Thu thập chứng cứ thông qua biện pháp yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ, tài liệu của Tòa án cấp phúc thẩm trong giải quyết vụ án dân sự

Một phần của tài liệu Hoạt động thu thập chứng cứ của tòa án phúc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN PHÚC THẨM TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ

1.5. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án phúc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự

1.5.1. Thu thập chứng cứ thông qua biện pháp yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ, tài liệu của Tòa án cấp phúc thẩm trong giải quyết vụ án dân sự

Quy định về việc Toà án ghi nhận các chứng cứ mà đương sự cung cấp hoặc được yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ, tài liệu thể hiện tại Khoản 1 Điều 85 và Khoản 2 Điều 173 BLTTDS. Các đương sự phải tập hợp các tài liệu, chứng cứ mà bản thân mình đang lưu giữ, quản lý và sắp xếp chúng lại theo hệ thống các vấn đề cần chứng minh và giao nộp cho Toà án. Nếu các tài liệu, chứng cứ cần cho việc chứng minh hiện đang do cá nhân, cơ quan, tổ chức khác nắm giữ, quản lý thì đương sự phải sử dụng các biện pháp để thu thập chứng cứ và giao nộp.

Toà án trước hết sẽ thu thập chứng cứ thông qua việc ghi nhận các chứng cứ mà đương sự cung cấp và lưu vào hồ sơ việc dân sự. Ngoài ra, khi thấy chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc dân sự chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Toà án có quyền yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ (Khoản 1 Điều 85 BLTTDS sửa đổi). Trong cả hai trường hợp đương sự chủ động giao nộp chứng cứ hay giao nộp bổ sung chứng cứ theo yêu cầu của Toà án thì cần phải những quy định nghiêm ngặt về thủ tục giao nhận chứng cứ. Trước đây, do pháp luật không quy định cụ thể về việc giao nộp chứng cứ, nên khi đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức giao nộp chứng cứ cho Toà án, các Thẩm phán đưa vào trong hồ sơ vụ án mà không thể hiện rõ ràng tài liệu

36 Khoản 2 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011).

đó đến từ đâu, do ai nhận, ai cung cấp…37 gây khó khăn cho việc đánh giá chứng cứ, không loại trừ việc chứng cứ thất lạc mà không biết.

Để khắc phục tình trạng đó, hiện nay BLTTDS sửa đổi quy định việc nhận chứng cứ phải được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về giao nộp chứng cứ tại Điều 84 BLTTDS sửa đổi. Khoản 2, Điều 84 BLTTDS sửa đổi và Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 đã quy định rõ ràng trách nhiệm của Toà án khi tiếp nhận chứng cứ, đó là khi đương sự giao nộp chứng cứ, Toà án phải lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ. Trong biên bản phải thể hiện rõ người nộp, người nhận, tên gọi, nội dung, đặc điểm của chứng cứ, số bản, số trang của tài liệu chứa đựng chứng cứ, thời gian nhận, địa điểm nhận, chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và đóng dấu của Toà án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu hồ sơ vụ việc, một bản giao cho người nộp chứng cứ giữ.

Ngoài ra, bên cạnh biện pháp yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ, tài liệu thể hiện tại Khoản 1 Điều 85 BLTTDS sửa đổi thì điểm g Khoản 2 Điều 85 của Bộ luật này còn quy định Toà án có quyền tiến hành biện pháp yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ. Xét về lý luận thì biện pháp yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ và biện pháp yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ, tài liệu là các biện pháp tuy có những điểm khác biệt nhưng đều có cùng bản chất là Toà án yêu cầu các chủ thể cung cấp chứng cứ, tài liệu và thu nhận những tài liệu này. Tuy nhiên, xét về tính chủ động của Toà án thì biện pháp yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ, tài liệu là hoàn toàn do Thẩm phán chủ động tiến hành, còn biện pháp yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ là biện pháp mà Thẩm phán chỉ thực hiện khi đương sự đã yêu cầu nhưng không thể thu thập được và yêu cầu sự can thiệp của Toà án nên nhà lập pháp đã tách riêng ra để quy định trong nhóm các biện pháp nghiệp vụ của Thẩm phán trong thu thập chứng cứ.

Tuy nhiên, BLTTDS sửa đổi 2011 đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng về vấn đề thu thập chứng cứ so với BLTTDS 2004. Nếu như Khoản 2 Điều 85 BLTTDS 2004 quy định: “Trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu thì Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập chứng cứ…”38 thì Khoản 2 Điều 85 của BLTTDS sửa đổi 2011 ngoài việc vẫn giữ nguyên những biện pháp thu thập chứng cứ như Khoản 2 Điều 85 BLTTDS 2004, còn bổ sung thêm hai biện pháp thu thập chứng cứ là “yêu cầu thẩm định giá tài sản” và “đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với người làm chứng”.

Ngoài ra, một thay đổi quan trọng nữa là Khoản 2 Điều 85 của BLTTDS sửa đổi 2011 đã bỏ hai điều kiện là “đương sự không tự mình thu thập được chứng cứ

37 Theo Khoản 1 Điều 85 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011)

38 Theo Khoản 2 Điều 85 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011)

và có yêu cầu” và quy định “Trong các trường hợp Bộ luật này quy định, Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ…”.

Với cách quy định này, hiện có hai cách hiểu khác nhau: Ý kiến thứ nhất cho rằng, Thẩm phán có quyền chủ động sử dụng các biện pháp thu thập chứng cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 85 của BLTTDS sửa đổi 2011 mà không nhất thiết phải có đương sự yêu cầu; Ý kiến thứ hai cho rằng, phải căn cứ vào các quy định cụ thể tại các Điều từ 86 đến Điều 94 BLTTDS sửa đổi để xác định trong trường hợp nào thì Toà án phải tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đương sự. Theo cá nhân người nghiên cứu thì cách hiểu theo ý kiến thứ hai là phù hợp hơn với tinh thần đã được thể hiện thành nguyên tắc tại Điều 6, Điều 7, Điều 79, Điều 84 và các điều từ Điều 86 đến Điều 94 BLTTDS sửa đổi.

Từ Khoản 2 Điều 6 BLTTDS sửa đổi thì “Toà án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định” 29; Khoản 2 Điều 85 BLTTDS sửa đổi cũng quy định: “Trong trường hợp do Bộ luật này quy định, Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ…”. Theo quy định này thì các Thẩm phán phải căn cứ vào quy định về từng biện pháp thu thập chứng cứ trong BLTTDS để xác định mình có quyền chủ động thu thập chứng cứ hay không.

Quy định tại Điều 85 BLTTDS sửa đổi theo hướng Toà án yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ tài liệu đồng thời ghi nhận Toà án trực tiếp tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để thu thập chứng cứ là một quy định phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Quy định trên vừa thể hiện được nguyên tắc đương sự có quyền tự định đoạt, vừa thể hiện được trách nhiệm, vai trò của Toà án đối với hoạt động thu thập chứng cứ.

Tuy nhiên, quy định về thu thập chứng cứ tại Điều 84 BLTTDS sửa đổi cũng có hạn chế ở chỗ không nêu rõ hoạt động thu thập chứng cứ của Toà án diễn ra trong giai đoạn tố tụng nào. Chẳng hạn, không có sự quy định rõ ràng là sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử và trước khi mở phiên toà thì Thẩm phán có được tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ bổ sung như ghi bổ sung lời khai của đương sự, định giá, xem xét thẩm định tại chỗ hay yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ, tài liệu hay không?.

Theo tinh thần nội dung hướng dẫn tại Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 về chứng minh và chứng cứ thì hoạt động thu thập chứng cứ do Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm tiến hành (Phần IV và V Nghị quyết)39, còn đối với thủ tục Giám đốc thẩm, tái thẩm thì việc giải quyết vụ việc được tiến hành chủ yếu trên hồ sơ của Toà án sơ thẩm, phúc thẩm và chứng cứ tài liệu được giao

39 Theo Khoản 2 Điều 6 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011)

nộp, bổ sung nên tại thủ tục Giám đốc thẩm, tái thẩm việc thu thập chứng cứ không còn là một hoạt động cơ bản của Toà án.

Ngoài ra, việc pháp luật quy định đối với một số biện pháp thu thập chứng cứ Toà án chỉ tiến hành thu thập khi có yêu cầu của đương sự có thể dẫn tới bất cập là trong nhiều trường hợp Toà án không có đủ chứng cứ, tài liệu để giải quyết vụ án nhưng không thể tiến hành các biện pháp thu thập do đương sự không có yêu cầu về vấn đề này. Bên cạnh đó, đối với các trường hợp đương sự không tích cực hợp tác với Toà án để giải quyết vụ án, hoặc các đương sự bắt tay nhau, có những thoả thuận trái pháp luật và đạo đức xã hội thì quy định này lại có tác dụng ngược lại và kéo dài thời gian thu thập chứng cứ, cản trở việc giải quyết vụ án.

Phần IV Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 về chứng minh và chứng cứ có những hướng dẫn về thủ tục trong trường hợp đương sự có yêu cầu Toà án tiến hành biện pháp thu thập chứng cứ. Theo đó, đương sự có yêu cầu Toà án tiến hành một hoặc một số biện pháp để thu thập chứng cứ phải được thể hiện bằng văn bản (có thể làm bằng văn bản riêng, có thể ghi trong bản khai, có thể ghi trong biên bản ghi lời khai, biên bản đối chất). Trong trường hợp đương sự trực tiếp đến Toà án yêu cầu thì phải lập biên bản ghi rõ yêu cầu của đương sự. Trường hợp yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ bằng biện pháp yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ (Điều 94 của BLTTDS)40 thì phải làm đơn yêu cầu.

Khi đương sự có yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ, Toà án cần phải giải thích cho đương sự biết về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí tương ứng (tiền tạm ứng chi phí giám định, tiền tạm ứng chi phí định giá…). Toà án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ khi đương sự đã nộp tiền tạm ứng chi phí tương ứng, nếu thuộc trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng chi phí tương ứng.

Một phần của tài liệu Hoạt động thu thập chứng cứ của tòa án phúc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)