, tlđd 43, khoản 1, Điều 57, tr.80.

14 Nguyễn Ngọc Khánh, Trần Văn Trung, tlđd 43, Điều 58, tr.81

15 Nguyễn Ngọc Khánh, Trần Văn Trung, tlđd 43, Điều 62, tr.82

16 Nguyễn Ngọc Khánh, Trần Văn Trung, tlđd 43, Điều 79, tr.90

17 Nguyễn Ngọc Khánh, Trần Văn Trung, tlđd 43, Điều 64, tr.83

18 Nguyễn Ngọc Khánh, Trần Văn Trung, tlđd 43, Điều 75, tr.89

Trong Bộ luật tố tụng dân sự Liên Bang Nga quy định cụ thể chế tài xử phạt đối với những trường hợp người được yêu cầu cung cấp chứng cứ không cung cấp chứng mà không có lý do chính đáng. Theo quy định tại khoản 3 Điều 57 Bộ luật tố tụng dân sự Liên Bang Nga thì “những người có chức vụ hoặc công dân không có khả năng cung cấp chứng cứ do Toà án yêu cầu hoặc không thể cung cấp chứng cứ trong thời hạn Toà án ấn định có nghĩa vụ trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu phải thông báo cho Toà án việc đó và phải nêu rõ lý do. Trong trường hợp không thông báo cho Tòa án hoặc không thực hiện yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng thì những người có chức vụ bị phạt tiền đến mức 10 lần lương tối thiểu, công dân bị phạt tiền đến mức 5 lần lương tối thiểu, nếu không phải là người tham gia tố tụng”19.

1.4.2. Theo pháp luật của Cộng hòa Pháp

Bộ luật tố tụng dân sự Cộng hoà Pháp quy định vai trò của Toà án trong việc thu thập chứng cứ là rất lớn. Điều 10, mục 4, chương 1, thiên I, quyển thứ nhất quy định: “Thẩm phán có quyền tự mình quyết định tất cả các biện pháp thẩm cứu mà pháp luật cho phép”. Điều 27 chương 2, thiên I, quyển thứ nhất cũng quy định “ Thẩm phán tự mình tiến hành tất cả những biện pháp thẩm cứu cần thiết, Thẩm phán có quyền nghe lời trình bày của những người có thể làm sáng tỏ vụ việc cũng như những người có quyền lợi liên quan bởi quyết định của thẩm phán mà không bị lệ thuộc vào bất kì thể thức nào”.

Bộ luật tố tụng dân sự Cộng hoà Pháp còn quy định thẩm phán có quyền điều tra và dành 1 mục riêng với 27 điều quy định cụ thể về hoạt động này. Qua nghiên cứu cho thấy hoạt động tố tụng theo Bộ luật dân sự pháp, Thẩm phán được quyền chủ động trong hoạt động thu thập chứng cứ để chứng minh, phục vụ cho việc giải quyết vụ án. Pháp luật cũng có chế tài đối với việc các bên không thực hiện nghĩa vụ giúp đỡ Toà án thu thập chứng cứ. Điều 11, mục 4, chương 1, thiên I, quy định

“các bên đương sự có nghĩa vụ giúp đỡ Thẩm phán thực hiện các biện pháp thẩm cứu và phải chịu mọi hậu quả trong trường hợp không giúp đỡ hoặc từ chối giúp đỡ”.

Trong tố tụng dân sự Pháp, Tòa án (mà chủ yếu là Thẩm phán) cũng có những thẩm quyền rất rộng trong hoạt động thu thập chứng cứ khi tiến hành giải quyết vụ án. “Thẩm phán có quyền tự mình quyết định tất cả các biện pháp thẩm cứu mà pháp luật cho phép”20 ; hoặc “Thẩm phán tiến hành điều tra có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của đương sự, lấy lời khai của bất kỳ người nào xét thấy cần thiết để xác định rõ sự thật”21.

19 BLTTDS Liên Bang Nga 2002, Nxb Tư pháp H.2005, Tr 70.

20 Nhà pháp luật Việt – Pháp (1998), Bộ luật Tố tụng dân sự của nước cộng hòa Pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1998, Điều 10, tr.9

21 Nhà pháp luật Việt – Pháp, tlđd 43, Điều 218, tr.54

Đối với chứng cứ do bên đương sự khác quản lý, thì luật qui định cho Thẩm phán được quyền yêu cầu họ cung cấp: “Nếu một bên đương sự đang nắm giữ một yếu tố cấu thành chứng cứ thì theo yêu cầu của bên kia, Thẩm phán có thể ra lệnh cho họ cung cấp yếu tố cấu thành chứng cứ đó, trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng biện pháp phạt tiền để cưỡng chế”22. Trong trường hợp chứng cứ do người thứ ba quản lý, Thẩm phán cũng có quyền: “Theo đề nghị của một trong các bên đương sự, Thẩm phán có thể yêu cầu hoặc quyết định buộc người thứ ba đang nắm giữ những tài liệu liên quan phải xuất trình tất cả các tài liệu, nếu không có trở ngại chính đáng. Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng biện pháp phạt tiền để cưỡng chế”23. Và “Trong quá trình tố tụng, một bên đương sự dựa vào một công chứng thư hoặc tư chứng thư mà họ không tham gia hoặc một tài liệu do người thứ ba đang giữ, họ có thể yêu cầu Thẩm phán thụ lý vụ kiện ra lệnh cấp cho họ tài liệu hoặc bản sao tài liệu ấy”24.

Dù cho có thẩm quyền thu thập chứng cứ rộng rãi, nhưng cũng tương tự như Tố tụng dân sự Việt Nam hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án Pháp cũng chỉ mang tính chất hổ trợ trong những trường hợp đương sự không thể tự mình cung cấp chứng cứ, chứ không thể thay thế nghĩa vụ của các bên đương sự. Tòa án “chỉ được quyết định tiến hành biện pháp thẩm cứu đối với một sự việc mà bên đương sự nêu ra nhưng không có đầy đủ các yếu tố cần thiết để chứng minh sự việc đó.

Không một trường hợp nào được ra lệnh thực hiện biện pháp thẩm cứu để thay thế sự thiếu trách nhiệm của đương sự trong việc quản lý chứng cứ”25.

Về thể thức tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự Pháp cũng có những quy định rất linh động cho Thẩm phán như: “Thẩm phán tự mình tiến hành tất cả những biện pháp thẩm cứu cần thiết. Thẩm phán có quyền nghe lời trình bày của những người có thể làm sáng tỏ vụ việc cũng như những người có quyền lợi liên quan bởi quyết định của Thẩm phán mà không lệ thuộc vào bất kỳ thể thức nào”26, hoặc “nếu xét thấy yêu cầu là chính đáng, Thẩm phán sẽ ra lệnh cấp bản chính, bản sao hoặc trích tài liệu được yêu cầu tùy từng trường hợp và với những bảo đảm do Thẩm phán ấn định, nếu không tuân theo có thể sẽ bị phạt tiền cưỡng chế thi hành nếu cần”27.

Như vậy, chúng ta thấy rằng, trong tố tụng dân sự của cộng hòa Pháp, hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án cũng có điểm tương đồng với pháp luật tố tụng dân sự của Việt Nam như là chỉ thực hiện khi đương sự không tự mình thu thập chứng cứ được. Tuy nhiên, luật quy định cho Tòa án có thẩm quyền rộng hơn qui

22 Nhà pháp luật Việt – Pháp, tlđd 43, Điều 11, tr.9

23 Nhà pháp luật Việt – Pháp, tlđd 43, Điều 11, tr.9

24 Nhà pháp luật Việt – Pháp 1998, tlđd 43, Điều 138, tr.38

25 Nhà pháp luật Việt – Pháp 1998, tlđd 43, Điều 145, tr.40

26 Nhà pháp luật Việt – Pháp 1998, tlđd 43, Điều 27, tr.13

27 Nhà pháp luật Việt – Pháp 1998, tlđd 43, Điều 139, tr.38

định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam trong hoạt động thu thập chứng cứ về thẩm quyền, phạm vị thu thập và cả thủ tục thu thập chứng cứ. Ngoài nguồn pháp luật hành văn, án lệ của Tòa án Pháp cũng là nguồn bổ sung phong phú cho tố tụng dân sự trong đó có hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án Pháp trong quá trình Thẩm phán giải quyết vụ kiện dân sự.

Bộ luật tố tụng dân sự Cộng hoà Pháp quy định, nếu trong bên đương sự nắm giữ một yếu tố cấu thành chứng cứ thể theo yêu cầu bên kia Thẩm phán có thể ra lệnh cho họ cung cấp yếu tố cấu thành chứng cứ đó trong tố tụng cần thiết có thể áp dụng biện pháp phạt tiền cưỡng chế. Theo đề nghị của một trong các bên đương sự, Thẩm phán có thể yêu cầu hoặc giả định buộc người thứ ba đang nắm giữ những tài liệu liên quan phải xét trình tất cả các tài liệu nếu không có trở ngại chính đáng.

Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng biện pháp phạt tiền để cưỡng chế như với trường hợp trên28.

1.4.3 Theo pháp luật của Cộng hòa liên bang Đức

Trong tố tụng dân sự của nước Cộng hòa Liên bang Đức, việc thu thập chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm cũng chỉ được tiến hành trong một số trường hợp hạn chế. Bộ luật Tố tụng dân sự Cộng hòa Liên bang Đức quy định “Việc thu thập chứng cứ được thực hiện trước Tòa án xét xử. Chỉ trong các trường hợp cụ thể mà luật này qui định việc thu thập chứng cứ mới được giao cho một thành viên của Tòa xét xử hoặc một Tòa khác thực hiện”29. Về hình thức, “nếu việc thu thập chứng cứ cần có một thủ tục đặc biệt, thì sẽ có một quyết định về chứng cứ”30. Bộ luật tố tụng dân sự Cộng hòa Liên bang Đức qui định “Tòa án có thể ra một quyết định về chứng cứ trước thủ tục tranh tụng miệng”31, quyết định này có thể được thực hiện trước khi có thủ tục tranh tụng miệng nếu trong đó qui định: “(1) thu thập chứng cứ được thực hiện trước Thẩm phán theo ủy quyền hoặc Thẩm phán theo yêu cầu (Thẩm phán điều tra); (2) Yêu cầu cơ quan chức năng nhà nước cung cấp thông tin;

(3) Yêu cầu có văn bản trả lời câu hỏi về chứng cứ; (4) Trưng cầu kết quả giám định của giám định viên; (5) Xem xét tận nơi”32. Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án Cộng hòa liên bang Đức được giao cho một Thẩm phán của Tòa xét xử (thẩm phán được ủy quyền) hoặc Thẩm phán của Tòa khác (Thẩm phán theo yêu cầu) thực hiện.

Thẩm phán được ủy quyền thu thập chứng cứ trong trường hợp như sau: “(1) Nếu việc thu thập chứng cứ sẽ do một thành viên của Tòa xét xử thực hiện thì Thẩm phán chủ tọa công bố quyết định về chứng cứ sẽ xác định luôn Thẩm phán được bủy quyền và thời gian thu thập chứng cứ; (2) Nếu không có quy định về thời gian, thì

28 BLTTDS Cộng hoà Pháp, Nxb

29 Điều 355 BLTTDS Cộng hòa Liên bang Đức.

30 Điều 355 BLTTDS Cộng hòa Liên bang Đức.

31 Điều 358 BLTTDS Cộng hòa Liên bang Đức.

32 Điều 358a BLTTDS Cộng hòa Liên bang Đức.

Một phần của tài liệu Hoạt động thu thập chứng cứ của tòa án phúc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự (Trang 20 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)