CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN PHÚC THẨM TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
1.5. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án phúc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự
1.5.3. Thu thập chứng cứ thông qua biện pháp định giá tài sản, thẩm định giá tài sản của Tòa án cấp phúc thẩm
Định giá tài sản là một biện pháp thu thập chứng cứ rất quan trọng, được thực hiện trong hầu hết các vụ án tranh chấp tài sản, hôn nhân gia đình có tranh chấp về tài sản. Tòa án có thể tiến hành định giá tài sản khi có yêu cầu của đương sự, nhưng trong một số trường hợp luật định thì Tòa án có thể chủ động tiến hành mà không cần có yêu cầu của đương sự. Tòa án ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp trong các trường hợp sau đây: “a) Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự; b) Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá theo mức giá thấp nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước”49.
Như vây, theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 92 BLTTDS sửa đổi thì Tòa án chủ động ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp mà không cần có yêu cầu của đương sự nếu: “Các bên thỏa thuận với nhau hoặc tổ chức thẩm định giá theo mức giá thấp nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước”. Đó là trường hợp các bên đương sự thỏa thuận với nhau hoặc thỏa thuận với tổ chức thẩm định giá của tài sản đang tranh chấp, nhưng có căn cứ chứng minh giá mà các đương sự thỏa
46 Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NX Công an nhân dân, tr.160.
47 Khoản 3 Điều 66 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011).
48 Khoản 6 Điều 66 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011).
49 Khoản 1 Điều 92 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011)
thuận hoặc mức giá mà tổ chức thẩm định giá đưa ra thấp hơn giá thị trường tại địa phương nơi có tài sản tranh chấp hoặc thấp hơn khung giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định đối với tài sản cùng loại nhằm mục đích trốn thuế hoặc giảm mức đóng án phí.
Trường hợp bản án, quyết định bị Tòa án cấp phúc thẩm, Tòa án giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án, quyết định để giao hồ sơ về cho Tòa án sơ thẩm xét xử lại mà thời gian kéo dài, giá cả có nhiều biến động thì việc định giá lại tài sản chỉ được thực hiện khi một hoặc các bên đương sự yêu cầu. Do nhận thức pháp luật của người dân còn hạn chế, nên Tòa án cần phải hỏi các đương sự về biên bản định giá có trong hồ sơ xem họ có ý kiến gì khác về vấn đề này không. Họ vẫn giữ biên bản định giá cũ hay yêu cầu định giá lại, lý do của yêu cầu và ghi lại các ý kiến đó vào biên bản. Nếu đương sự yêu cầu định giá lại và được chấp nhận thì đương sự phải nộp tạm ứng chi phí định giá. Nếu đương sự không yêu cầu định giá lại và đồng ý với kết quả tại biên bản định giá trước đây thì phải ghi rõ các nội dung này thành biên bản.
Khi tiến hành định giá, Tòa án phải đưa ra quyết định thành lập hội đồng định giá. Hội đồng định giá gồm có Chủ tịch Hội đồng và các thành viên là đại diện cơ quan tài chính và các cơ quan chuyên môn có liên quan. Trên cơ sở xem xét đối tượng cần định giá là loại tài sản nào, có liên quan đến cơ quan chuyên môn nào; ví dụ: Định giá nhà đất thì ngoài đại diện cơ quan tài chính, cần mời cơ quan quản lý nhà đất, cơ quan xây dựng ở địa phương…; tùy theo đối tượng giá mà xác định cụ thể số thành viên cần thiết tham gia. Đồng thời nên mời đại diện chính quyền địa phương cấp xã, phường nơi có tài sản định giá chứng kiến việc định giá. Trên cơ sở đó Tòa án có công văn gửi các cơ quan chuyên môn đề nghị cử đại diện tham gia hội đồng định giá. Sau khi cơ quan chuyên môn có công văn trả lời về việc cử người định giá, Thẩm phán cần kiểm tra những người được cử có đáp ứng được các yêu cầu cụ thể đã nêu trong công văn, kiểm tra xem có ai là người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó, hoặc thuộc trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 46 Bộ luật này không50. Nếu có người chưa đáp ứng yêu cầu cơ quan đó cử người khác thay thế để việc định giá được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.
Khoản 3 Điều 92 BLTTDS sửa đổi đã bổ sung quy định về trách nhiệm cử người tham gia Hội đồng định giá và chế tài để bảo đảm thực hiện trách nhiệm này.
Theo đó, “Cơ quan tài chính và các cơ quan chuyên môn có liên quan có trách nhiệm cử người tham gia hội đồng định giá và tạo điều kiện để họ làm nhiệm vụ.
Người được cử làm thành viên Hội đồng định giá có trách nhiệm tham gia đầy đủ vào việc định giá. Trường hợp cơ quan tài chính, các cơ quan chuyên môn không cử người tham gia hội đồng định giá; người được cử tham gia Hội đồng định giá không
50 Theo Khoản 1, 2 và 3 Điều 46 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011)
tham gia mà không có lý do chính đáng, thì tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật”.
Quy định này là hết sức cần thiết, nhằm đảm bảo sự phối hợp và tôn trọng Tòa án trong việc giải quyết nhanh vụ án, tránh trường hợp các cơ quan này từ chối cử người tham gia hội đồng định giá tài sản, cũng như cá nhân người được cử làm thành viên hội đồng định giá tài sản nhưng không tham gia, gây khó khăn, tốn kém tiền bạc cũng như thời gian của các đương sự và Tòa án mà trước đây không có bất cứ một chế tài nào đối với cơ quan, cá nhân đó. Để bảo đảm sự vô tư, khách quan của các thành viên trong quá trình định giá tài sản, nhà làm luật đã bổ sung vào Điều luật này quy định về các trường hợp thành viên hội đồng định giá tài sản từ chối tham gia thành viên hội đồng định giá nếu họ đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó và trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 46 BLTTDS, mà trước đây chưa quy định.
Khi định giá, Tòa án cũng phải thông báo cho các đương sự biết, họ có quyền tham dự và phát biểu ý kiến về việc định giá. Quyền quyết định về giá đối với tài sản định giá thuộc hội đồng định giá. Việc định giá phải được lập thành văn bản, ghi rõ ý kiến của các thành viên, của đương sự nếu họ tham dự.
Quyết định của hội đồng định giá phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Các thành viên Hội đồng định giá, đương sự, người chứng kiến ký tên vào biên bản. Nếu có người không ký tên thì phải hỏi rõ lý do và ghi rõ vào biên bản vì sao họ không ký tên. Sau khi hội đồng định giá đã ký tên vào biên bản, nếu các đương sự có ý kiến gì khác thì ghi ý kiến của họ vào bên dưới chữ ký của hội đồng định giá.
Dù các đương sự có ý kiến khác, nhưng hội đồng định giá đã làm việc khách quan theo đúng quy định của pháp luật thì quyết định của Hội đồng định giá vẫn có giá trị pháp lý và được coi là chứng cứ. Trước đây, pháp luật không quy định Chủ tịch Hội đồng định giá tài sản là người đại diện của cơ quan tài chính, nên việc sửa đổi, bổ sung lần này, nhà làm luật đã quy định cụ thể Chủ tịch Hội đồng định giá tài sản là người đại diện của cơ quan tài chính, điều này là hoàn toàn phù hợp với lý luận và thực tiễn trong việc định giá tài sản.
Trước đây, mặc dù pháp luật không ghi cụ thể Chủ tịch Hội đồng định giá tài sản là cơ quan nào, song trong thực tế các Tòa án khi ban hành quyết định định giá tài sản phần lớn đều phân công Chủ tịch Hội đồng định giá tài sản là đại diện của cơ quan tài chính.
Có thể nhận thấy, về cơ bản quy định về định giá tài sản trong BLTTDS sửa đổi đã khắc phục được phần lớn những vấn đề tồn tại chưa hợp lý của BLTTDS 2004. Qua nghiên cứu điều luật và thực tiễn áp dụng vẫn còn một số tồn tại, vướn mắc mà luật vẫn chưa giải quyết được. Điều 92 BLTTDS sửa đổi không quy định về việc ký và đóng dấu vào biên bản định giá, vậy cơ quan nào: Tòa án, cơ quan tài
chính, cơ quan chuyên môn hay UBND, tổ chức, cơ quan nơi có tài sản định giá đóng dấu biên bản định giá? Điều này sẽ gây ra nhiều cách hiểu, cách áp dụng khác nhau cho Tòa án ở các địa phương. Đối với việc tạm ứng chi phí định giá, theo quy định tại Điều 139, 140 BLTTDS sửa đổi thì nếu các bên không có thỏa thuận khác thì chi phí này sẽ do người yêu cầu định giá nộp51. Tuy nhiên có những đương sự mặc dù có yêu cầu giải quyết về tài sản nhưng lại không yêu cầu định giá, không nộp tạm ứng chi phí định giá trong khi đó, do pháp luật không có quy định về quyền chủ động của Tòa án trong trường hợp này nên Tòa án không thể quyết định định giá và nếu không tiến hành định giá thì Tòa án sẽ không có căn cứ để giải quyết vụ án.
BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 có quy định bổ sung một hình thức xác định giá là thẩm định giá tài sản. Theo Điều 4 Pháp lệnh số 40/2002/PL-UBTVQH ngày 10/5/2002 quy định thì: “Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại tài sản phù hợp với thị trường tại một thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế52. Thẩm định giá tài sản chính là việc xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận mang tính pháp lý bằng văn bản về giá của đối tượng cần xác định.
Hoạt động này do một tổ chức có chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện. Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện khi có yêu cầu của đương sự. BLTTDS sửa đổi đã quy định thêm trường hợp các bên đương sự được quyền yêu cầu tổ chức thẩm định giá tài sản đang tranh chấp và kết quả này sẽ được coi là chứng cứ nếu được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật hiện chưa có hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục thẩm định giá cũng như các trường hợp phải áp dụng việc thẩm định giá tài sản. Tại Khoản 5 Điều 92 BLTTDS sửa đổi thì “…kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định giá tài sản được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật”53. Vấn đề đặt ra là cần phải hiểu như thế nào là
“…việc thẩm định giá được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật”. Nếu việc thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định nhưng kết quả thẩm định không phù hợp với giá trị thực tế của tài sản thì có được coi là chứng cứ hay không. Trong khi đó, đối với kết quả định giá tài sản thông qua Hội đồng định giá theo quyết định của Tòa án thì Điều 92 BLTTDS sửa đổi có quy định về giá trị chứng minh của tài liệu này. Quy định tại Khoản 1 Điểm b Điều 92 BLTTDS sửa đổi có đề cập đến thẩm quyền của Tòa án trong việc tự mình quyết định định giá tài sản nếu: “Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định theo mức giá thấp nhằm trốn tránh nghĩa vụ Nhà nước”54. Từ quy định này có thể suy đoán là
51 Theo Điều 139, 140 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011)
52 Theo Điều 4 Pháp lệnh số 40/2002/PL-UBTVQH
53 Theo Khoản 5 Điều 92 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011)
54 Theo Khoản 1 Điểm b Điều 92 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011)
kết quả định giá do Tòa án quyết định có thể phủ định kết quả thẩm định giá của tổ chức thẩm định giá.
Tuy nhiên, pháp luật lại không có quy định về cách xử lý tương tự trong trường hợp “một bên thỏa thuận với tổ chức thẩm định giá về tài sản nhằm gây thiệt hại cho quyền lợi của một bên”. Điểm hạn chế này của pháp luật dẫn tới các Tòa án hết sức lúng túng do không có cơ sở pháp lý để phủ nhận kết quả thẩm định giá tài sản.