Về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm thu thập chứng cứ của Thẩm phán

Một phần của tài liệu Hoạt động thu thập chứng cứ của tòa án phúc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự (Trang 50 - 54)

CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN PHÚC THẨM

2.2. Về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm thu thập chứng cứ của Thẩm phán

2.2.1. Thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm thu thập chứng cứ của Thẩm phán

Trong tố tụng dân sự, nghĩa vụ thu thập chứng cứ để giao nộp cho Toà án thuộc về các đương sự, để chứng minh cho yêu cầu của mình hoặc phản bác lại yêu cầu của người khác. Mặt khác, Toà án cũng có trách nhiệm trong việc thu thập đầy đủ chứng cứ để giải quyết vụ án một cách toàn diện, đúng pháp luật. Chính vì lẽ đó, BLTTDS cũng quy định trách nhiệm của Toà án trong việc thu thập chứng cứ như

yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ64 hoặc tiến hành một số biện pháp do BLTTDS quy định để thu thập chứng cứ, tài liệu65. Tuy nhiên, trong thời gian qua, do BLTTDS quy định trách nhiệm của Toà án trong việc thu thập đầy đủ chứng cứ để giải quyết vụ án chưa rõ ràng, nên nhiều Thẩm phán Toà án cấp sơ thẩm không thực hiện đầy đủ việc thu thập chứng cứ, dẫn đến nhiều trường hợp vụ án bị xem xét một cách phiến diện, bản án được tuyên không chính xác, chưa bảo đảm công bằng xã hội, bị cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm huỷ án để xét xử lại. Điển hình một số bản án như sau:

Bản án thứ nhất: Bản án số 146/2012/DS-PT ngày 07/3/2012 của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm vụ kiện “Tranh chấp tài sản”

giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Ngọc Lan và bị đơn là bà Nguyễn Thị Thu Hà. Bản án nhận định: Xét kháng cáo của bà Nguyễn Ngọc Lan về việc yêu cầu bà Nguyễn Thị Thu Hà phải trả cho bà Lan số tiền 250.000.000 đồng, căn cứ chia tiền bán phần đất nông nghiệp diện tích 3.520m2 thuộc quyền sử dụng của cha mẹ, Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm cho rằng phần đất bà Hà đã chuyển nhượng này tuy có nguồn gốc đúng như lời khai nhận thống nhất của tất cả các anh chị em của bà Lan và bà Hà là của gia tộc do bà ngoại của bà Lan là bà Nguyễn Thị Năm và mẹ bà Lan là bà Lê Thị Ba canh tác sử dụng và để lại cho bà Lan, bà Hà sử dụng nhưng thời điểm này đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2002 thì hộ bà Hà được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với phần đất này, năm 2007 thì đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do bà Lan đã tách hộ từ năm 1995 nên khi hộ bà Hà chuyển nhượng quyền sử dụng đất này thì bà Lan không phải là thành viên hộ gia đình bà Hà nên bà Lan không có quyền yêu cầu đối với quyền sử dụng đất diện tích 3.520m2. Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định: xét thấy cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu của bà Lan khi chưa thu thập đầy đủ các chứng cứ chứng minh về nguồn gốc đất nông nghiệp diện tích 2.520m2 bà Hà được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2002 và được đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2007, để từ đó có cơ sở xem xét đánh giá xem bà Lan có quyền lợi gì trong tài sản là quyền sử dụng đất mà bà Hà chuyển nhượng, qua đó mới đủ căn cứ chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Lan đòi bà Hà chia tiền bán đất. Như vậy, Toà án cấp sơ thẩm đã chưa thu thập đầy đủ chứng cứ mà cấp phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được, nên căn cứ Khoản 3 Điều 275, Khoản 1 Điều 277 BLTTDS, Hội đồng xét xử quyết định huỷ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ cho Toà án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án.

Bản án thứ hai: Bản án số 1149/2013/DS-PT ngày 04/9/2013 của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm vụ kiện “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là bà Lê Thị Tiếu, và bị đơn là ông Đặng Văn Hạp. Bản

64 Theo Khoản 1 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011)

65 Theo Khoản 2 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011)

án nêu trên nhận định:Theo đơn khởi kiện ngày 02/11/2005 bà Lê Thị Tiếu đứng đơn khởi kiện ông Đặng Văn Hạp diện tích 21.879m2 nhờ ông Đặng Văn Thời, ông Đặng Văn Thạnh, Lê Văn Cấu trông coi dùm. Và sau năm 1975 ông Đặng Văn Hạp trông coi dùm.

Sau khi bà Lê Thị Tiếu chết các con của bà Tiếu chỉ có nguyện vọng đòi 9.821m2 đất do hộ ông Đặng Văn Hạp đứng tên và 5.356m2 hộ bà Đặng Thị Thuỷ Tiên đứng tên. Quá trình giải quyết vụ kiện, người đại diện theo uỷ quyền của ông Đặng Văn Hạp và bà Đặng Thị Thuỷ Tiên cùng các con ông Đặng Văn Hạp cho rằng nguồn gốc đất ông Đặng Văn Hạp khai hoang từ năm 19972, sau giải phóng vào tập đoàn với diện tích 25.000m2 đất. Sau đó, tập đoàn giao lại cho hộ ông Đặng Văn Hạp 9.821m2, hộ bà Đặng Thị Thuỷ Tiên 5.356m2 sử dụng liên tục lâu dài, được cấp giấy chứng nhận theo quy định. Không có việc bà Lê Thị Tiếu cho thuê đất hay giao đất trông coi dùm.

Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy: theo sổ đăng bộ ngày 08/12/1958 đứng tên là bà Lê Thị Danh (Vợ ông Hà Công Tửu), bà Lê Thị Tiếu đứng đơn khởi kiện.

Khi bà Lê Thị Tiếu chết, các con của bà Tiếu kế thừa quyền tố tụng nhưng không có căn cứ chứng minh bà Lê Thị Tiếu tức là bà Lê Thị Danh, cấp sơ thẩm chỉ dựa vào bà Lê Thị Danh là vợ của ông Hà Công Tửu và bà Lê Thị Tiếu là vợ của ông Hà Công Tửu để xác định và Lê Thị Tiếu là bà Lê Thị Danh là không có cơ sở vững chắc. Theo công văn số 169/UBND phường Long Phước ngày 28/10/2011 phúc đáp công văn số 268/2011/CV-TA ngày 01/01/2011 có câu: “Hiện nay sổ lưu của phường đã thất lạc nên không xác định được các thửa đất trên có đưa vào tham gia tập đoàn hay không” để xem xét là chưa đầy đủ. Do cấp sơ thẩm chưa yêu cầu nguyên đơn cung cấp đầy đủ chứng cứ xác định bà Lê Thị Tiếu chính là bà Lê Thị Danh, chưa tiến hành lấy lời khai người làm chứng có liên quan đến tập đoàn 3, tập đoàn 5 về việc ông Đặng Văn Hạp có đưa đất vào tập đoàn hay không và tập đoàn đã giao đất trở lại cho hộ ông Đặng Văn Hạp, hộ bà Đặng Thị Thuỷ Tiên đã sử dụng liên tục cho đến nay hay không.

Từ những nhận định như trên, Hội đồng xét xử đã căn cứ Khoản 3 Điều 275, Khoản 1 Điều 277 BLTTDS, huỷ bản án dân sự sơ thẩm số 318/2012/DS-DT ngày 30/11/2012 của Toà án nhân dân Quận 9, chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân Quận 9 giải quyết lại vụ án.

Từ hai bản án phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm trên, nhận thấy do hạn chế của BLTTDS hiện hành, chưa quy định rõ ràng trách nhiệm thu thập chứng cứ của Toà án trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Khoản 2 Điều 85 quy định “…Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ…” dẫn đến cách hiểu là Thẩm phán có thu thập chứng cứ hay không là không bắt buộc. Từ đó, nhiều Thẩm phán chưa có trách nhiệm trong việc thu thập chứng

cứ mà chỉ dựa vào những chứng cứ hiện có trong hồ sơ để xét xử, dẫn đến những phán quyết không bảo đảm công minh, phải bị cấp phúc thẩm huỷ án để xét xử lại.

Bên cạnh đó, do điều kiện thu thập chứng cứ của đương sự trong một số trường hợp còn gặp nhiều khó khăn, thậm chí không thể thu thập được, nhất là trong những trường hợp chứng cứ đó không do đương sự quản lý, lưu giữ. Do đó, cần phải có hoạt động thu thập chứng cứ của Toà án để góp phần bổ sung chứng cứ đầy đủ hơn, phục vụ cho việc giải quyết vụ án một cách chính xác, toàn diện. Trong thực tế thời gian qua, quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam hầu như chưa phân định ranh giới giữa nghĩa vụ thu thập chứng cứ của đương sự và trách nhiệm thu thập chứng cứ của Toà án.

2.2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm thu thập chứng cứ của Thẩm phán

Theo quan điểm của học viên, đồng ý với những quy định của BLTTDS hiện hành là hoạt động thu thập chứng cứ của Toà án là có giới hạn để nâng cao trách nhiệm thu thập, chứng cứ của các đương sự. Nhưng Toà án cũng cần có trách nhiệm trong việc bảo đảm đầy đủ chứng cứ để giải quyết vụ án một cách chính xác, toàn diện. Vì lẽ đó, Bộ luật tố tụng dân sự cần quy định rõ hơn về trách nhiệm của Toà án trong việc thu thập chứng cứ để giải quyết vụ án.

Theo đó, nên quy định Toà án có trách nhiệm thu thập chứng cứ trong hai trường hợp là theo yêu cầu của đương sự như quy định hiện hành của BLTTDS là tương đối đầy đủ, tuy nhiên trong những trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết nhưng vẫn không thu thập được chứng cứ do gặp những khó khăn, phức tạp như những cá nhân, cơ quan, tổ chức khác không cung cấp hoặc không trả lời bằng văn bản cho đương sự để đương sự có có sở xuất trình với Toà án và yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ thì Toà án cần phải hỗ trợ bằng các biện pháp thu thập chứng cứ của Toà án.

Thu thập chứng cứ để giải quyết vụ án chưa toàn diện là khi những chứng cứ do các bên đương sự cung cấp vẫn chưa bảo đảm cho việc giải quyết vụ án một cách đầy đủ, toàn bộ, dứt điểm vấn đề đang tranh chấp. Trong thực tế rất khó để xác định giải quyết vụ án như thế nào thì được xem là toàn diện hay chưa toàn diện.

Việc này còn tuỳ thuộc vào quan điểm chủ quan của từng Thẩm phán, từng cấp xét xử. Việc này còn tuỳ thuộc vào quan điểm chủ quan của từng Thẩm phán, từng cấp xét xử. Rất khó khăn để tìm ra một công thức chung cho yêu cầu giải quyết vụ án một cách toàn diện. Do đó, cần phải phát triển những bản Án lệ làm mẫu mực cho sự toàn diện này.

Về lâu dài, học viên nhận thấy việc phát triển án lệ là một biện pháp cần thiết để giúp các Toà án địa phương có cơ sở tham chiếu trong quá trình thụ lý, giải quyết các vụ án tại địa phương mình. Tuy nhiên, trong BLTTDS hiện hành cần quy định trách nhiệm thu thập chứng cứ của Toà án trong việc bảo đảm chứng cứ giải

quyết vụ án một cách toàn diện để nâng cao tinh thần trách nhiệm của Thẩm phán trong hoạt động thu thập chứng cứ khi lập hồ sơ giải quyết vụ án.

Theo dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi chuẩn bị trình Quốc hội năm 2015 đã sửa đổi Điều 173 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung 2011 thành Điều 192 BLTTDS mới, theo hướng bổ sung mới các khoản như sau:

Điều 192. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán khi xử lý đơn khởi kiện và lập hồ sơ vụ án.

1. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện.

2. Thông báo yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng án phí, xét miễn, giảm tiền tạm ứng án phí.

4. Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền.

Theo quan điểm của tác giả thống nhất với quan điểm của dự thảo trên, đồng thời kiến nghị bổ sung thêm vào Điều 192 dự thảo BLTTDS sửa đổi một số quy định như sau: “Điều 192. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán khi xử lý đơn khởi kiện và lập hồ sơ vụ án

Bổ sung khoản 5: Thực hiện một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 91 của Bộ luật này để bảo đảm cơ sở giải quyết vụ án một cách toàn diện.

Một phần của tài liệu Hoạt động thu thập chứng cứ của tòa án phúc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)