Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thu thập chứng cứ thông qua định giá tài sản, thẩm định giá tài sản của Tòa án phúc thẩm

Một phần của tài liệu Hoạt động thu thập chứng cứ của tòa án phúc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự (Trang 59 - 68)

CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN PHÚC THẨM

2.4. Về thu thập chứng cứ thông qua định giá tài sản, thẩm định giá tài sản của Tòa án phúc thẩm

2.4.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thu thập chứng cứ thông qua định giá tài sản, thẩm định giá tài sản của Tòa án phúc thẩm

Theo dự thảo BLTTDS 2015 trình Quốc hội, tại Điều 92 BLTTDS 2004 sửa đổi 2011 đã sửa đổi, bổ sung thành Điều 98 BLTTDS 2015 đã bổ sung các điều, khoản như sau:

- Bổ sung khoản 1 đương sự có quyền cung cấp giá tài sản cùng tranh chấp, thỏa thuận về số tài sản cùng tranh chấp.

- Bổ sung khoản 3 điểm a, b.

a) Đương sự đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản.

b) Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá tài sản.

Dự thảo luật đưa ra đã giải quyết được các vấn đề vướng mắc và tác giả thống nhất theo dự thảo nhưng tác giả xin kiến nghị thêm một số nội dung sau:

Thứ nhất, phải xây dựng một cơ chế xác định mức giá thế nào là thấp. Do đó phải xây dựng một cơ chế giá tối thiểu áp dụng cho nhiều trường hợp. Ví dụ như lấy giá thấp nhất của ít nhất 03 tài sản cùng loại hoặc giá khảo sát thấp nhất của 03 cơ

quan, tổ chức có chức năng, hiểu biết về giá đối với tài sản định giá. Khi kết quả thỏa thuận về giá của đương sự hay kết quả định giá dưới mức tối thiểu này mới có cơ sở xác định mức giá đó là thấp, cần phải lập Hội đồng định giá để xem xét lại.

Thứ hai, đối với những khiếu nại về kết quả định giá, về sự độc lập, khách quan, vô tư của hội đồng định giá và yêu cầu định giá lại. Nếu Tòa án chấp nhận cho định giá lại thì cũng cần phải khống chế số lần định giá lại và cách chọn kết quả định giá trong trường hợp định giá nhiều lần cho hợp lý, tránh quy định không có điểm dừng như hiện nay. Theo quan điểm của học viên cần khống chế số lần định giá và định giá lại không quá 03 lần. Và định giá lần sau có cơ sở tin cậy hơn các lần trước đó nên sẽ ưu tiên chọn kết quả định giá lần sau cùng nếu không có vi phạm pháp luật trong khi tiến hành định giá. Trong trường hợp vừa có kết quả định giá, vừa có kết quả thẩm định giá thì quy định ưu tiên chọn kết quả thẩm định giá.

Kết luận chương 2

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận tại Chương 1, Chương 2 của luận văn đã tập trung vào nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về hoạt động thu thập chứng cứ của Toà án. Kết quả nghiên cứu cho thấy BLTTDS sửa đổi đã ghi nhận và đã có những quy định tương đối hợp lý đối với hoạt động thu thập chứng cứ của Toà án trong tố tụng dân sự.

Kết quả nghiên cứu này giúp cho tác giả luận văn có góc nhìn xuyên suốt và sâu sắc hơn về vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó, trong chương này, luận văn đã tiếp cận nghiên cứu về pháp luật tố tụng dân sự của một số nước trên thế giới nhằm so sánh, tham khảo, phát hiện những điểm tương đồng và khác biệt cũng như bài học kinh nghiệm lập pháp có giá trị cho việc kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động thu thập chứng cứ của Toà án cấp phúc thẩm trong giải quyết vụ án dân sự.

Bên cạnh những thành tựu đạt được từ việc thực hiện hoạt động thu thập chứng cứ của Toà án cấp phúc thẩm, trong thực tiễn vẫn còn tồn tại vướng mắc bất cập. Những hạn chế bất cập và vướng mắc nảy sinh trước hết là do pháp luật tố tụng dân sự của chúng ta về vấn đề này còn thiếu cụ thể, chưa hợp lý với cách hiểu và vận dụng khác nhau hoặc thiếu vắng những cơ chế cần thiết để đảm bảo hiệu quả cho hoạt động thu thập chứng cứ cho Toà án phúc thẩm. Quy định của BLTTDS sửa đổi vẫn chưa đáp ứng yêu cầu vào tính chủ động của Toà án trong thu thập chứng cứ nhằm giải quyết đúng đắn một số quy định của bộ luật này như: định giá tài sản, thẩm định giá tài sản, giao nộp chứng cứ, yêu cầu cá nhân cơ quan tổ chức cung cấp chứng cứ còn chưa phù hợp, còn những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện… Ngoài ra, khó khăn vướng mắc trong hoạt động thu thập chứng cứ của Toà án phúc thẩm còn có nguyên nhân từ sự thiếu hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của đương sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan và thậm chí đến từ chính bản thân những người tiến hành tố tụng.

KẾT LUẬN

Chứng cứ có vai trò quan trọng trong việc chứng minh và giải quyết vụ án dân sự. Bên cạnh nghĩa vụ thu thập, cung cấp, giao nộp chứng cứ của các đương sự cho Tòa án để chứng minh cho yêu cầu của mình thì các hoạt động thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cũng có phần quan trọng, trong đó có hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án phúc thẩm. Hoạt động thu thập chứng cứ do Tòa án cấp phúc thẩm thực hiện trong giải quyết vụ án dân sự là hoạt động tố tụng dân sự, trong đó Tòa án phúc thẩm sẽ tiến hành xác minh, phát hiện, thu thập, tập hợp các thông tin, tình tiết, sự kiện để làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án dân sự trong những trường hợp do pháp luật quy định. Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án phúc thẩm nếu được thực hiện tốt sẽ góp phần giải quyết vụ án được khách quan, chính xác và toàn diện đối với vụ án dân sự.

Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án đã được quy định trong BLTTDS, từ Điều 85 đến Điều 94 BLTTDS. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự trong thời gian qua cho thấy hoạt động này cũng còn bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập. Qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án cấp phúc thẩm trong thời gian qua, nhận thấy những vướng mắc, bất cập tập trung tại một số vấn đề như: nhận thức thế nào là trường hợp Tòa án thu thập chứng cứ, về trách nhiệm của Tòa án trong việc thu thập chứng cứ bên cạnh nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự, trong việc thực hiện các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án như định giá, thẩm định giá tài sản, xem xét, thẩm định tại chỗ, yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức giao nộp chứng cứ cho Tòa án…

Thông qua việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định về hoạt động thu thập chứng cứ của Toà án từ trước khi BLTTDS được ban hành đến nay, Luận văn đã làm rõ quá trình hình thành và phát triển của các quy định về hoạt động thu thập chứng cứ của Toà án trong pháp luật tố tụng luật tố tụng dân sự. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu pháp luật về tố tụng dân sự của một số nước trên thế giới về hoạt động thu thập chứng cứ của Toà án có giá trị tham khảo cho việc sửa đổi, hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về vấn đề này. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, luận văn đã luận giải và đưa ra một khái niệm về hoạt động thu thập chứng cứ của Toà án. Thông qua việc phân tích các đặc điểm và ý nghĩa của hoạt động thu thập chứng cứ của Toà án, Luận văn cũng đã làm rõ bản chất của hoạt động thu thập chứng cứ của Toà án phúc thẩm so với các hoạt động thu thập chứng cứ của Toà án trong các thủ tục tố tụng khác.

Luận văn đã đi sâu phân tích về những điểm tiến bộ và hạn chế của pháp luật hiện hành về hoạt động thu thập chứng cứ của Toà án nhằm tạo tiền đề cho việc đánh giá thực tiễn thực hiện. Thông qua việc phân tích, đánh giá kết quả đạt được

và thực tiễn thực hiện hoạt động thu thập chứng cứ của Toà án, luận văn đã củng cố và xác định được những bất cập, vướng mắc và nguyên nhân của thực trạng này.

Luận văn đã luận giải và chỉ ra những hạn chế, bất cập về hoạt động thu thập chứng cứ của Toà án đòi hỏi phải có sự giải thích hoặc hướng dẫn một cách chi tiết và cụ thể hơn để khắc phục những khó khăn, vướng mắc thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, luận văn đã đề xuất một số kiến nghị có giá trị cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả của hoạt động thu thập chứng cứ của Toà án trên thực tế.

Qua quá trình học tập, nghiên cứu và tham khảo kinh nghiệm thực tiễn xét xử của Tòa án, học viên mong muốn đóng góp những ý kiến, đề xuất nêu trên để góp phần xây dựng BLTTDS ngày càng hoàn thiện hơn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nghiên cứu, hoàn thiện cho công trình này nhưng chắc chắn đề tài mà học viên được giao thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót. Học viên xin chân thành tiếp thu những ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp cũng như những cá nhân có quan tâm tới công trình này để công trình ngày một hoàn thiện hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Danh mục văn bản pháp luật 01. Bộ luật dân sự 2005;

02. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011;

03. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2003 của Liên bang Nga (2005), Nxb Tư Pháp, Hà Nội;

04. Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hoà Pháp (1998), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội;

05. Bộ luật Tố tụng dân sự Nhật Bản (1998), Nxb Bộ Tư Pháp, Hà Nội;

06. Hiến pháp 1992;

07. Hiến pháp 2013;

08. Luật Giám định tư pháp 2012;

09. Luật Giá năm 2012;

10. Luật tổ chức Toà án nhân dân 1960;

11. Luật tổ chức Toà án nhân dân 1992;

12. Luật tổ chức Toà án nhân dân 2002; Luật tổ chức Toà án 2014;

13. Luật Thi hành án dân sự năm 2008; Luật thi hành án dân sự 2014;

14. Luật tương trợ tư pháp 2007;

15. Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 05 năm 2006 của Hội đồng Thẩm án Toà án nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành một số qui định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự;

16. Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành một số qui định trong Phần thứ nhất “những qui định chung” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự;

17. Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành một số qui định về

“chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự;

18. Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự;

19. Nghị Quyết số 49 của Bộ Chính Trị về việc xác định mục tiêu cải cách tư pháp ,2005.

20. Pháp lệnh Qui định cụ thể về tổ chức của Toà án nhân dân tối cao và tổ chức của các Toà án nhân dân địa phương 1961;

21. Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989;

22. Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1994;

23. Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án tranh chấp lao động N.1996;

24. Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng 2012;

25. Pháp lệnh Án phí, lệ phí toà án 2009;

26. Pháp Lệnh số 40/2002/pl-Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội 2002.

27. Sắc Lệnh số 13 ngày 24/01/1946 qui định cách tổ chức gạch toà án.

28. Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/9/2011 của Bộ Tư pháp – Bộ Ngoại giao – Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số qui định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ tư pháp;

29. Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01/8/2012, của Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Toà án nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành một số qui định của Bộ luật Tố tụng dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự;

30. Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTP-BTC ngày 18/3/2014 của Toà án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Tư pháp – Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự về định giá tài sản, thẩm định tài sản;

31. Thông Tư số 06 Toà án nhân dân tối cao 1974.

32. Thông Tư số 96 của Toà án nhân dân tối cao 1977

B. Danh mục các tài liệu tham khảo

33. Trần Văn Độ (2007), “Nguyên tắc hai cấp xét xử và việc áp dụng nguyên tắc đó vào việc tổ chức Toà án các cấp”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (5/2007), tr.1.

34. Nguyễn Thị Minh Hằng (2009), Hoạt động chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội;

35. Phan Vũ Linh (2011), “Một số vấn đề về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2004”, Tạp chí Toà án nhân dân, (05), tr.4-7;

36. Nguyễn Quang Lộc (2009), “Phân tích số lượng và chất lượng giải quyết, xét xử các loại án của ngành Toà án nhân dân” Tạp chí Toà án nhân dân, (11), tr.18-21;

37. Đoàn Đức Lương (2011), “Hoàn thiện các qui định về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004”, Tạp chí Toà án nhân dân, (04), tr.6-9;

38. Tưởng Huy Lượng (2009), Pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn xét xử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;

39. Nguyễn Đức Mai (2012), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;

40. Hà Thái Thơ (2013), Hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học;

41. Nguyễn Văn Tiến – Bành Quốc Tuấn (2011), Thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài và việc bảo vệ quyền dân sự tại Cơ quan tư pháp Việt Nam, Nxb Lao động, Thành phố Hồ Chí Minh;

42. Trần Quang Tiệp (2009), Chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;

43. Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Hồng Đức;

44. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân;

45. Từ điển giải thích thuật ngữ luật học trường đại học luật Hà Nội,Nxb CAND,H 1999.

46. Vủ Công Giao (2009), “Tiếp cận công lý và các nguyên lý của nhà nước pháp quyền”, Tạp chí khoa học đại học quốc gia Hà Nội.

47. Lê Minh Hải trưởng VPLS ,một số quan điểm cũng cố và phát triển nội dung quyền định đoạt của đương sự trong BLTTDS.

48. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội;

49. Nhóm tác giả (2012), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội;

50. Viện ngôn ngữ học (2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, Đà Nẵng;

C. Website

51. http://duthaoonline.quochoi.vn/pages/default.aspx;

52. http://hocvientuphap.edu.vn/;

53. http://moj.gov.vn/;

54. http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/;

55. http://toaantoicao.gov.vn/;

56. http://vksndtc.gv.vn/;

57. http://www.hcmulaw.edu.vn/;

58. http://daihocluathn.edu.vn/;

59. http://tks.edu.vn/;

Một phần của tài liệu Hoạt động thu thập chứng cứ của tòa án phúc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)