Thu thập chứng cứ thông qua biện pháp xem xét, thẩm định tại chỗ của Tòa án cấp phúc thẩm

Một phần của tài liệu Hoạt động thu thập chứng cứ của tòa án phúc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự (Trang 37 - 43)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN PHÚC THẨM TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ

1.5. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án phúc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự

1.5.4. Thu thập chứng cứ thông qua biện pháp xem xét, thẩm định tại chỗ của Tòa án cấp phúc thẩm

Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, có những trường hợp tài sản tranh chấp, vật chứng không thể mang đến Tòa án để Thẩm phán hay hội đồng xét xử xem xét được thì Tòa án có quyền xem xét thẩm định tại chỗ. Xem xét thẩm định tại chỗ là một biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án, giúp cho Tòa án có sự nhận định một cách toàn diện, chính xác hơn về sự việc cần phải giải quyết.

Xem xét, thẩm định tại chỗ được quy định tại Điều 89 BLTTDS và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 9 Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP. Tuy nhiên, tại Điều 89 BLTTDS chỉ quy định về thủ tục tiến hành xem xét thẩm định tại chổ của Tòa án mà không quy định rõ về điều kiện để Tòa án có thể xem xét thẩm định tại chỗ. Để dễ dàng áp dụng trong thực tế, Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP quy định về điều kiện xem xét, thẩm định tại chỗ của Tòa án là: “khi đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy việc xem xét, thẩm định tại chỗ là cần thiết cho việc giải quyết đúng vụ án, thì Thẩm phán ra quyết định tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ”55. Hướng dẫn về điều kiện xem xét, thẩm định tại chỗ nêu trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thẩm phán có đủ cơ sở nhận thức về vụ án mà không phụ thuộc vào ý chí của đương sự.

Từ đó, việc đưa ra phán quyết về vụ án được khách quan, chính xác hơn.

Khi tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ thì Thẩm phán phải ban hành quyết định xem xét thẩm định tại chỗ, trong đó có nêu rõ lý do và yêu cầu của Tòa án56. Quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ phải được làm theo mẫu quy định. Quyết định có các nội dung chính: a) Ngày, tháng, năm ra quyết định và tên Tòa án ra quyết định; b) Đối tượng và những vấn đề cần xem xét, thẩm định tại chỗ; c) Thời gian, địa điểm tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ57.

Quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ sau khi ban hành phải được gửi cho đương sự để họ biết và chứng kiến. Nếu đương sự vắng mặt thì cũng không ảnh

55 Khoản 1 Điều 9 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

56 Khoản 3 Điều 85 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011).

57 Khoản 2 Điều 9 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa

án nhân dân tối cao.

hưởng và việc xem xét, thẩm định tại chỗ vẫn được tiến hành mà không cần sự có mặt của đương sự58.

Trước khi có BLTTDS 2004, do Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 không quy định chặt chẽ nên trong thực tiễn xét xử khi tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ nhiều trường hợp Thẩm phán không thông báo cho chính quyền sở tại, không thông báo cho đương sự đến để chứng kiến việc xem xét; thậm chí có trường hợp không ghi biên bản, mà chỉ nhận định trong bản án, điều này làm cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ của Tòa án bị giảm hiệu quả hoặc không có giá trị pháp lý.

Theo quy định tại Điều 89 BLTTDS sửa đổi thì việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải do Thẩm phán tiến hành với sự có mặt của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định và phải báo trước việc xem xét, thẩm định tại chỗ để đương sự biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó. Việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải được ghi thành biên bản. Biên bản phải ghi rõ kết quả xem xét, thẩm định, mô tả rõ hiện trường, có chữ ký của người xem xét, thẩm định và chữ ký hoặc điểm chỉ của đương sự nếu họ có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định và những người khác được mời tham gia việc xem xét, thẩm định. Sau khi lập xong biên bản, người xem xét, thẩm định phải yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định ký tên và đóng dấu xác nhận59.

Theo nghiên cứu của tác giả, BLTTDS sửa đổi thì khoản 2 Điều 58 Bộ luật này có sự thay đổi theo hướng Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ trong các trường hợp do BLTTDS quy định mà không có quy định rõ phải có yêu cầu của đương sự như trước đây60. Tuy nhiên, Điều 89 BLTTDS sửa đổi hiện nay vẫn giữ nguyên nội dung của Điều 89 BLTTDS 2004, theo đó việc xem xét, thẩm định tại chỗ do Thẩm phán tiến hành, trong khi đó Tòa án tối cao cũng không có văn bản hướng dẫn áp dụng để thay thế Nghị quyết 04/2012 ngày 03/12/2012 về “chứng minh và chứng cứ”61. Theo hướng dẫn của Nghị quyết này thì việc xem xét, thẩm định tại chỗ chỉ được Tòa án tiến hành khi đương sự có yêu cầu.

Như vậy, với các quy định hiện tại không đủ để khẳng định Thẩm phán có quyền tự mình tiến hành biện pháp xem xét, thẩm định tại chỗ hay không hay chỉ tiến hành khi có yêu cầu của đương sự. Từ đó dẫn đến tình trạng mỗi Thẩm phán

58 Khoản 4 Điều 9 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa

án nhân dân tối cao.

59 Theo Điều 89 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011)

60 Theo Khoản 2, Điều 85 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011)

61 Theo Khoản 1, Điều 9 Nghị quyết 04/2012/NQHĐTP, ngày 3/12/2012; của Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao

có một cách hiểu và vận dụng khác nhau về vấn đề này. Nếu đương sự không có yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ thì Tòa án không thể tiến hành biện pháp này.

Trong khi đó, nếu chỉ căn cứ vào lời khai của đương sự và tài liệu do đương sự cung cấp thì Tòa án không thể giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự, nhất là những trường hợp đương sự yêu cầu chia bằng hiện vật trong vụ án có đối tượng tranh chấp là bất động sản, vật không thể di chuyển hoặc trong trường hợp Thẩm phán cần nắm vững hiện trường xảy ra sự việc tranh chấp. Ngoài ra, trong thực tế nhiều vụ án phải chi phí cho việc thẩm định như thuê phương tiện, thiết bị đo đạc, thẩm định vật tư, hàng hóa,…nhưng do pháp luật hiện hành không quy định cụ thể ai phải chịu chi phí nên nếu đương sự không tự nguyện nộp thì Tòa án phải thanh toán chi phí xem xét, thẩm định là không hợp lý.

Đây là những vấn đề mà Tòa án nhân dân tối cao cần có những hướng dẫn bổ sung theo hướng mở rộng hơn quyền áp dụng biện pháp này của Tòa án đồng thời quy định rõ hơn về chủ thể phải chịu chi phí khi Tòa án tiến hành biện pháp này.

1.5.5. Thu thập chứng cứ thông qua biện pháp yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ của Tòa án cấp phúc thẩm

Trên cơ sở Điều 7 BLTTDS sửa đổi về nguyên tắc, trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức, nhà lập pháp Việt Nam đã cụ thể hóa nguyên tắc này tại điều 94 về biện pháp yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ, tài liệu. Theo đó trong trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn.

Đương sự yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ phải làm đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh; chứng cứ cần thu thập; lý do vì sao tự mình không thu thập được, họ, tên, địa chỉ của cá nhân, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu trữ chứng cứ cần thu thập đó. Tòa án có thể trực tiếp hoặc bằng văn bản yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình chứng cứ. Cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo qui định của pháp luật.

Trước đây, theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 04/2012, ngày 03/12/2012 về “chứng minh và chứng cứ” thì chỉ trong trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ (đã sử dụng mọi cách thức và khả năng cho phép để yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu trữ chứng cứ cung cấp cho mình chứng cứ mà vẫn không được cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp) thì mới có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng

cứ. Khi xét thấy yêu cầu tòa án tiến hành thu thập chứng cứ của đương sự là có căn cứ, thì thẩm phán ra quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ62.

Thư ký Tòa án hoặc Cán bộ Tòa án được Chánh án phân công có thể trực tiếp yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình chứng cứ. Người trực tiếp yêu cầu phải có giấy giới thiệu của Tòa án và quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ. Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ có yêu cầu thì người trực tiếp yêu cầu cung cấp chứng cứ phải xuất trình Giấy chứng minh Thẩm phán, thẻ công chức hoặc một số loại giấy tờ tùy thân khác.

Trong trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ thực hiện được việc giao nộp ngay chứng cứ thì lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 84 của BLTTDS 51, trừ việc đóng dấu của Tòa án sẽ được thực hiện sau. Nếu cơ quan, tổ chức giao nộp chứng cứ có dấu thì đề nghị đại diện có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức ký tên và đóng dấu xác nhận. Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ từ chối giao nộp chứng cứ thì lập biên bản về việc đó và ghi rõ lý do của việc từ chối đó. Trong trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ chưa thực hiện được việc giao nộp chứng cứ ngay, thì lập biên bản về việc đó và yêu cầu họ cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn được ghi trong quyết định (trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được quyết định).

Hướng dẫn ghi tại Nghị quyết 04/2012, ngày 03/12/2012 về “Chứng minh và chứng cứ” theo hướng “Thư ký Tòa án hoặc Cán bộ Tòa án được Chánh án phân công có thể trực tiếp yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình chứng cứ” là không phù hợp với lý luận về hoạt động thu thập chứng cứ đã được phân tích tại Chương 1 Luận văn. Do vậy, cần phải có những sửa đổi theo hướng hoạt động này do Thẩm phán trực tiếp tiến hành.

Ngoài ra, đối với các cơ quan, tổ chức thì việc Tòa án áp dụng pháp luật để yêu cầu các chủ này cung cấp chứng cứ cũng không thực sự dễ dàng. Nghĩa vụ thu thập chứng cứ để nộp cho Tòa án là thuộc về đương sự. Tuy nhiên với cách thức và thái độ làm việc quan liêu, kém hiệu quả của nhiều cơ quan nhà nước hiện nay thì việc đương sự yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ, tài liệu ít khi đạt được kết quả

Mặt khác theo quy định tại Điều 94 BLTTDS sửa đổi (về căn bản không thay đổi so với BLTTDS 2004) và hướng dẫn ghi tại Nghị quyết 04/2012, ngày 03/12/2012 về “Chứng minh và chứng cứ” thì Tòa án chỉ can thiệp khi đương sự xuất trình được thông báo bằng văn bản của cơ quan, tổ chức ghi rõ lý do không

62 Theo khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP, ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án

Tối cao.

cung cấp chứng cứ, tài liệu cho đương sự. Đây là một quy định không hợp lý, hạn chế quyền thu thập chứng cứ của Tòa án và trong nhiều trường hợp dẫn tới Tòa án không thể tiến hành biện pháp yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ phải cung cấp chứng cứ cho Tòa án.

Ngoài ra, pháp luật tố tụng dân sự hiện hành mới chỉ quy định chung chung về việc không cung cấp chứng cứ, tài liệu “tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo pháp luật” mà không quy định rõ là bị xử lý như thế nào. BLTTDS sửa đổi đã bổ sung thêm quy định tại khoản 2 Điều 94 theo hướng nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân phải cung cấp chứng cứ cho Tòa án trong thời gian 15 ngày, “Trường hợp không cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật”. Quy định này nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, đang quản lý, lưu giữ chứng cứ trong việc tạo điều kiện cho việc thu thập của Tòa án, hạn chế hành vi cố tình gây khó khăn cho việc thu thập chứng cứ, làm chậm hoặc gây khó khăn cho việc giải quyết các vụ việc dân sự. Tuy nhiên, quy định trên vẫn “treo” lửng lơ mà không có một chế tài xử lý nào nên cũng không giúp cho việc thu thập chứng cứ của Tòa án được thực hiện thuận lợi hơn, không thay đổi được ý thức chấp hành pháp luật của người lưu giữ chứng cứ.

Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu một số vấn đề lý luận về hoạt động thu thập chứng cứ của Toà án tại Chương 1 của Luận văn đã đạt được một số kết quả cơ bản sau:

Trên cơ sở nghiên cứu có hệ thống các khái niệm về hoạt động thu thập chứng cứ của Toà án phúc thẩm, luận văn đã xây dựng một cách đầy đủ và hoàn chỉnh khái niệm về hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam và các đặc điểm cơ bản cũng như vai trò của hoạt động này.

Luận văn cũng đã luận giải làm rõ được ý nghĩa cơ bản của hoạt động thu thập chứng cứ trong hoạt động tố tụng dân sự nói chung, hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự nói riêng.

Các quy định hiện hành về hoạt động thu thập chứng cứ của Toà án đã tạo cơ sở pháp lý cho Toà án thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để xây dựng, hoàn thiện hồ sơ giải quyết vụ việc dân sự. Chương 1 của Luận văn đã tiếp cận và làm rõ về các trường hợp Toà án có quyền yêu cầu đương sự giao nộp chứng cứ, tài liệu, đồng thời luận giải về các trường hợp Toà án trực tiếp tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để thu thập chứng cứ cũng như các thủ tục liên quan tới hoạt động thu thập chứng cứ của Toà án. Các biện pháp thu thập chứng cứ của Toà án theo pháp luật hiện hành giúp cho Toà án có căn cứ xem xét, đánh giá các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự, tạo cơ sở để Toà án có thể giải quyết vụ việc dân sự một cách khách quan, toàn diện, đúng pháp luật.

Kết quả nghiên cứu lý luận về hoạt động thu thập chứng cứ là tiền đề cần thiết để phân tích, đánh giá pháp luật Việt Nam hiện hành về quy định của pháp luật về hoạt động thu thập chứng cứ của Toà án, đồng thời là cơ sở quan trọng để luận văn đưa ra những đề xuất, kiến nghị sau khi đã tổng kết về thực tiễn hoạt động thu thập chứng cứ của Toà án trong Bộ Luật tố tụng dân sự Việt Nam tại Chương 2.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Hoạt động thu thập chứng cứ của tòa án phúc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)